Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans Việt Nam (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Các số liệu thể hiện tình hình phát triển và kinh doanh của công ty được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm

2020 2021 2022

Doanh thu

24.062.489.624 37.105.251.123 63.290.503.259 Chi phí

22.997.987.641 35.499.627.915 61.190.843.805 Lợi nhuận trước thuế

1.064.501.983 1.605.623.208 2.099.659.454 Thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp 212.900.396,6 321.124.641,6 419.931.890,8 Lợi nhuận sau thuế 851.601.586,4 1.284.498.566,4 1.679.727.563,2

33

Nguồn: Phòng kế toán Bảng 3.5. Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty giai đoạn 2020 –

2022

Đơn vị: VNĐ và %

2021/2020 2022/2021

Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Doanh thu 13.042.761.499 54,2% 26.185.252.136 70,57%

Chi phí 12.501.640.274 54,36% 25.691.215.890 72,37%

Lợi nhuận

sau thuế 432.896.980 50,83% 395.228.997 30,77%

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Bảng 2.1 Dựa vào số liệu tài chính của công ty, có thể nhận thấy rằng giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu và lợi nhuận của công ty đề tăng trưởng mạnh.

Trong giai đoạn 2020 – 2021, doanh thu công ty năm 2021 tăng hơn 13 tỷ so với năm 2020 tương đương với mức tăng trưởng 54,2%. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 50% đạt mức hơn 432 triệu. Năm 2021, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp do đó nhu cầu về việc sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực giao nhận thiết bị y tế tại Việt Nam gia tăng mạnh trong bối cảnh khan hiếm nghiêm trọng các TTBYT, tình trạng đóng cửa các cửa khẩu, đóng băng các container, kẹt hàng, kẹt cảng. Đây chính là bối cảnh, thời cơ giúp Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận.

Tính linh hoạt cao trong thích nghi với tình hình xã hội, công ty luôn nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cải thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng đã góp phần đảm bảo ổn định và tăng trưởng mức doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vì lẽ đó mà năm 2022 doanh số của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục gấp gần 2 lần năm 2021 đạt hơn 63 tỷ. Giai đoạn 2021/2020 đạt mức chênh lệch tỷ trọng 54,2% tăng lên đến mức 70,57% vào giai đoạn 2022/2021. Các số liệu này đã chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có

34

sự tăng trưởng vô cùng rõ ràng và mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn thách thức, nắm bắt các cơ hội để phát triển.

Đối với chi phí của công ty cũng tăng theo tỷ lệ thuận của doanh thu. Năm 2021, tỷ lệ chi phí tăng 54,36% so với năm 2020. Đến năm 2022, mức chênh lệnh chi phí giai đoạn 2022/2021 cao hơn gấp 2 lần so với giai đoạn 2021/2020 là hơn 25.6 tỷ đạt mức tỷ lệ tăng từ 54,36% lên đến 72,37%. Lý giải cho mức chi phí tăng cao như này là bên ngoại chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh dịch vụ, công ty còn tiến hành mở rộng văn phòng chi nhánh thứ 2 tại TP.HCM, tiến hành vào đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, tuyển dụng thêm đội ngũ nhân lực cũng như nâng cao hơn chất lượng dịch vụ của công ty.

3.1.2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022

Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu về kinh nghiệm ủy thác nhập khẩu các thiết bị y tế. Các TTBYT là một hàng đặc thù, được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện và các phòng khám để chuẩn đoán, khám chữa bệnh, phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu các thiết bị này đòi hỏi cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chất lượng, phân loại hàng của Chính phủ. Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp đầy đủ các điều kiện cần thiết để nhập khẩu hàng thiết bị y tế như phân loại, làm công bố, lưu hành trang thiết bị y tế.

Trong tất cả các sản phẩm kinh doanh, vận tải đường biển là một trong 3 dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận và doanh thu cao nhất cho công ty, tăng đều qua các năm.

Trong hoạt động vận tải đường biển của công ty, nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển chiếm doanh thu và tỷ trọng lớn hơn so với hoạt động xuất khẩu trung bình 60%

trên tổng doanh thu vận tải bằng đường biển của công ty.

Bảng 3.6. Doanh thu và tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị: VNĐ và %

35

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu Tỷ trọng

Doanh thu Tỷ trọng

Doanh thu Tỷ trọng Hàng

TTBYT

3.539.603.019 61% 5.056.712.923 61,1

%

8.603.014.618 55,19

% Hàng

TPCN

1.215.070.282 20,94

%

1.592.874.436 19,2

%

3.920.380.823 25,15

% Mỹ

phẩm

757.823.204 13,06

%

1.190.834.626 14,35

%

1.909.529.427 12,25

% Khác 290.131.395 5% 458.077.152 5,52

%

1.155.070.453 7,41

%

Tổng

5.802.627.900 100% 8.298.499.137 100% 15.587.995.321 100%

Nguồn: Báo cáo thống kê kinh doanh của công ty qua các năm Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng doanh thu nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của

công ty (2020 – 2022)

Nguồn: Dựa vào bảng số liệu 3.7

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ trọng doanh thu nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Hàng TTBYT TPCN Mỹ phẩm Khác

36

Dựa vào bảng 3.6 và biểu đồ 3.1 về tỷ trọng doanh thu nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Doanh thu từ dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu chiếm trung bình 55% - 60% doanh thu từ dịch vụ nhập hàng nhập khẩu. Theo bảng trên, doanh thu và tỷ trọng từ dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển tăng theo từng năm từ năm 2020 đến năm 2022. Cụ thể, doanh thu năm 2020 là hơn 3,5 tỷ VNĐ chiếm hơn 60%, năm 2021 con số này tăng lên hơn 5 tỷ VNĐ tăng hơn 1,5 tỷ VNĐ so với năm 2020 và cũng chiếm hơn 60%. Đến năm 2022, doanh thu từ mặt hàng nhập khẩu thiết bị y tế bằng đường biển tiếp tục tăng lên hơn 8,6 tỷ nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ. Lý giải cho vấn đề này sự bùng phát của đại dịch COVID-19 diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm 2020 đến năm 2021, mặt hàng thiết bị y tế là mặt hàng thiết yếu, chủ lực trong hoạt động nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống, khám chữa bệnh trong đại dịch. Khi tình hình dịch bệnh dần ổn định vào năm 2022 thì do đó tỷ trọng của mặt hàng này có xu hướng giảm hơn trong tổng hàng hóa nhập khẩu. Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp 2020 – 2021 đây là giai đoạn nhu cầu của khách hàng gia tăng về hàng thiết bị y tế cả về số lượng và chất lượng với yêu cầu vận chuyển trong thời gian ngắn nhất có thể.

Trong hoạt động nhận hàng bằng đường biển nói chung và nhận hàng thiết bị y tế đường biển nói riêng. Công ty đã áp dụng rất nhiều phương pháp để giảm chi phí, nhờ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh như: Giảm chi phí làm hàng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hãng tàu, các đại lý nước ngoài, giành được các ưu đãi về cước phí. Chính điều này đã góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam về dịch vụ nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển.

Đối tác của công ty là các công ty chuyên nhập khẩu thiết bị y tế khắp cả nước như Công ty TNHH thương mại & sản xuất An Phát Phát, Công ty TNHH Thiết bị y tế – khoa học kỹ thuật Việt Tân, CTCP Vật tư y tế Hà Nội, CTCP Kỹ Thuật Và Thiết Bị Y Tế Sài Gòn (SAGOMED), CTCP Thương mại và Dịch vụ Thiết bị y tế H.T.M, CTCP công nghệ Hợp Long, ... Đây đều là những khách có tính đại diện cao trong hệ thống khách hàng của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam. Nhận thức rõ vai trò và thế mạnh của phương thức vận chuyển phổ biến và hiệu quả nhất này nên công

37

ty ngay từ khi thành lập đã tập trung vào xây dựng hệ thống đại lý rộng lớn và mạnh ở khắp các quốc gia trên thế giới. Các thiết bị y tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... Tại Châu Âu, các quốc gia như: Mỹ, Đức, Anh, Pháp,

… thêm vào đó công ty còn có mối quan hệ tốt, là đại lí số 1 của với các hãng tàu (MCC, YANGMING, Evergreen, …)

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng doanh thu theo thị trường thiết bị y tế nhập khẩu (2020 – 2022)

Nguồn: Thống kê kinh doanh của công ty qua các năm

35.20%

13.68%

9.81%

34.87%

6.44%

Năm 2020

Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Châu Âu Khác

34.80%

8.56% 14%

36.02%

6.60%

Năm 2021

Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Châu Âu Khác

36%

10.27%

10.23%

38.10%

5.40%

Năm 2022

Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Châu Âu Khác

38

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy doanh thu chủ yếu của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam đến từ thị trường Trung Quốc, doanh thu đạt 35,2% đến 36% từ năm 2020 đến năm 2022. Đây là một thị trường lớn và tiềm năng, có hoạt động thương mại xuất nhập khẩu mạnh mẽ với Việt Nam, thường có sự biến đổi mạnh mẽ từ nhiều yếu tố như dịch bệnh, các hiệp định thương mại, … Và thị trường các quốc gia từ châu Âu có tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty. Ở một số nước châu Âu, doanh thu có xu hướng tăn trưởng liên tục qua các năm, từ 34,87% năm 2020 lên 36,02% vào năm 2021 và đạt 38,20% vào năm 2022. Con số này là sự minh chứng cho sự gia tăng nhập khẩu các vật tư y tế, vắc xin từ các quốc gia có thế mạnh trong y học như Mỹ, Ý, Đức, Anh, … với nhu cầu lớn về thiết bị, vật dụng y tế do nhu cầu trong nước vượt xa khả năng đáp ứng của quốc gia.

Tiếp theo là doanh thu đến từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đây là thị trường tiềm năng với nhiều các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, … liên quan chặt chẽo đến ngành hàng trong lĩnh vực dịch vụ của công ty. Tỉ trọng doanh thu tại thị trường Hàn Quốc dao động trong mức tương đối ổn định, không có những biến động chênh lệch quá lớn. Nhật Bản cũng là một thị trường mang lại doanh thu tiềm năng với mức tăng 9,81% năm 2020 lên 10,23% vào năm 2022. Tuy nhiên con số này vào năm 2021 lại giảm là 8,56%.

Ngoài các thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, … doanh thu của công ty cũng đến từ rất nhiều thị trường khác có thể kể đến như Hồng Kong, Indonesia, Australia, Singapore, … tuy doanh thu cộng gộp lại còn khá nhỏ nhưng đây cũng được coi là một yêu tố đáng khích lệ, khi có thể coi đây là bước đầu mở rộng hoạt động cung ứng dịch vụ tiếp cận thị trường mới và rộng rãi.

Nhìn chung, doanh thu nhập khẩu thiết bị y tế bằng đường biển từ Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam đến từ đa dạng các thị trường và đang ngày càng có những bước mở rộng hơn nữa trong hoạt động dịch vụ của mình.

39

3.2. Thực trạng quản trị quy trình nhận hàng Thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans Việt Nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)