CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.3.1. Nhân tố trong doanh nghiệp a. Chất lượng nhân sự
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì vai trò của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang trên đà hội nhập quốc tế; một mặt tạo ra nguồn nhân lực tự tin hơn trong quá trình làm việc điều này giúp tạo ra của cải vật chất cho bản thân, cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững nhất.
Đặc biệt hơn với vận tải biển, chuyên chở những hàng hóa siêu trường, siêu trọng, mức độ rủi ro cao hơn các phương tiện vận tải khác thì chất lượng nhân sự lại cảng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển có nghĩa là quản trị nhân sự thực hiện quy trình đó, đặc biệt là khâu tổ chức nhận hàng.
Nếu nhân sự có sự am hiểu chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm dày dặn để xử lý thông tin thu được nhanh nhất thì hoạt động giao nhận tại công ty sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Vì thế, đây là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu và mang lại uy tín, niềm tin cho khách hàng.
b. Nguồn tài chính:
Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ vì vậy hoạt động đầu tư trang thiết bị, kho bãi, phương tiện có nhiều hạn chế. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy có đến 41% doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, 25% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến 50 tỷ cũng chiếm 24%. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn với vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 1% và từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng chỉ là 3%. Số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cũng cho thấy quy mô vốn điều lệ trung bình của 1 doanh nghiệp logistics
vừa theo quy định của pháp luật Việt Nam (có vốn điều lệ ít hơn 20 tỷ đồng). Với sự giới hạn về quy mô, doanh nghiệp không thể có được tính kinh tế theo quy mô để tạo ra lợi thế cạnh tranh so và cũng không thể đầu tư bài bản cho hoạt động kinh doanh, khảo sát của VLA cũng cho thấy có đến gần 70% số doanh nghiệp logistics Việt Nam không có tài sản gì đáng kể mà chủ yếu là đi thuê ngoài, chỉ có 16%
doanh nghiệp có đầu tư cho phương tiện vận tải, thiết bị và 4% có đầu tư cho kho bãi và cảng.
Có thể thấy nếu như doanh nghiệp không có đủ nguồn tài chính sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động giao nhận.
c. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật cũng là một yếu tố không thể thiếu, nó ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và năng suất làm việc của doanh nghiệp. Với cơ sở đầy đủ, hiện đại doanh nghiệp mới có thể tạo ra dịch vụ chất lượng và nhanh chóng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu khách hàng.
Đa số các công ty giao nhận của Việt Nam đều có nguồn vốn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện kỹ thuật chủ yếu phải đi thuê, mượn làm cho chi phi phải trả rất lớn, lợi nhuận giảm. Kinh doanh dịch vụ giao nhận không thể không nói tới vai trò của công nghệ thông tin, bởi lẽ đây là đặc thù của ngành. Mọi hoạt động của ngành: tìm kiếm khách hàng, liên lạc hãng tàu không thể không thông qua công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin hiện đại sẽ là ưu thế cạnh tranh của công ty. Do đó việc trang bị các phương tiện kỹ thuật cao, phục vụ cho việc tìm kiếm, truyền tải, báo mật thông tin là rất cần thiết.
d. Năng lực, cơ chế quản lý
Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý sẽ tạo ra sự ổn định ăn khớp giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển hiệu quả cao nhất. Một doanh nghiệp giao nhận muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
Năng lực quản lý tốt giúp nhà quản trị có được tầm nhìn rộng, từ đó dự đoán được những biến động có thể xảy ra và điều chỉnh kịp thời tiến trình giao nhận, đảm bảo được những mục tiêu đề ra.
2.3.2. Nhân tố ngoài doanh nghiệp
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chịu tác động không chỉ bởi các yếu tố từ bản thân doanh nghiệp (các nhân tố bên trong) mà cả các yếu tố nằm ở môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp (các nhân tố bên ngoài). Các nhân tố bên trong và khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được trình bày phổ biến trong các tài liệu học thuật về phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh ngành)
a. Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi xuất ngân hàng,… có ảnh hưởng sâu rộng và theo chiều hướng khác nhau đến hoạt động quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm gia tăng qui mô sản xuất, khối lượng hàng hóa lưu chuyển, từ đó thức đẩy hoạt động giao nhận phát triển.
Minh chứng cho điều này là sự biến động của nền kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra vào cuối năm 2019, đầu năm 2020. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản. Sau khi đại dịch covid dần lắng xuống thì xing đột giữa Nga và Ukraine đã gây chấn động toàn thế giới, làm giảm nguồn cung năng lượng, giá xăng dầu tăng mạnh và tỷ giá đồng USD cũng tăng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty Logistics ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, nền kinh tế thế giới đã phục hồi mạnh mẽ.
Tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao
sáng, một trong số đó là hoạt động xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục vượt mốc 700 tỷ USD.
Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ- CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng trong năm 2022.
b. Môi trường chính trị, pháp luật
Hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển không giới hạn trong phạm vi của một quốc gia mà nó liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Những biến động trong môi trường chính trị ở những quốc gia sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Nếu một quốc gia có xảy ra chiến tranh, xung đột thì sẽ rất khó để tiến hành nhận hàng, giao đến tay người nhận hàng hoặc tàu phải thay đổi lộ trình. Ngược lại, môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
Ngoài ra, môi trường pháp luật cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận vận tải vì nếu nhà nước có những chính sách thông thoáng, rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải, ngược lại sẽ kim hãm nó. Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước, chúng ta không thể chỉ nói đến nhữnh chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ở đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, dõi mới luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên không phải chính sách nào nhà nước đưa ra ra cũng có tác dụng tích cực,
nhiều quy định hay thông tư khi ban hành gây ra ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cũng như các doanh giao nhận vận tải.
c. Đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê ước tính có khoảng hơn 1000 doanh nghiệp tham gia vào thị trưởng kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam. Trong đó 80% là các doanh nghiệp tư nhân, đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hạn chế vốn và công nghệ. Ngoài ra, rất nhiều các tập đoàn logistics lớn đã có mặt tại nước ta với quy mô lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm lâu năm và khả năng cung ứng toàn bộ chuỗi dịch vụ logistic trong đó bao gồm cả dịch vụ giao nhận hàng hóa, họ là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các công ty trong nước.
d. Môi trường văn hóa, xã hội
Sự không đồng nhất giữa nền văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng tới quy trình nhận hàng nhập khẩu bởi sự khác biệt ngôn ngữ và phong tục, tập quán. Dođó, doanh nghiệp giao nhận hàng hóa muốn hoạt động hiệu quả tại các thị trường quốc gia khác nhau thì cần phải chú ý đến yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia đó.