CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN LIÊN MINH
4.1. Định hướng công ty về quy trình nhận hàng nhập khẩu
4.1.1. Triển vọng phát triển của ngành dịch vụ giao nhận bằng đường biển Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề trongcơ cấu kinh tế của Việt Nam và dịch vụ logistics cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác như: vận tải hành khách, hàng không, du lịch, thì sự ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành logistics không quá tiêu cực
Theo Bộ Công Thương, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăngtrưởng tạo nên nguồn cầu dịch vụ logistics phục vụ xuất - nhập khẩu, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Theo Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4,61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020, trong năm 2021 nhiều doanh nghiệp ngành logistics tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hầu hết có mức tăng hai con số. Minh chứng rõ nhất là do kinh tế trong nước dần phục hồi trở lại dẫn đến hoạt động vận tải đường biển và thủy nội địa 10 tháng năm 2021 ghi nhận hồi phục so với cùng kỳ 2020. Cụ thể, khối lượng hàng hóa vận tải đường biển và thủy nội địa 10 tháng năm 2021 ước đạt lần lược 68,1 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ và 265 triệu tấn giảm 3,2% so với cùng kỳ, cải thiện đáng kể so với mức giảm 4,2% và 11,6% trong 10 tháng năm 2020. Đáng chú ý, tổng trọng tải tàu biển tăng mạnh 22% so với cùng kỳ .
Kết quả khảo sát doanh nghiệp ngành logistics do Vietnam Report (công ty tiên phong trong lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam) thực hiện trong tháng 11/2021 cho thấy, 80% số doanh nghiệp đạt được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm nay so với năm 2020, thậm chí 83% số doanh nghiệp còn ghi nhận tăng trưởng so với năm 2019 –
thời điểm trước đại dịch. Khi phân tích sâu hơn, Vietnam Report nhận thấy bức tranh kinh tế ngành logistics năm vừa qua có sự phân hóa nhất định.
Đầu tiên là sự phân hóa theo quy mô. Việt Nam hiện có khoảng 4.000 - 4.500 doanh nghiệp cung cấp logistics trực tiếp và có đến hơn 30.000 công ty liên quan.
Các đợt bùng phát dịch liên tiếp đã bào mòn sức chống chịu của đại bộ phận doanh nghiệp logistics. Tác động chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ – bộ phận chiếm hơn 90% số doanh nghiệp toàn ngành. Trong khi đó, tác động tiêu cực đối với những doanh nghiệp lớn được hạn chế bớt nhờ vị thế thị trường và nền tảng vốn vững chắc. Không những vậy, sự rút lui của một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tạo cơ hội cho nhóm doanh nghiệp lớn gia tăng thị phần. Theo đó, đại dịch góp phần đẩy nhanh quá trình phân cực giữa những doanh nghiệp dẫn đầu với nhóm còn lại trong ngành. Tiếp theo là sự phân hóa theo nhóm ngành hoạt động (Tiền Phong, 2021).
Bên cạnh đó, số liệu từ Cục Hàng hải cũng cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt 647 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, mặc dù một số cảng biển lớn khu vực phía Nam chịu tác động mạnh của dịch bệnh nhưng tổng khối lượng hàng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng rất tích cực, ước đạt hơn 22 triệu TEU, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (Minh Đức, 2021). Báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán, kết thúc Quý III/2021, nhóm hỗ trợ vận tải (giao nhận, kho bãi, dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4; chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối…) ghi nhận kết quả tích cực hơn hẳn nhóm vận tải hàng hóa và khai thác cảng. Cũng trong 9 tháng năm 2021, có 2.509 doanh nghiệp vận tải kho bãi phải tạm ngừng hoạt động, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5,56% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước. Đồng thời có 571 số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 4,46% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Chưa kể, doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 95%), nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, doanh thu của các doanh nghiệp logistics nước ngoài luôn chiếm thị phần logistics cao hơn.
Tiểu kết: Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, song hiện đang phục hồi và mang đến những tín hiệu tích cực. Khả năng vận tải mới được dự bảo sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023 nhờ đà phục hồi sau dịch đang diễn ra mạnh mẽ.
Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã dẫn tới nhu cầu tăng chưa từng thấy về các dịch vụ vận tải và logistic, mở ra cơ hội vươn lên cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
4.1.2. Phương hướng phát triển dịch vụ nhận hàng nhập khẩu thời gian tới của công ty.
Nhận thấy vấn đề quản trị quy trình giao nhận là mấu chốt gây dựng nên thành công và uy tín cho công ty, Tiếp Vận Liên Minh đã xây dựng và giữ vững quan điểm về việc:
Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ và phương tiện vận tải hiện đại đạt tiêu chuẩn để phát triển chuỗi dịch vụ logistics toàn diện với giá trị gia tăng như dịch vụ đại lý vận tải, kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan, dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa... để đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ trọn gói cho khách hàng.
Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ chế giá cả, hoa hồng, tạo đòn bẫy thúc đẩy kinh doanh, tăng cưởng công tác quản lý tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống.
Nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển hoạt động giao nhận theo nhiều phương thức, nhưng vẫn chủ yếu chú trọng vào phương thức giao nhận bằng đường biển trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có trong kinh doanh như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho tàng, bến bãi, đội ngũ cán bộ được đào tạo và có kinh nghiệm.
Thưởng xuyên tổ chức hội thảo, đưa ra các chương trình đào tạo có thể là ngắn hạn cho các cán bộ nhân viên để truyền đạt kinh nghiệm, hoàn thiện trình độ nghiệp vụ và nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với Công ty.