Khái quát hoạt động nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp vận Liên Minh

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tiếp vận liên minh (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN LIÊN MINH

3.2. Khái quát hoạt động nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp vận Liên Minh

3.2.1. Hoạt động kinh doanh chung

Về thực trạng hoạt động kinh doanh, Công ty luôn tích cực nỗ lực để đạt mục tiêu hàng năm đề ra, nâng cao chất lượng nhân sự, chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô kinh doanh, tối ưu được chi phí, từ đó không ngừng tạo ra lợi nhuận cũng

như công ăn việc làm cho nhân viên. Đây là bước tiến tốt cho công ty cần duy trì và phát triển hơn nữa. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua bảng thống kê lại kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây nhất như sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tiếp Vận Liên Minh trong năm 2020-2022

(Đơn vị: VNĐ)

STT Danh Mục Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Tổng Doanh Thu 90.252.353.050 95.352.456.005 104.562.385.500 2 Tổng Chi Phí 76.685.300.325 79.965.235.025 85.252.625.005 3 Lợi nhuận trước

thuế

13.567.052.725 15.387.220.980 19.309.760.495

4 Chi phí thuê TNDN

2.562.362.550 2.805.236.525 3.295.362.552

5 Lợi nhuận sau thuế

11.004.690.175 12.581.984.455 16.014.397.943

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Phòng kế toán 2020-2021-2022) Mặc dù dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp trên toàn cầu ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh thời gian gần đây, tuy nhiên công ty vẫn đang đạt được những thành tựu nhất định trong suốt quá trình cạnh tranh và mở rộng thị trường.

❖ Về doanh thu:

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy Doanh thu của công ty tăng thấp 5,65 % từ 90.252.353.050 VNĐ năm 2020 lên 96.352.456.005 VNĐ năm 2021. Năm 2022, doanh thu tăng trưởng cao hơn, tăng 9.659% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do giai đoạn 2020-2021 đại dịch covid bùng nổ khiến cho các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa của các nước trên thế giới gặp khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi, dẫn tới việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng bị giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải logistics. Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh các doanh nghiệp thiếu hụt

một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được.

Tuy nhiên, đến năm 2022, dịch bệnh tương đối được kiểm soát, ngành Logistics có nhiều tín hiệu tích cực về sự phát triển. Theo đó, sự tắc nghẽn của vận tải đường bộ, thiếu hụt container, thiếu chỗ và giá cả “leo thang” của vận tải đường biển cũng như sự tăng trưởng bùng nổ của vận tải hàng không sẽ dần được giải quyết, các phương thức vận tải sẽ dần được quay về trước lúc dịch.

Doanh thu tăng cũng đồng nghĩa với việc chi phí bỏ ra cũng sẽ tăng lên.

Doanh nghiệp phải bỏ chi phí để mua thiết bị, thuê thêm nhân viên, thuê kho bãi, tàu xe…Tuy nhiên bên cạnh việc tăng chi phí thì doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên tương đối nhiều,do đó vấn đề chi phí không phải là vấn đề đáng lo ngại của doanh nghiệp.

❖ Về lợi nhuận:

Lợi nhuận của Công ty cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2021, lợi nhuận Công ty đạt được là 12.581.984.455 và đạt mức tăng trưởng là 14,33 % so với năm trước đó. Năm 2022 là 16.014.397.943 VNĐ, đạt mức tăng trưởng là 27,28

% so với năm 2021.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng: là do nhu cầu về dịch vụ logistics ngày càng tăng cao nhất là trong bối cảnh ngành logistics phát triển bứt phá, vượt qua khó khăn để phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch covid. Đặc biệt nhu cầu về giải quyết vấn đề kê khai hải quan đang ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi có sự chuyên nghiệp cao. Với nhiều kinh nghiệm trực tiếp làm hải quan, Công ty có thể tư vấn chi tiết cho khách hàng những giấy tờ cần chuẩn bị cho từng lô hàng và đảm bảo đúng tiến độ và chi phí hiệu quả cho mỗi lô hàng. Nhờ đó mà công ty TNHH Tiếp Vận Liên Minh đang rất mạnh trong lĩnh vực này và dự báo kết quả kinh doanh sẽ còn tăng trong những năm tới.

3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế theo dịch vụ của công ty TNHH Tiếp Vận Liên Minh

Bảng 3.2. Doanh thu theo dịch vụ của tiếp Vận Liên Minh năm 2020-2022 ( VNĐ)

Danh mục

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Giá trị Tỷ

trọng Giá Trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ

trọng DV

Giao nhận, vận

tải

Đường biển

36.252.365.565 40,17 38.265.485.366 40,06 41.235.153.362 39,4 Đường

bộ

28.363.252.455 31,43 29.586.365.250 31,03 32.285.362.350 30,9 Đường

hàng không

12.650.332.120 14,02 13.568.352.150 14,3 16.002.350.263 15,3

Tổng 77.265.950.140 85,62 81.420.202.766 85,39 89.522.865.975 85,6 DV hải quan 8.365.235.650 9,27 8.952.365.150 9,48 9.352.650.125 9,9

DV kho bãi 4.621.167.260 5,11 4.979.888.089 5,13 5.686.869.400 5,5 Tổng cộng 90.252.353.050 100 95.352.456.005 100 104.562.385.500 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Phòng kế toán 2020-2021-2022) Có thể thấy, doanh thu của công ty đến từ nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau. Hai mảng dịch vụ mang lại doanh thu chính là dịch vụ giao nhận vận tải và dịch vụ dịch vụ hải quan. Doanh thu theo từng loại hình giao nhận nhìn chung tăng qua các năm.

Trong giai đoạn 2020-2022, dịch vụ giao nhận vận tải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, năm 2020 chiếm 85,62%; năm 2021 chiếm 85,39% và năm 2022 chiếm 85,6%.

Mặc dù thế mạnh của công ty có cả thủ tục chuyên ngành cho hàng hóa nhất là thủ tục hải quan, tuy nhiên doanh thu lớn nhất là từ dịch vụ bán cước vận chuyển.

Bởi vì với mỗi lô hàng, thủ tục hải quan hay thủ tục chuyên ngành dù quan trọng nhưng phí làm thủ tục chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu mà tiền cước thu về lại

Điều này cho thấy công ty đang ngày càng mở rộng, đẩy mạnh việc bán cước vận chuyển quốc tế. Trong đó, cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty gồm 3 loại hình chính: vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và vận tải đường bộ. Từ bảng thống kê ta nhận thấy trong hoạt động giao nhận vận tải thì dịch vụ vận tải đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó đến dịch vụ vận tải đường bộ, đường hàng không.

3.2.3. Hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 3.2.3.1. Tình hình kinh doanh

Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hoạt động chính của Công ty, doanh thu của dịch vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn vào khoảng 80- 85% tổng doanh thu. Trong đó giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển là phương thức giao nhận chủ yếu của Công ty, với tỷ trọng doanh thu vào khoảng 40% so với doanh thu của dịch vụ giao nhận.

Bảng 3.3. Doanh thu từ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của công ty TNHH Tiếp Vận Liên Minh tại Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022

(Đơn vị: nghìn VNĐ)

Các loại dịch vụ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng doanh thu nhập khẩu hàng hóa bằng

đường biển

28.450.325 30.625.650 35.250.650

Nhập khẩu hàng FCL 12.658.230 14.650.865 25.682.950 Nhập khẩu hàng LCL 15.792.095 15.974.785 9.567.700

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Phòng kế toán 2020-2021-2022) Nhìn vào bảng ta thấy rằng, hoạt động nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2022. Cụ thể tăng từ 28.450.325 năm 2020 nghìn VNĐ lên 35.250.650 nghìn VNĐ năm 2022 (tăng gần 24% so với năm 2020). Nguyên nhân là do sang năm 2021, hoạt động kinh doanh đã bình ổn trở lại trước kinh nghiệm ứng phó dịch từ trước. Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng trở lại so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó, xu hướng tăng cước vận tải biển diễn ra mạnh mẽ vào năm 2021. Giá cước vận tải biển cao cùng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty không giảm mà

vẫn còn tăng trong năm 2021. Hơn nữa, vào năm 2022, tình hình dịch gần như được kiểm soát hoàn toàn, nên doanh thu nhập khẩu bằng đường biển tăng một cách đáng kể.

Vì mục tiêu hướng đến của công ty chính là nhập khẩu hàng LCL do chính công ty tự consol, nên doanh số nhập khẩu bằng đường biển của hàng LCL năm 2022 cao hơn gấp 3 lần so với hàng FCL.

=>Nhìn chung, đại dịch covid không làm cho doanh thu của công ty bị suỵt giảm, mà còn tăng lên đáng kể. Tuy có gặp chút khó khăn, trở ngại do đại dịch gây ra, nhưng nhờ đó mà công ty đã nâng cao năng lực của mình trong hoạt động nhận hàng nhập khẩu quốc tế bằng đường biển.

3.2.3.2. Các đối tác là thị trường chính

Thị trường lớn mà Tiếp vận Liên Minh tập trung khai thác là thị trường các nước Châu Á. Các đối tác lớn của Tiếp vận Liên Minh phải kể đến như Canon, Panasonic, Hanoisimex, Toto, LG, Vinatex,... Công ty chủ yếu thực hiện giao nhận cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, các công ty nhập khẩu máy móc thiết bị, nhập khẩu nguyên liệu và nhập khẩu hàng tiêu dùng trong đó khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới là các công ty sản xuất các sản phẩm bách hóa, thiết bị điện, thiết bị viễn thông, các thiết bị công nghệ thông tin, các sản phẩm vật liệu xây dựng.... Do ngành nghề kinh doanh chủ yếu là vận tải nên khách hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Các khách hàng của công ty chủ yếu trên địa bản tỉnh Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tiếp vận liên minh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)