CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản rị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty
2.3.1. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao hàng xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ hiện đại, khả năng quản trị hoạt động giao hàng hóa tốt thì sẽ tiết kiệm được chi phí, chất lượng dịch vụ sẽ nhanh từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để có được cơ sở vật chất tốt và đầy đủ thì doanh nghiệp cần có một nguồn vốn lớn. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn để nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật cho doanh nghiệp trong hoạt động giao nhận thì còn sử dụng nguồn vốn trong hoạt động khác như: chi phí vận tải, thuê phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan, nộp thuế cho nhà nước. Nếu doanh nghiệp không có đủ nguồn lực tài chính sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động giao nhận và không thế đáp ứng đầy đủ các công đoạn của Logistics.
Chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ của người tổ chức điều hành hoạt động giao nhận cũng như nhân viên tham gia trực tiếp vào tiến trình giao nhận sẽ tác động không hề nhỏ đối với quy trình chung của toàn bộ quá trình từ khi lấy hàng cho đến khi hàng hóa lên phương tiện vận tải và đến tay người nhận. Để quá trình giao nhận được diễn ra suôn sẻ đòi hỏi nguồn nhân lực của doanh nghiệp có kinh nghiệm, am hiểu về nghiệp vụ đồng thời cần có kỹ năng ngoại ngữ để dễ dàng xử lý những vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú trọng trước tiên, nó là một trong những yếu tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.
Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp thể hiện niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chất lượng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được đánh giá tốt thì mới thu được nhiều khách hàng. Vì thế, uy tín là yếu tố rất quan trọng đóng góp vào thành công của doanh nghiệp.
19
2.3.2. Các nhân tố ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động hay thay đổi trong nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển là một ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là chính sách kinh tế, mức độ tăng trưởng GDP, sự ổn định giá cả, tỷ giá hối đoái, kim ngạch XNK… tác động lên cả phương tiện vận chuyển nội địa và quốc tế, các dịch vụ hải quan. Vì vậy, việc theo dõi và dự đoán biến động của thị trường, giá cả là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách hợp lý, điều chỉnh báo giá phù hợp với từng thời điểm, vừa giữ chân khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận.
Môi trường pháp luật: Phạm vi hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia. Nên môi trường pháp luật ở đây được hiểu là môi trường pháp luật không chỉ của quốc gia hàng hóa được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hóa đi qua, quốc gia hàng hóa được đến và luật pháp quốc tế. Vì vậy bất kỳ một sự thay đổi nào trong những môi trường pháp luật nêu trên như ban hành, phê duyệt nghị định, … đều sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động giao hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường tự nhiên: Nói đến quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không thể nào không nói đến các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu và cả dịch bệnh. Trong chuyên chở hay giao nhận, nếu gặp thời tiết tốt, tàu biển có thể dễ dàng đến nơi đúng thời gian dự kiến và thuận lợi cho việc giao hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố bất ngờ như bão, băng tuyết hay thời tiết xấu ảnh hưởng nhiều đến tiến độ chạy của tàu, nhẹ thì làm chậm trễ việc giao hàng, nặng có thể gây thiết hại một phần hay toàn bộ lô hàng. Điều này có thế gây ra nhiều vụ tranh chấp giữa các bên liên quan, ảnh hưởng xấu đến nhà xuất khẩu và các công ty giao nhận.
Dịch bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các công ty giao nhận. Thời gian qua, dịch Covid diễn biến ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Các nước đều
20
thắt chặt kinh tế đối ngoại, điều này tạo nên nhiều rào cản cho việc xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty giao nhận, logistics.
Đối thủ cạnh tranh: Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều đang xuất khẩu theo dạng FOB, FCA, các doanh nghiệp nhập khẩu thường chỉ định các Forwarder nước họ để cung cấp dịch vụ nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là rất thấp. Hầu hết các nhà kinh doanh dịch vụ nước ngoài là các tập đoàn có quy mô lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có kinh nghiệm lâu năm, … vì vậy họ là những đối thủ cạnh tranh rất nguy hiểm.
21