CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ
Theo quyết định số 18/QĐ/HĐQT–NHNN của Hội đồng Bộ trưởng và UBND TP Hà Nội ngày 18/03/1996, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập. Với mục đích chính là mở rộng mạng lưới kinh doanh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Quận Tây Hồ.
Những năm đầu hoạt động, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh yếu kém, không có hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động trên địa bàn mà các hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nhu cầu của dân cư về vốn chưa cao, tích luỹ không lớn.
Tại quyết định số 656/QĐ-NHNN-02 ngày 28/08/1999, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 3. Biên chế lao động và tính độc lập trong hoạt động kinh doanh được nâng lên. Lúc này nền kinh tế trên địa bàn có sự tăng trưởng, đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Việc thành lập quận Tây Hồ đã tạo điều kiện cho các dự án, các khu vui chơi, ... được thực thi. Sự chuyển hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng.
Ngày 8/5/2004, Chi nhánh khai trương hoạt động tại 296 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Quảng An.
Ngày 10/4/2008 Chi nhánh trở thành chi nhánh cấp I, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh sau 26 năm thành lập đã có sự tăng trưởng vượt bậc đóng góp một phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ.
Tính đến thời điểm 31/8/2022, tổng số cán bộ được biên chế là 112 lao động, trong đó: 43 cán bộ quản lý, 69 cán bộ làm nghiệp vụ tại các Phòng ban tại Hội sở chính hoặc phòng giao dịch trực thuộc.
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh đã thực hiện tốt việc bố trí đúng, đủ số cán bộ phù hợp với trình độ năng lực sở trường ở từng vị trí, bộ phận,
do đó đã đạt được hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo và chuyên môn. Cũng như những chi nhánh cấp 1 khác cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ khá đơn giản, được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Hồ
Theo quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh và theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, bộ máy tổ chức của Chi nhánh Tây Hồ được chia thành nhiều phòng, ban phụ trách từng mảng nghiệp vụ ngân hàng khác nhau.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG KHÁCH
HÀNG HSX VÀ
CÁ NHÂN
PHÒNG KẾ TOÁN
VÀ NGÂN
QUỸ
PHÒNG DỊCH VỤ VÀ
MAR KETING
PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN
VỐN PHÒNG
KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG
HỢP
CÁC PGD TRỰC THUỘC
Phòng giao dịch số 5
Phòng giao dịch số
22 Phòng
giao dịch số
21
Phòng giao dịch số Châu Long Phòng
giao dịch Yên Phụ
Phòng giao dịch số Phú Thượng
PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Với quy mô khá lớn, hoạt động trải dài trong phạm vi quận Tây Hồ và thành phố Hà Nội nên tổ chức bộ máy tại chi nhánh Tây Hồ được tổ chức rất qui mô, bài bản, bao gồm 8 phòng nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch trực thuộc, mỗi phòng có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ ví dụ các phòng giao dịch vừa làm nghiệp vụ tín dụng, vừa phụ trách lập kế hoạch, vừa quản lý nguồn vốn, vừa huy động nguồn vốn, … Các phòng chức năng tại Hội sở thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, thực hiện các công việc chuyên môn đặc thù như phòng Thanh toán quốc tế, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng Tổng hợp, …