Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ

2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ

2.2.1. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu định lượng - Quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

2.2.1.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

Đvt: Khách hàng, % Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2018/

2017

2019/

2018

2020/

2019

2021/

2020 Số lượng

KH mới (Bao gồm tiền gửi + tiền vay)

1053 1118 1251 1288 1454 6.2% 11.9

% 3.0% 12.9

%

Số lượng KH mở tài khoản thanh toán mới

731 845 954 865 1021 15.6

%

12.9

% -9.3% 18.0

% Số lượng

KH ĐK mới dịch vụ NH điện tử (Bao gồm KH mở TK từ trước)

1022 1451 1583 1726 2257 42.0

% 9.1% 9.0% 30.8

%

Số lượng KH sử dụng dịch vụ NHĐT lũy kế

6497 7948 9531 11257 13514 22.3

%

19.9

%

18.1

%

20.0

%

Bảng 2.3. Tình hình tăng trưởng khách hàng mới qua các năm 2017-2021 Qua bảng dữ liệu về tình hình tăng trưởng khách hàng mới, ta thấy tốc độ tăng trưởng qua các năm có sự tăng trưởng tốt, số lượng khách hàng mới của chi nhánh tăng trưởng đều, tốc độ tăng trưởng cao. Giai đoạn 2017-2019, số lượng khách hàng tăng trưởng tốt, chỉ chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid- 19 và giãn cách xã hội trong năm 2020 nên tốc độ tăng trưởng năm 2020 có

thấp hơn so với các năm. Cùng với sự sụt giảm lượng khách hàng mới thì số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán mới và số lượng khách hàng đăng kí mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2020 cũng thấp hơn so với các năm. Năm 2019, tăng trưởng về khách hàng đăng kí mới dịch vụ ngân hàng điện tử không cao do tại thời điểm đó, hạn mức giao dịch trực tuyến chưa cao và các giao dịch chuyển tiền trên hệ thống giao dịch trực tuyến chưa được áp dụng chính sách miễn phí chuyển tiền.

Trong năm 2021, dù có chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid- 19 cũng như các đợt giãn cách, phong tỏa trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhưng tiếp thu các ý kiến góp ý từ khách hàng, và các chi nhánh, Agribank đã triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử như: Miễn - giảm lãi phí chuyển tiền trên các giao dịch trực tuyến, triển khai mở tài khoản Online áp dụng công nghệ eKYC (Electronic Know Your Customer), nâng hạn mức giao dịch,... nên trong năm 2021, đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã giúp khách hàng của Agribank có thể tự thực hiện các giao dịch bất kể mọi nơi, mọi lúc mà không cần phải ra ngân hàng, vô cùng thuận lợi và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Với các doanh nghiệp, Internet Banking và Ebanking đã trở thành một phần không thể thiếu, nhờ những tiện ích rõ rệt mà phương thức này mang đến khi cung cấp đầy đủ các dịch vụ thanh toán, tra cứu, nộp Ngân sách nhà nước,...

Dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện đang dần trờ thành một trong những dịch vụ ngân hàng được khách hàng yêu thích và không thể thiếu khi trờ thành khách hàng của Agribank. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2019-2021 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch ngân hàng mà vẫn đảm bảo các quy định về cách ly phòng

chống bệnh dịch.

Đvt: thẻ, % Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2018/

2017

2019/

2018

2020/

2019

2021/

2020 Số lượng

thẻ ghi nợ nội địa PH

5638 5956 5307 4710 3984 5,64%

- 10,90

%

- 11,25

% - 15,41

% Số lượng

thẻ ghi nợ quốc tế PH

197 203 268 181 258 3,05% 32,02

%

- 32,46

%

42,54

% Số lượng

thẻ tín dụng QT PH

65 57 58 62 65

- 12,31

%

1,75% 6,90% 4,84%

Tổng PH

thẻ 5900 6216 5633 4953 4307 5,36%

- 9,38%

- 12,07

% - 13,04

% Bảng 2.4. Tình hình tăng trưởng thẻ qua các năm (2017-2021)

Qua bảng 2.4. Tình hình tăng trưởng thẻ từ 2017-2021, cho thấy, tại Agribank chi nhánh Tây Hồ, không nằm ngoài ảnh hưởng dịch bệnh và xu hướng phát triển mới, số lượng thẻ phát hành giảm dần qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát mạnh của dịch bệnh, tốc độ giảm từ 2019-2021 đều giảm trên 10% so với năm trước. Nguyên nhân ở đây, thứ nhất là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các đợt phong toả để phòng chống dịch bệnh dẫn đến lượng khách hàng sụt giảm dẫn đến giảm số lượng thẻ phát hành. Nguyên nhân thứ hai là do trên thị trường xuất hiện thêm một số hình thức, phương tiện thanh toán mới như tiền điện tử, các ví điện tử, QR code, các tổ chức công nghệ tài chính, viễn thông tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính nên có sự cạnh tranh bên cạnh các Ngân hàng thương mại khác.

Đơn vị tính: máy

STT Số hiệu ATM Địa chỉ lắp đặt

1 1506A008 So 447, Lac Long Quan

2 1506A001 Dai hoc Thuong Mai, Cau Giay, Hn 3 1506A003 So 739, Lac Long Quan

4 1506A007 So 447, Lac Long Quan 5 1506A009 463 Hoang Hoa Tham 6 1506A012 98-100 Nghi Tam 7 1506A013 So 146 Phu Gia

8 1506A002 D18, 107 Xuan La, Xuan tao, Bac Tu Liem, Hn 9 1506A004 127C Thuy Khue

Bảng 2.5. Số lƣợng ATM hoạt động của Agribank chi nhánh Tây Hồ Agribank chi nhánh Tây Hồ là chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, phạm vi hoạt động là quận Tây Hồ và một số quận giáp danh. Về mạng lưới ATM, chi nhánh đã phân bố đồng đều trên toàn bộ địa bàn quận, kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Toàn bộ ATM đều được trang bị mới trong vòng 7 năm, liên tục được bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Agribank và Ngân hàng Nhà nước.

Đơn vị tính: máy, % Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2018/

2017

2019/

2018

2020/

2019

2021/

2020 Số lượng POS 121 145 151 142 167 19,83

%

4,14

%

- 5,96

%

17,61

% Bảng 2.6. Số lƣợng POS hoạt động của Agribank chi nhánh Tây Hồ

Số lượng máy POS của chi nhánh lắp đặt tại các điểm chấp nhận thẻ tăng trưởng tốt qua các năm, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh,

một số đơn vị đối tác gặp khó khăn trong kinh doanh nên chi nhánh có tiến hành thu hồi 9 máy, tốc độ tăng trưởng máy POS giảm 5,96% so với năm trước. Trong năm 2021, chi nhánh đã tích cực tìm kiếm, tăng cường phát triển POS mới, kết quả đạt được là tăng trưởng 25 máy mới, tốc độ tăng trưởng 17,61% so với năm trước.

Bảng 2.7. Doanh số giao dịch thẻ tại POS qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Thời gian

DS GD thẻ Visa

trong nước

DS GD thẻ Visa nước ngoài

DS GD thẻ Master

trong nước

DS GD thẻ Master

nước ngoài

DS GD thẻ JCB

DS GD thẻ Napas

DS GD thẻ CUP

Tổng DS GD qua

POS

30/09/2022 37,002 805 20,319 568 2,405 3,291 18 64,408

2021 17,134 154 7,320 117 502 3,045 7 28,277

2020 438,072 646 425,235 305 4,432 7,341 25 876,055

2019 341,573 1,917 345,616 967 3,157 11,009 121 704,361 2018 416,461 2,062 314,621 1,143 2,050 10,346 13 746,697 2017 301,586 2,141 131,346 1,056 3,006 10,547 104 449,786

Thông qua bảng Doanh số giao dịch thẻ tại POS qua các năm ở trên, có thể thấy trong giai đoạn từ 2017-2019, trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, doanh số thanh toán qua các điểm chấp nhận thẻ của chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên từ nửa sau 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các đợt cách ly phòng chống bệnh, các điểm chấp nhận thẻ không có doanh thu nên có sự sụt giảm tương ứng tại mục tổng doanh số giao dịch. Nhưng qua bảng số liệu có thể thấy sự phục hồi giao dịch tại thời điểm tính đến hết tháng 9/2022, doanh số giao dịch qua POS đang

phục hồi mạnh mẽ so với năm 2021. Điều này cho thấy sự khả quan trong phát triển doanh số giao dịch qua POS trong thời gian tới.

Bảng 2.8. Số lƣợt giao dịch qua kênh NHĐT qua các năm

Đơn vị tính: Số lượt giao dịch

Thời gian

Số lƣợt giao dịch qua SMS banking

Số lƣợt giao dịch qua E-

Mobile bangking

Số lƣợt giao dịch qua

Internet Banking

Tổng số lƣợt thực hiện giao

dịch qua các kênh 30/09/2022 354 553,160 15,234 568,748

2021 492 491,315 12,122 503,929 2020 554 354,783 9,512 364,849 2019 761 252,131 6,204 259,096 2018 985 119,533 4,513 125,031 2017 1,086 84,313 1,054 86,453

Qua bảng dữ liệu trên cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượt thực hiện giao dịch thông qua kênh ngân hàng điện tử tại chi nhánh. Trước thời điểm Agribank miễn phí toàn bộ các giao dịch chuyển tiền trên kênh Ngân hàng điện tử năm 2021, có thể hiện sự tăng trưởng chậm, tuy nhiên sau khi áp dụng chính sách miễn phí chuyển khoản, đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về các giao dịch thực hiện thông qua kênh Ngân hàng điện tử dù cho trong thời điểm từ 2021-2022 là thời kỳ cao điểm của dịch bệnh Covid-19. Tính đến thời điểm 30/9/2022, doanh số thực hiện giao dịch đã tăng trưởng vượt cả doanh số của cả năm 2021, hứa hẹn sự tăng trưởng vượt bậc của năm 2022 về số lần lượt thực hiện giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử.

Cũng qua bảng số liệu này có thể thấy sự dịch chuyển từ các giao dịch SMS banking về phía kênh ứng dụng E-mobilebanking cũng như Internet- Banking, điều này là tất yếu do Agribank đã tập trung xây dựng ứng dụng E-

mobilebanking và Internet-Banking ngày càng đa chức năng, dễ thao tác, thân thiện và bảo mật hơn nhằm mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị và gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)