CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ GIANG
2.1. Tổng quan về Chi nhánh
2.2.1. Thực trạng phát triển qua các tiêu chí định lượng
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 179.4
208.7
247.3
56.8 66.3 81.3
122.6
142.4
166.0
2019 2020 2021
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng là tiêu chí hàng đầu đề phát triển bền vững một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Nhận thức được điều đó BIDV Hà Giang đã không ngừng cố găng gia tăng nền khách hàng, đặc biệt là khách hàng bán lẻ trên địa bàn. Tập trung tăng trưởng nền khách hàng quan trọng, khách hàng trả lương… nguồn KHCN mang lại nhiều lợi ích cho dịch vụ NHBL.
Công tác phát triển khách hàng bán lẻ của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn 2019 – 2021. Số lượng khách hàng bán lẻ qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ bán lẻ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: khách hàng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
So sánh (%) 2020/
2019
2021/
2020 Tổng số lượng khách hàng 38.506 41.140 42.616 6,84 3,59 Số lượng khách hàng bán lẻ 37.046 39.660 41.102 7,06 3,64 Tỷ trọng số lượng khách hàng bán lẻ
trong tổng số lượng khách hàng (%) 96,21 96,40 96,45 - - Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm
2019-2021
Số liệu thống kê cho thấy, số lượng khách hàng bán lẻ của Chi nhánh tăng qua các năm trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, số lượng khách hàng bán lẻ của Chi nhánh là 37.046 khách hàng, năm 2002 tăng lên thành 19.660 khách hàng (tăng 7,06%), tuy nhiên, qua năm 2021, tốc độ tăng khách hàng bán lẻ chậm lại, chỉ còn 3,64%, đạt 41.104 khách hàng. Trong năm 2020, BIDV Hà Giang có số lượng khách hàng bán lẻ tăng nhanh là bởi Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn ra. Cùng với đó, Chi nhánh cũng khai thác được nhiều đơn vị trả lương mới, đặc biệt, cung ứng các dịch vụ trả lương qua tài khoản, tín dụng, thấu chi tài
khoản cho các công nhân tại các công ty ở KCN Bình Vàng, các cụm công nghiệp Nam Quang, Minh Sơn, Thuận Hòa, Tùng Bá. Đến năm 2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều lệnh giãn cách của UBND tỉnh Hà Giang ban hành, khiến cho công tác phát triển khách hàng bán lẻ mới của Chi nhánh cũng khó khăn, nên tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng bán lẻ có phần chậm lại.
2.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Huy động vốn bán lẻ
Xác định huy động vốn nói chung và huy động vốn bán lẻ nói riêng là hoạt động quan trọng trong phát triển ngân hàng bán lẻ của BIDV Hà Giang, Chi nhánh đã có nhiều chính sách huy động vốn nhằm thu hút khách hàng tới gửi tiết kiệm và giữ chân được nền khách hàng hiện có.
Bảng 2.4: Tổng vốn huy động bán lẻ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 So sánh (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2020/
2019
2021/
2020 Tổng vốn huy
động bán lẻ 2.475,0 100,0 2.477,0 100,0 2.598,0 100,0 0,1 4,9 1. Phân theo loại tiền
VND 2.471,6 99,9 2.473,5 99,9 2.593,0 99,8 0,1 4,8
Ngoại tệ 3,4 0,1 3,5 0,1 5,0 0,2 2,9 42,9
2. Phân theo kỳ hạn
hông kỳ hạn 410,4 16,6 445,9 18,0 503,4 19,4 8,7 12,9 Có kỳ hạn 2.064,6 83,4 2.031,1 82,0 2.094,6 80,6 -1,6 3,1 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm
2019-2021
Giai đoạn 2019-2021, nguồn vốn huy động bán lẻ là nguồn vốn chủ đạo, chiếm hơn 58% tổng vốn huy động của Chi nhánh (xem bảng 2.4). Huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh năm 2021 đạt 2.598 tỷ đồng (tăng gần 5% so với năm 2020).
Trong giai đoạn huy động vốn các ngân hàng ngày càng khó khăn. Ban lãnh đạo BIDV Hà Giang đã áp dụng các linh hoạt các cơ chế, chính sách phù hợp, tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh huy động vốn từ cá nhân, từ đó đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong thời điểm các NHTM trên địa bàn tỉnh đua nhau tăng lãi suất nhưng để đảm bảo trần lãi suất huy động của NHNN, các ngân hàng còn kết hợp thêm các chính sách quà tặng hấp dẫn để giữ thị phần. Mức lãi suất huy động của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021 mặc dù không cao hơn các NHTM cổ phần trên địa bàn, nhưng với uy tín thương hiệu mạnh, cùng với đó là việc chăm sóc khách hàng tận tâm, nên đã giữ được nền khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới gửi tiền.
Huy động vốn bán lẻ là đồng nội tệ chiếm một tỷ lệ rất lớn, lên đến 99,8%
trong năm 2021, đạt 2.593 tỷ đồng. Trong khi đó, huy động vốn bán lẻ bằng đồng ngoại tệ chủ yếu đến từ các cá nhân có nguồn kiều hối trên địa bàn, với chỉ khoảng 5 tỷ đồng (quy đổi từ USD), chiếm 0,2% tổng vốn huy động. Hiện Chi nhánh nhận tiền gửi đồng ngoại tệ là USD, EUR, AUD mà một số đồng ngoại tệ mạnh khác, nhưng chủ yếu tiền gửi ngoại tệ của Chi nhánh là USD và EUR, số lượng không đáng kể. Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cũng như xuất phát từ chính sách lãi suất 0% đối với tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh.
Trong cơ cấu huy động vốn bán lẻ của BIDV Hà Giang thì huy động vốn bán lẻ có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, vơi hơn 80% trong năm 2021, mang đến sự ổn định về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bán lẻ không kỳ hạn đang có xu hướng gia tăng nhanh, với 8,7% năm 2020 và 12,9% năm 2021, đạt 503,4 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng huy động vốn bán lẻ. Mức tăng nhanh của vốn huy động không kỳ hạn là do Chi nhánh tích cực triển khai các dịch vụ TT DTM, đặc biệt là ứng dụng SmartBanking hoàn toàn mới của HSC vào năm 2021, để đáp ứng nhu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến tiền gửi thanh toán tăng nhanh.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy hoạt động huy động vốn bán lẻ với tỷ trọng chủ yếu từ huy động vốn dân cư của BIDV Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất định, đã phần nào tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng ổn định vững chắc, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
Tín dụng bán lẻ
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, trong những năm qua, BIDV Hà Giang luôn coi trọng công tác này, với phương châm: “An toàn - Hiệu quả - Bền vững”. Chính vì thế, công tác tín dụng tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao về chất và lượng.
Bảng 2.5: Dƣ nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 So sánh (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2020/
2019
2021/
2020 Tổng dƣ nợ tín
dụng bán lẻ 2.106,0 100,0 2.288,0 100,0 2.746,5 100,0 8,64 20,04 1. Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn 876,2 41,6 1.056,6 46,2 1.378,7 50,2 20,59 30,48 Trung và dài hạn 1.229,8 58,4 1.231,4 53,8 1.367,3 49,8 0,13 11,04
2. Phân theo sản phẩm Cho vay cầm cố
GTCG 40,3 1,9 52,0 2,3 22,9 0,8 29,03 -55,96
Cho vay tín chấp
lương 192,9 9,2 197,3 8,6 268,5 9,8 2,28 36,09
Cho vay phục vụ
SXKD 812,6 38,6 969,8 42,4 1.226,9 44,7 19,35 26,51
Cho vay tiêu dùng
nhà ở 878,3 41,7 869,8 38,0 973,4 35,4 -0,97 11,91
Cho vay tiêu dùng
ôtô 76,4 3,6 78,2 3,4 55,0 2,0 2,36 -29,67
Cho vay thấu chi 80,4 3,8 95,5 4,2 179,7 6,5 18,78 88,17
Cho vay thẻ tín
dụng 1,8 0,1 2,5 0,1 3,5 0,1 38,89 40,00
Cho vay khác 23,3 1,1 22,9 1,0 16,6 0,6 -1,72 -27,51
3. Phân theo TSBĐ
Có TSBĐ 1.895,1 90,0 2.070,7 90,5 2.393,5 87,1 9,27 15,59
hông có TSBĐ 210,9 10,0 217,3 9,5 352,5 12,8 3,03 62,22
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm 2019-2021
Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, với mức tăng năm 2020 là 8,64% và năm 2021 là 20,04%, đạt 2.746,5 tỷ đồng vào năm 2021. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ của Chi nhánh cũng tăng từ 54,6% năm 2019 lên thành 58,2% năm 20221, cho thấy đối tượng khách hàng bán lẻ đang là trọng tâm chiến lược trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua.
- Phân theo kỳ hạn
Dư nợ tín dụng ngắn hạn đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, với mức tăng 20,59% năm 2020 và 30,48% năm 2021. Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2021 đạt 1.378,7 tỷ đồng, chiếm 50,2% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Điều này cũng phản ánh định hướng chỉ đạo của BIDV Hà Giang trong thời gian qua, khi tập trung vào khối khách hàng bán lẻ, cho vay ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi vốn, hạn chế những RRTD có thể phát sinh khi cho vay đối với thời hạn dài.
- Phân theo sản phẩm
Cho vay phục vụ SXKD là sản phẩm cho vay bán lẻ có tỷ trọng cao nhất tại Chi nhánh. Giai đoạn 2019-2021, tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ SX D tăng từ 38,6% năm 2019 lên đến 42,4% năm 2021. Đặc biệt, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhu cầu vay vốn của người dân đối với sản phẩm này vẫn rất lớn nhằm có vốn để phục vụ ổn định, duy trì, hoặc mở rộng SXKD, khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của sản phẩm này luôn ở mức cao, đạt 26,51% trong năm 2021. Điều này là bởi đây là sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho đại bộ phận đối tượng khách hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Hà Giang, là những khách hàng có quy mô SXKD nhỏ, siêu nhỏ.
Cho vay tiêu dùng nhà ở là sản phẩm cho vay bán lẻ có tỷ trọng cao thứ hai.
Tuy nhiên, tỷ trọng của sản phẩm này đang có xu hướng giảm dần, từ 41,7% năm 2019 còn 35,4% năm 2021. BIDV Hà Giang là Chi nhánh có thế mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm cho vay gắn liền với nhà ở, cũng như các dự án đầu tư xây dựng bất động sản trên địa bàn.
Cho vay tín chấp lương và cho vay thấu chi tài khoản là hai sản phẩm có tỷ trọng lớn thứ ba và thứ tư trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, lần lượt hiếm 9,8% và 6,5% trong năm 2021. Hai sản phẩm này cũng có mức tăng trưởng dư nợ tốt trong thời gian vừa qua, với ưu điểm là không cần tài sản thế chấp, thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản.
Trong khi đó, cho vay tiêu dùng ô tô chứng kiến mức giảm nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, chỉ còn 55 tỷ đồng vào năm 2021 (giảm đến gần 30% so với năm 2020), khiến tỷ trọng giảm từ 3,6% xuống còn 2,0% trong giai đoạn 2019-2021.
Điều này là bởi ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, khiến tình hình kinh tế khó khăn, người dân cũng hạn chế mua ô tô để tiết kiệm chi phí, trong khi các lệnh giãn cách được thực hiện khiến cho nhu cầu mua ô tô để chạy dịch vụ vận chuyển cũng không còn.
Các sản phẩm còn lại như cho vay thẻ tín dụng, cho vay cầm cố GTCG và cho vay khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và không phải là thế mạnh tín dụng của Chi nhánh BIDV Hà Giang trong giai đoạn 2019-2021.
- Phân theo hình thức đảm bảo
Giai đoạn 2019 – 2021, cho thấy dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Hà Giang chủ yếu là có TSBĐ. Năm 2019, dư nợ cho tín dụng bán lẻ có TSBĐ là 1.895,1 tỷ đồng (chiếm 90% trong tổng dư nợ), đến năm 2020, dư nợ tín dụng bán lẻ có TSBĐ là 2.070,7 tỷ đồng (chiếm 90,5%) và năm 2021 là 2.393,5 tỷ đồng, chiếm 87,1%.
Điều này cho thấy, dư nợ tín dụng của BIDV Hà Giang của Chi nhánh đều có TSBĐ, với gần 90% trong cả giai đoạn này. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ đang có xu hướng giảm xuống, xuất phát từ việc Chi nhánh đẩy mạnh cho vay tín chấp tiêu dùng trong thời gian qua. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần lưu ý, bởi điều này có thể gây ra những RRTD nhất định trong tương lai.
Dịch vụ thanh toán bán lẻ
BIDV được biết đến như là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam về dịch vụ thanh toán trong nước an toàn và hiệu quả. Hệ thống thanh toán của BIDV luôn được đảm bảo an toàn, thông suốt, vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của
khách hàng vừa góp phần điều chuyển vốn linh hoạt, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn hệ thống BIDV. Chính vì vậy, hiện BIDV Hà Giang đã tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức như: thanh toán liên ngân hàng;
thanh toán bù trừ; thanh toán song phương…
Bảng 2.6: Doanh số giao dịch dịch vụ thanh toán bán lẻ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 So sánh (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2020/
2019
2021/
2020 Doanh số giao
dịch dịch vụ thanh toán
16.746 100,0 19.899 100,0 23.425 100,0 18,83 17,72 Thanh toán trong
nước 16.234 96,9 19.521 98,1 23.039 98,4 20,25 18,02 Thanh toán quốc
tế 512 3,1 378 1,9 386 1,7 -26,17 2,12
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm 2019-2021
Giai đoạn 2019-2021, doanh số giao dịch dịch vụ thanh toán bán lẻ của BIDV Hà Giang có sự gia tăng nhanh qua các năm, với mức tăng năm 2020 là 18,83% và năm 2021 là 17,72%, dẫn đến doanh số giao dịch dịch vụ thanh toán bán lẻ năm 2021 đạt 23.425 tỷ đồng.
Hiện tại, Chi nhánh đang cung ứng cho khách hàng bán lẻ dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong đó, dịch vụ thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng lớn, lên đến hơn 98% tổng doanh số thanh toán. Mức tăng trưởng của doanh số thanh toán bán lẻ cũng chủ yếu đến từ dịch vụ thanh toán trong nước.
Trong khi đó, do dịch bệnh Covid-19, các hoạt động có yếu tố nước ngoài như xuất nhập khẩu, mua bán hàng thương mại quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài để đi du
học, du lịch thăm thân hay xuất khẩu lao động bị hạn chế, khiến doanh số thanh toán quốc tế giảm sút nhanh chóng, từ mốc 512 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 386 tỷ đồng vào năm 2021, khiến tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán của BIDV Hà Giang cũng giảm theo, từ 3,1% xuống còn 1,7% trong cùng giai đoạn 2019-2021.
Dịch vụ thẻ
Hiện nay BIDV Hà Giang đang cung cấp 19 loại thẻ được phân thành 3 dòng thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng. Cụ thể:
Thẻ ghi nợ nội địa: BIDV Harmony, BIDV Etrans phổ thông, BIDV Moving, BIDV Smart. Tính năng thanh toán của dòng thẻ này bao gồm: Thanh toán trên Internet, thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), rút tiền mặt hay thực hiện thanh toán điện, nước, phí bảo hiểm,...và chuyển khoản tại các máy ATM.
Thẻ ghi nợ quốc tế: BIDV MasterCard Young Plus, BIDV MasterCard Vietravel Debit, BIDV MasterCard Ready, BIDV Mastercard Platinum Debit, BIDV MasterCard Premier. Tính năng thanh toán của dòng thẻ này bao gồm: Thanh toán trên internet, thanh toán tại ĐVCNT và rút tiền tại các máy ATM trên toàn cầu có biểu tượng Master, Visa.
Thẻ tín dụng quốc tế: BIDV MasterCard Platinum, BIDV Visa Flexi, BIDV Vietravel Standard, BIDV Visa Precious, BIDV Visa Smile, BIDV Visa Platinum Cashback, BIDV Visa Premier, BIDV Visa Platinum, BIDV Vietravel Platinum, BIDV Visa Infinite. Tính năng thanh toán của dòng thẻ này bao gồm: Thanh toán trên internet, thanh toán tại ĐVCNT và rút tiền tại hàng triệu ATM trên toàn cầu có biểu tượng Visa, Master; Chi tiêu trước trả tiền sau và được ưu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày.
Sự tăng trưởng dịch vụ thẻ được thể hiện thông qua số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh giai đoạn 2019 – 2021. Theo đó, số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, đạt 37.681 thẻ vào năm 2021 (tương ứng tăng 16,91% so với năm 2020). Trong tổng số thẻ phát hành, thẻ ghi nợ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, với hơn 95%. Trong khi đó, thẻ tín dụng quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng gần 1%.
Bảng 2.7: Số thẻ phát hành dành cho khối khách hàng bán lẻ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 So sánh (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2020/
2019
2021/
2020 Tổng số thẻ phát
hành 28.655 100,0 32.230 100,0 37.681 100,0 12,48 16,91 Thẻ ghi nợ nội địa 27.402 95,6 30.722 95,3 35.895 95,3 12,12 16,84 Thẻ ghi nợ quốc tế 1.076 3,8 1.323 4,1 1.539 4,1 22,96 16,33 Thẻ tín dụng quốc tế 177 0,6 185 0,6 247 0,7 4,52 33,51
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm 2019-2021
Một trong những điều kiện hạn chế của BIDV Hà Giang trong việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế trên địa bàn là bởi Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, có mức sống của đại đa số người dân thấp (thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ đạt 33 triệu đồng/năm vào năm 2021, thấp so với mức bình quân chung cả nước), quy mô nền kinh tế nhỏ, số lượng doanh nghiệp không nhiều.
Do đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua thẻ tín dụng quốc tế là không nhiều.
Bảng 2.8: Thống kê số Chi nhánh, PGD, máy ATM, máy POS của một số Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến thời điểm 31/12/2021
Đơn vị tính: CN, PGD, máy, %
Chỉ tiêu Chi nhánh PGD ATM POS
BIDV Hà Giang 1 6 8 55
Agribank Hà Giang 11 7 26 138
Vietinbank Hà Giang 1 5 8 85
LienvietPostbank Hà Giang 1 10 7 20
Nguồn: NHNN tỉnh Hà Giang (2021)
Bên cạnh đó, việc việc phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới phục vụ cho công tác phát hành và thanh toán thẻ của BIDV Hà Giang vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo đó, tính đến cuối năm 2021, cả hệ thống BIDV Hà Giang mới có 1 CN, 6 PGD, 8 máy ATM, 55 máy POS. Số Chi nhánh, PGD, máy ATM và POS của BIDV Hà Giang thấp hơn nhiều so với Agriank.
Một thực tế là hiện tại các máy ATM và máy POS, cũng như số thẻ phát hành của BIDV Hà Giang lại tập trung phần lớn tại thành phố Hà Giang, còn khác huyện lân cận, đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa thì số lượng máy ATM, POS cũng rất ít. Đây cũng là hạn chế trong công tác phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại của Chi nhánh.
Dịch vụ NHĐT
Hiện tại, với nền tảng CNTT hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các dịch vụ ngân hàng điện tử trong nước cũng ngày càng đa dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Bảng 2.9: Doanh số giao dịch của dịch vụ NHĐT của BIDV Hà Giang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 So sánh (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2020/
2019
2021/
2020 Doanh số giao
dịch 506,3 100,0 704,2 100,0 837,1 100,0 39,07 18,88 BIDV
SmartBanking 456,9 90,2 653,3 92,8 782,2 93,4 42,97 19,74 BIDV Business
Online 38,7 7,6 39,3 5,6 41,5 5,0 1,47 5,60
BIDV Mobile 10,4 2,0 11,2 1,6 12,8 1,5 7,72 14,61 SMS Banking 0,3 0,1 0,5 0,1 0,6 0,1 39,39 32,61
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang qua các năm 2019-2021