CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HOÀNG CẦU
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hoàng Cầu
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hoàng Cầu giai đoạn 2019- 2021
Trong giai đoạn 2019 – 2021, nền kinh tế bất ổn và chịu sự tác động nặng nề của dịch bệnh Covid – 19, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị suy yếu trầm trọng ảnh hưởng đến các NHTM. Dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của Ban lãnh đạo, Ngân hàng ACB – CN Hoàng Cầu luôn dẫn đầu trong các hoạt động về huy động và tín dụng, đặc biệt những năm gần đây tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn khá cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Hoàng Cầu trong 3 năm gần nhất (2019, 2020, 2021) được đánh giá khả quan, cụ thể:
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn
Nếu nói đến các hoạt động quan trọng, chủ chốt thì không thể không kể đến hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn mang lại nguồn thu nhập chính cho cả chi nhánh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Không có hoạt động huy động là không có NHTM, bởi ngân hàng kinh doanh dựa trên nguồn vốn. Ngân hàng cần vốn để tổ chức những hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động tín dụng, cùng với đó để mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm, tiển gửi thanh toán, tiền ký quỹ của khách hàng. Với nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng như: Tiết kiệm Phúc An Lộc, Tích lũy tương lai, Dịch vụ tài chính gia đình
36
Việt,… sẽ có những mức lãi suất phù hợp, kỳ hạn đa dạng cho khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn. Cùng với đó, ACB Hoàng Cầu đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích khách hàng gửi tiền nhiều hơn, để thu hút được nhiều nguồn vốn với lãi suất đầu vào rẻ. Điều này mang lại cho ngân hàng rất nhiều lợi ích, vừa tạo thêm lợi nhuận vừa tạo điều kiện để phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện tại, chi nhánh có đề ra rất nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn, thể hiện tình hình hoạt động cụ thể như sau:
Bảng 2. 1. Tình hình huy động vốn của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2019 - 2021 (Đơn vị: T đồng)
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tăng trưởng
Số tiền
TT (%)
Tăng trưởng Nguồn vốn
huy động không KH
2.917 72,76 3.423 73,42 17,35% 4.120 73,7 20,36%
Nguồn vốn huy động có KH
1.092 27,24 1.239 26,58 13,46% 1.470 26,3 18,64%
Tổng Nguồn vốn huy động
4.009 100 4.662 100 16,29% 5.590 100 19,91%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB chi nhánh Hoàng Cầu) Nhận xét: Nhìn chung, ACB – Chi nhánh Hoàng Cầu có sự tăng trưởng tốt về quy mô nguồn vốn. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì tổng nguồn vốn huy động năm 2020 đạt 4.662 tỷ đồng, tăng 16,29% so với năm 2019, tốc độ tăng chậm hơn so với các năm khác. Trong đó, nguồn vốn huy động không kỳ hạn năm 2020 tăng 17,35% so với 2019, nguồn vốn huy động có kỳ hạn
37
lại chỉ tăng 13,46% so với năm 2019. Điều này cũng dễ lý giải, giai đoạn này bắt đầu xuất hiện đại dịch Covid – 19 cùng với chính sách hạ lãi suất huy động của NHNN nên người dân ít gửi tiền vào ngân hàng hơn, tuy nhiên dịch bệnh nên người dân giữ tiền trong thẻ nhiều hơn và sử dụng các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking,... thay cho việc sử dụng và chi tiêu tiền mặt.
Năm 2021, quy mô nguồn vốn tăng lên 4.120 tỷ đồng, tức tăng 19,91% so với năm 2020. Điều này là do năm 2021, ACB Hoàng Cầu đã thích ứng được với sự thay đổi của dịch bệnh, để rồi đưa ra những chiến lược để thu hút thêm tiền gửi như lãi suất ưu đãi, đa dạng sản phẩm tiền gửi, miễn phí phí quản lý thẻ trong 3 tháng, với nhiều chiến dịch mở thẻ ở các khu vực lân cận,… Chính vì lý do này, kết quả huy động vốn của ACB Hoàng Cầu trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng 2020 – 2021 lại tăng trưởng rất tốt, khả quan hơn bao giờ hết.
2.1.4.2. Tình hình hoạt động cho vay
Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những hoạt động chủ chốt đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, để ngân hàng có thể tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, ACB Hoàng Cầu luôn chú trọng vào hoạt động cho vay, thường xuyên đặt ra các mục tiêu từng tuần cho nhân viên kinh doanh, họp bàn và đưa ra những biện pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay, chú trọng vào những khách hàng tiềm năng.
Ngân hàng cung cấp những sản phẩm cho vay chủ yếu như: Cho vay kinh doanh, Cho vay mua nhà, Cho vay tiêu dùng,…với rất nhiều ưu đãi, lãi suất cạnh tranh để khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp. Mặc dù bị ảnh hưởng không ít bởi dịch bệnh nhưng kết quả hoạt động cho vay những năm gần đây nhất của chi nhánh rất tốt, luôn dẫn đầu.
Tình hình hoạt động cho vay của ACB Hoàng Cầu được thể hiện qua bảng sau:
38
Bảng 2. 2. Tình hình hoạt động cho vay của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: T đồng)
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Tăng trưởng
Số tiền
TT (%)
Tăng trưởng Dư nợ cho
vay KHCN
554 20,04 650 19,85 17,33% 800 20,33 23,08%
Dư nợ cho vay KHDN
2.211 79,96 2.624 80,15 18,68% 3.135 79,67 19,47%
Tổng Dư nợ cho vay
2.765 100 3.274 100 18,41% 3.935 100 20,19%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB chi nhánh Hoàng Cầu) Nhận xét: ACB chi nhánh Hoàng Cầu là một trong những chi nhánh có thế mạnh vượt bậc về mảng tín dụng, luôn đứng đầu trong công tác tín dụng. Dựa vào bảng trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tốt, ổn định, đạt được mục tiêu đề ra. Tổng dư nợ cho vay năm 2020 tăng lên 3.274 tỷ đồng, tăng 18,41%
so với năm 2019. Trong tình hình nền kinh tế vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 mà ACB Hoàng Cầu vẫn đạt được những con số khả quan như thể này là điều đáng khen ngợi, chi nhánh cũng đã thực hiện chính sách hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất, chỉ từ 6 – 6,5% để hỗ trợ các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do dịch bệnh.
ACB Hoàng Cầu luôn chú tâm đến việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động cho vay, không ngừng đặt ra các mục tiêu đến cả chi nhánh cùng phấn đấu và cố gắng. Cũng vì lẽ đó, dư nợ cho vay năm 2021 của chi nhánh đạt đến 3.935 tỷ đồng, tăng 20,19% so năm 2020. Trong đó, dư nợ vay KHCN đạt 800 tỷ đồng, tăng thêm 23,08% so với cùng kỳ năm trước; dư nợ vay KHDN đạt 3.135 tỷ đồng, tăng
39
19,47% so với năm 2019. Ngoài ra thì năm 2021, Ban lãnh đạo cũng chú trọng vào cho vay tín chấp, thẻ tín dụng. Những khách hàng đã có quan hệ từ trước, có uy tín tốt sẽ được ngân hàng cấp thẻ tín dụng với hạn mức tùy theo dòng tiền, đồng thời đưa ra những chính sách ưu đãi như: hoàn tiền khi mua sắm ở các siêu thị, hoàn phí thường niên năm đầu, được ưu tiên đặt trước phòng khách sạn hay vé máy bay khi đi du lịch,…để khuyến khích khách hàng mở thẻ tín dụng và tiêu dùng nhiều hơn.
2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB chi nhánh Hoàng Cầu, ta cần đánh giá qua nhiều chỉ tiêu như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động 3 năm gần nhất:
Bảng 2. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: T đồng)
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Số tiền Số tiền Tăng trưởng
Số tiền Tăng trưởng Lợi nhuận sau
thuế
57,8 66,2 14,53% 80,1 21%
Huy động vốn 4.009 4.662 16,29% 5.590 19,91%
Dư nợ tín dụng 2.765 3.274 18,41% 3.935 20,19%
Doanh số từ thẻ 6,5 7,5 15,38% 9,2 22,67%
Doanh số bảo hiểm
5 5,8 16% 7 20,69%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ACB chi nhánh Hoàng Cầu) Nhận xét: Lợi nhuận sau thuế của ACB Hoàng Cầu có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid - 19 đã làm cho lợi nhuận
40
đến từ các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác tăng chậm hơn so với năm 2019. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 66,2 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2019, tương đương mức tăng trưởng 14,53%. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sự cố gắng và quyết tâm của toàn thể các cán bộ và nhân viên trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động thì chi nhánh Hoàng Cầu đã xuất sắc ghi nhận lợi đạt gần 80,1 tỷ đồng tổng lợi nhuận sau thuế, tăng 21% so với năm 2020.
Góp phần để đạt những kết quả đó, không thể không kể đến doanh thu từ bán sản phẩm thẻ và bảo hiểm. Song song cùng việc thúc đẩy hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thì doanh thu từ thẻ và bảo hiểm cũng chiếm một phần không hề nhỏ trong tổng thu. Đặc biệt, vào đầu tháng 12/2021 ngân hàng ACB đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VISA DIGI – dòng thẻ chuyên dùng để chạy quảng cáo, với ưu đãi phí chỉ còn 1% trên giao dịch, 0% nếu chạy bằng ngoại tệ, không giới hạn hạn mức và số lần thanh toán. Điều này đã đem lại cho chi nhánh một khoản doanh thu không hề nhỏ khi mà dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển sang bán hàng online và cần quảng bá sản phẩm qua các kênh như Facebook, Zalo,…Chính vì thế, doanh số từ thẻ năm 2021 đạt đến 9,2 tỷ đồng, tăng 22,67% so với cùng kỳ năm 2020, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năm 2020 so với năm 2019.