CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại 20 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Mức tăng số lượng khách hàng cho vay bán lẻ
+ Số lƣợng khách hàng cho vay bán lẻ là tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay bán lẻ thực hiện giao dịch với ngân hàng.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng Mức tăng giảm = Số lƣợng khách hàng
cho vay bán lẻ năm t - Số lƣợng khách hàng cho vay bán lẻ năm t-1 Chỉ tiêu này cho biết số lƣợng khách hàng cho vay bán lẻ năm (t) tăng giảm bao nhiêu so với năm (t-1). Số lƣợng khách hàng ngày càng tăng thể hiện sự phát triển của hoạt động cho vay bán lẻ tại các NHTM. Qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng phát triển quy mô và đối tƣợng khách hàng cho vay bán lẻ tại ngân hàng.
- Mức tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ:
Dƣ nợ cho vay bán lẻ: Là số tiền mà khách hàng bán lẻ đang nợ ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay bán lẻ phản ánh quy mô hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng. Dƣ nợ cho vay bán lẻ càng cao chứng tỏ cho vay bán lẻ của ngân hàng càng phát triển về lượng. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay bán lẻ nhằm phản ánh tình hình phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng dư nợ
cho vay bán lẻ tuyệt đối = Tổng dƣ nợ cho
vay bán lẻ năm t - Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ năm (t-1) Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ cho vay bán lẻ năm t tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:
Giá trị tăng trưởng dư nợ
cho vay bán lẻ tương đối = Mức tăng dư nợ cho vay bán lẻ tuyệt đối
x 100 % Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ năm t so với năm (t-1) về số tương đối là bao nhiêu.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng :
Tỷ trọng = Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ
x 100 % Tổng dƣ nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ cho vay bán lẻ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dƣ nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời so sánh tỷ trọng này năm sau so với năm trước. Từ đó giúp cho ngân hàng có những định hướng cụ thể trong việc phát triển cho vay bán lẻ.
- Tăng trưởng về doanh số cho vay bán lẻ:
Doanh số cho vay bán lẻ: là tổng số tiền ngân hàng cho vay bán lẻ trong kỳ, phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Nó thể hiện mức cho vay trong kì, từ đó phản ánh kết quả về việc phát triển, phát triển cho vay bán lẻ và tốc độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay bán lẻ càng cao thì việc phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng càng tốt, quy mô cho vay càng lớn. Khi so sánh sự tăng trưởng của doanh số cho vay bán lẻ nó cho thấy sự tăng giảm về hoạt động cho vay bán lẻ trong một thời gian dài, thấy đƣợc khả năng phát triển cho vay bán lẻ, cũng nhƣ chất lƣợng cho vay bán lẻ qua các năm. Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay bán lẻ của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của NHTM.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số cho vay bán lẻ tuyệt đối = Doanh số cho
vay bán lẻ năm t - Doanh số cho vay bán lẻ năm (t-1) Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay bán lẻ năm t tăng so với năm t-1 về số tuyệt đối là bao nhiêu.
+ Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tương đối = Mức tăng doanh số cho vay bán lẻ tuyệt đối
x 100 % Tổng doanh số cho vay bán lẻ năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng bán lẻ năm t so với năm (t-1).
- Chỉ tiêu tỷ trọng doanh số cho vay bán lẻ:
Tỷ trọng (%) = Tổng doanh số cho vay bán lẻ
x 100 Tổng doanh số hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay bán lẻ chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh số của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Mức tăng thị phần dư nợ cho vay bán lẻ
Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Thị phần là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nếu nhƣ các sản phẩm dịch vụ tài chính là vũ khí cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, thì thị phần chính là kết quả và mục tiêu của cạnh tranh của các NHTM. Thị phần của một NHTM là tỷ lệ phần trăm quy mô hoạt động của NHTM đó trên tổng quy mô hoạt động của các NHTM trên thị trường, được tính theo công thức:
Thị phần cho vay bán lẻ
của ngân hàng i (%) = Dƣ nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng i
x 100 Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ trên địa bàn
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển về chất lượng cho vay bán lẻ - Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay bán lẻ
Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn trả mà khách hàng không có khả năng trả nợ, nó phản ánh khối lƣợng vốn mà ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro không thu hồi đƣợc. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn với tổng dƣ nợ của ngân hàng tính đến một thời điểm xác định.
Tỷ lệ nợ quá hạn
cho vay bán lẻ (%) = Nợ quá hạn cho vay bán lẻ
x 100 Tổng Dƣ nợ cho vay bán lẻ
Nợ quá hạn là các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 2-5 theo Quyết định số 22/BHN-NHNN ngày 4/6/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong hoạt động cho vay bán lẻ. Các ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này đƣợc hạ thấp xuống đến mức thấp nhất bởi lẽ nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng đang có khả năng gặp rủi ro, nguy cơ tổn thất lớn dẫn tới việc tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ không có ý nghĩa.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng cho vay tại các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu
cho vay bán lẻ (%) = Nợ xấu cho vay bán lẻ
x 100 Tổng Dƣ nợ cho vay bán lẻ
Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3-5 theo Quyết định số 22/BHN-NHNN ngày 4/6/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh nợ xấu trong TDBL chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng cách trích lập dự phòng. Khoản dự phòng này đƣợc tính toán dựa trên tình hình dƣ nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay đƣợc đảm bảo hay không. Chỉ tiêu này càng thấp thể hiện chất lƣợng cho vay bán lẻ ngày càng đƣợc nâng cao, rủi ro của các khoản cho vay bán lẻ ngày càng đƣợc giảm thiểu.
- Tỷ lệ nợ có đảm bảo cho vay bán lẻ
Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm giữa nợ cho vay bán lẻ có tài sản đảm bảo trên tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro trong cho vay bán lẻ càng đƣợc giảm thiểu và vì vậy chất lƣợng cho vay càng cao.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay bán lẻ
có TSĐB = Dƣ nợ các khoản cho vay có TSĐB
x 100 Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ
- Thu nhập cho vay bán lẻ
Hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ đƣợc phản ánh thông qua thu nhập từ cho
vay bán lẻ hoặc tỷ trọng thu nhập từ cho vay bán lẻ trên tổng thu nhập của NHTM.
Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay bán lẻ đƣợc tính theo công thức sau:
Tỷ lệ thu nhập từ
cho vay bán lẻ (%) = Thu nhập từ cho vay bán lẻ
x 100 Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng thu nhập của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng là do hoạt động cho vay bán lẻ mang lại. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng có hiệu quả.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay bán lẻ
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng bù đắp tổn thất trong hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI