Quy trình cho vay bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

2.2.2. Quy trình cho vay bán lẻ

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2020/QH12 ngày 16/6/2010, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietinbank; Tổng giám đốc Vietinbank ban hành Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng. Trước năm 2018, Vietinbank ban hành quy trình cấp tín dụng theo phân khúc khách hàng: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ. Từ 15/01/2018 trở về đây, Vietinbank ban hành Quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng chung, không phân tách theo từng đối tƣợng khách hàng.

Luồng quy trình cho vay khách hàng nói chung, quy trình cho vay bán lẻ nói riêng bao gồm 12 bước:

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng

Cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) tìm kiếm tiếp cận khách hàng thông qua các kênh và nguồn tìm kiếm theo định hướng tìm kiếm của Ban Giám đốc chi nhánh.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Cán bộ QHKH chi nhánh, phòng giao dịch:

- Thu thập, tiếp nhận hồ khách hàng cung cấp, bao gồm:

+ Giấy đề nghị cấp tín dụng;

+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Quyết định thành lập, Giấp phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tƣ, giấy chứng nhận đăng ký thuế, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm đối với người đại của Doanh nghiệp;

+ Hồ sơ tình hình tài chính của Khách hàng: Báo cáo tài chính 03 năm liền kề + Hồ sơ về dự án, phương án cấp tín dụng;

+ Hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Các giấy tờ khác có liên quan.

- Rà soát hồ sơ khách hàng cung cấp;

- Ghi nhận thời gian tiếp cận hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng.

Bước 3: Thẩm định

Những người thực hiện thẩm định gồm: Cán bộ QHKH, Lãnh đạo phòng Giao dịch/Phòng khách hàng chi nhánh; Ban giám đốc Chi nhánh.

Cán bộ QHKH:

Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, kiểm tra thực tế, thu thập các nguồn thông tin khác (nếu có), Thực hiện thẩm định hồ sơ. Các nội dung thẩm định tối thiểu bao gồm:

- Thẩm định khách hàng;

- Thẩm định năng lực tài chính, khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng;

- Thẩm định nhu cầu đề nghị cấp tín dụng của khách hàng;

- Thẩm định dự án/phương án đề nghị cấp tín dụng;

- Thẩm định tác động đến môi trường xã hội của dự án/phương án (nếu có);

- Thẩm định biện pháp bảo đảm:

+ Xác định hạng khách hàng: Thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng.

+ Xác định cấp có thẩm quyền cấp tín dụng;

+ Lập và ký tờ trình thẩm định và quyết định/đề xuất cấp tín dụng.

Lãnh đạo phòng Giao dịch/ Phòng khách hàng chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh - Kiểm tra hồ sơ trình của cán bộ QHKH phòng Giao dịch/Phòng khách hàng chi nhánh.

- Ký tắt từng trang tờ trình thẩm định và quyết định/đề xuất cấp tín dụng, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo (nếu có) ký tờ trình.

Bước 4: Quyết định tín dụng

Cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng tại Chi nhánh.

Bước 5: Thông báo quyết định tín dụng

Cán bộ QHKH chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh; các cá nhân có liên quan.

Bước 6: Soạn thảo, ký Hợp đồng cấp tín dụng, Hợp đồng bảo đảm

- Cán bộ QHKH tại Phòng giao dịch, Cán bộ HTTD tại chi nhánh thực hiện soạn thảo.

- Lãnh đạo phòng giao dịch/phòng khách hàng kiểm soát nội dung Hợp đồng cấp tín dụng, và chuyển cho cán bộ QHKH chi nhánh/Cán bộ Hỗ trợ tín dụng trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng.

- Người có thẩm quyền ký Hợp đồng cấp tín dụng

- Cán bộ QHKH phòng giao dịch/Chi nhánh chuyển Hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng để khách hàng ký.

Bước 7: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng (nếu có)

- Các cá nhân bộ phận có liên quan thực hiện hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng tại Phòng giao dịch, chi nhánh.

Bước 8: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng

Cán bộ QHKH tại Chi nhánh, Cán bộ Hỗ trợ tín dụng, Lãnh đạo phòng Hỗ trợ tín dụng

- Cán bộ QHKH tại Chi nhánh: Chuyển hồ sơ cấp tín dụng, các tài liệu liên quan theo danh mục hồ sơ cấp tín dụng cho cán bộ Hỗ trợ tín dụng

- Cán bộ Hỗ trợ tín dụng tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng từ cán bộ QHKH tại chi nhánh/phòng giao dịch.

- Lãnh đạo phòng Hỗ trợ tín dụng: Rà soát điều kiện cấp tín dụng.

Bước 9: Giải ngân theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết - Tiếp nhận hồ sơ giải ngân.

+ Cán bộ QHKH tại chi nhánh hướng dẫn khách hàng lập giấy nhận nợ.

+ Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng.

- Thông báo tình trạng khách hàng.

+ Cán bộ QHKH tại chi nhánh lập thông báo tình trạng khách hàng in và ký thông báo tình trạng khách hàng.

+ Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và ký thông báo tình trạng khách hàng.

+ Cán bộ QHKH tại chi nhánh chuyển thông báo tình trạng khách hàng và hồ sơ giải ngân cho phòng Hỗ trợ tín dụng

- Rà soát hồ sơ giải ngân

+ Kiểm soát và ký phiếu rà soát giải ngân, ký nháy giấy nhận nợ.

+ Cán bộ Hỗ trợ tín dụng /phòng giao dịch: Trình cấp có thẩm quyền ký phê duyệt giải ngân và chuyển hồ sơ cho bộ phận giao dịch viên thực hiện giải ngân

Bước 10: Kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ.

Cán bộ QHKH tại chi nhánh thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay theo

quy trình.

Bước 11. Thanh lý Hợp đồng cấp tín dụng, Giải chấp tài sản bảo đảm.

Bước 12. Lưu hồ sơ tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)