CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, chi nhánh còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể:
Một là, danh mục các sản phẩm cho vay bán lẻ của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên so với BIDV và Agribank thì các sản phẩm cho vay bán lẻ của chi nhánh vẫn còn ít, do vậy để phát triển cho vay bán lẻ, Chi nhánh cần triển khai cung cấp đa dạng hóa thêm sản phẩm cho vay bán lẻ theo danh mục sản phẩm của Vietinbank. Tăng thêm tiện ích của các sản phẩm cho vay bán lẻ đã
cung cấp.
Hai là, số lƣợng khách hàng cho vay bán lẻ của Chi nhánh tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng giảm nhẹ từ 18,57% còn 16,28%. Số lƣợng khách hàng DNNVV còn khá khiêm tốn so với số lƣợng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Ba là mặc dù dƣ nợ cho vay bán lẻ hàng năm vẫn tăng nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh đang giảm dần từ mức 75,19% ở năm 2018 xuống còn 71,67% ở năm 2020.
Bốn là, đối tƣợng khách hàng cho vay bán lẻ của Chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Trong khi dƣ nợ cho vay DNNVV chỉ chiếm tỷ trọng 26,37% dƣ nợ cho vay bán lẻ. Tính đến tháng 6/2021, Tuyên Quang có 1.585 DNNVV đang hoạt động. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng tỉnh Tuyên Quang vẫn đƣợc đánh giá là một trong khu vực kinh tế năng động nên số lƣợng DNNVV của tỉnh vẫn tiếp tục tăng. Nhƣ vậy, Chi nhánh vẫn chƣa khai thác hiệu quả nhóm khách hàng tiền năng này.
Năm là, cơ cấu cho vay bán lẻ đa dạng nhƣng hiện vẫn bị lệch về một số dòng sản phẩm như cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, thường là các khoản cho vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa đầu vào, một số ít cho vay dài hạn để đầu tƣ máy móc, cơ sở hạ tầng, ô tô phục vụ kinh doanh. Vay tiêu dùng trước đó chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà ở, đất ở, mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống nên tỷ trọng thấp.
Sáu là, thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh trên địa bàn đang có xu hướng giảm xuống từ 23,2% ở năm 2018 còn 21,4% ở năm 2020.
Bảy là, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ của Chi nhánh đã giảm qua các năm nhƣng hiện tại, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay bán lẻ ở mức 1,06%
vẫn chưa đạt mức kế hoạch đặt ra (dưới 1%); tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,78% vẫn cao hơn mức kế hoạch đặt ra (dưới 5%). Về cơ cấu nhóm nợ cho thấy, dư nợ nhóm 5 trong cho vay bán lẻ của Chi nhánh tăng nhanh vào năm 2020 (tăng gấp 4 lần dƣ nợ nhóm 5 năm 2019). Điều này tiềm nhiều ẩn rủi ro trong cho vay bán lẻ của Chi nhánh.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, Chi nhánh chƣa thực hiện phân đoạn khách hàng nhằm tìm ra phân đoạn khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh cần cố gắng để có đƣợc. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách khách hàng cho từng phân đoạn, phần lớn các khách hàng cá nhân tới giao dịch với chi nhánh là do khách hàng tự chủ động tìm đến chi nhánh nhờ uy tín và thương hiệu của Vietinbank trên thị trường.
Hai là, sản phẩm cho vay bán lẻ của Chi nhánh hiện đã đáp ứng đƣợc hầu hết nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có những sản phẩm hầu nhƣ chƣa đƣợc triển khai tại Chi nhánh nhƣ: Sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán hay cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay hỗ trợ kinh phí học tập. Sản phẩm ít, đơn giản, không hấp dẫn nên thiếu tính cạnh trạnh.
Ba là, kênh phân phối: Hiện tại, Chi nhánh mới sử dụng kênh phân phối là kênh khách hàng giao dịch tại quầy, khách hàng tại Phòng giao dịch bán lẻ, phòng giao dịch dịch vụ. Chi nhánh chƣa phát triển các kênh phân phối khác nhƣ: bán chéo qua khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân VIP; kênh cộng đồng.
Đồng thời, công tác marketing thực hiện chƣa hiệu quả: Đối với công tác marketing đã đƣợc triển khai để quảng bá, tiếp thị sản phẩm mới tới khách hàng nhƣ: phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình, pano, áp phích,... nhƣng việc triển khai chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm và sau mỗi chương trình quảng bá sản phẩm chưa đánh giá được hiệu quả của các chương trình này. Hoạt động marketing quảng bá sản phẩm cho vay bán lẻ cũng như việc tiếp thị thương hiệu Vietinbank tới khách hàng chƣa thực sự hiệu quả, nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng. Khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các khách hàng truyền thống, chƣa có nhiều khách hàng mới tiềm năng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chƣa chú trọng và thu hút các DNNVV để khuyến khích họ tham gia sử dụng các sản phẩm.
Bốn là, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao. Cụ thể:
Hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay bán lẻ chƣa hiệu quả, dẫn đến phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
Trình độ nhân viên còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Đa số nhân viên hoạt động cho vay còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế nên thực hiện công tác
phân tích tín dụng chƣa đƣợc chính xác. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Công tác chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc: Hiện tại Vietinbank đã có chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể cho từng đối tƣợng khách hàng, trên cơ sở đó Chi nhánh đã phân giao chăm sóc tới từng cán bộ quản lý nhƣng việc chăm sóc khách hàng còn mang nặng tính hình thức chƣa đi sâu vào chất lƣợng. Cán bộ quan hệ khách hàng chƣa tạo đƣợc sự tin cậy của khách hàng, chƣa coi khách hàng như là một người bạn thân, chưa thật sự nắm bắt được tâm lý khách hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Nguyên nhân khách quan
Hệ thống pháp luật: Các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo, một số còn mâu thuẫn nhau gây khó khăn trong việc áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. Chẳng hạn nhƣ hoạt động cho vay mua nhà ngoài chịu sự chi phối các quy định của ngân hàng thì còn có các văn bản pháp luật về đất đai. Theo quy định của nhà nước, việc định giá tài sản đảm bảo là nhà, đất dựa trên khung giá của nhà nước, nhƣng thực tế, khung giá này khác xa với thực tế.
Môi trường kinh tế: Trong những gần đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục thay đổi,.... Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối lƣợng các nguồn nhân lực, tăng vốn đầu tƣ chứ chƣa tập trung tăng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả lao động nên chất lƣợng tăng trưởng thấp và chưa thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng nhưng đơn giá tiền lương của các CBNV hiện nay tương đối thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động. Nếu họ có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng e ngại do ý thức và khả năng trả nợ không cao, thu nhập lại không đƣợc thanh toán qua tài khoản Ngân hàng do đó nếu họ không đến trả nợ, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Môi trường văn hoá- xã hội: Thói quen và tập quán trong tiêu dùng của người Việt Nam là tiết kiệm, tích luỹ đủ thì mới chi tiêu. Hầu hết các khách hàng bán lẻ cho rằng vay Ngân hàng là không tốt, họ không muốn ai biết mình phải đi vay Ngân
hàng, thậm chí không muốn để lộ ra là mình đi vay. Bởi người Việt Nam có quan niệm rằng làm ăn không tốt mới đi vay. Ngay cả tầng lớp trí thức, có mức thu nhập cao cũng chưa quen với việc chi tiêu trước, trả tiền sau, đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng hiện tại bằng các khoản thu nhập trong tương lai. Trong số những người sử dụng dịch vụ Ngân hàng thì có 70% là do người quen giới thiệu, do đó người dân ít có mối quan hệ với Ngân hàng.
Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên địa bàn hiện đã có khoảng 15 tổ chức tín dụng hoạt động. Đối thủ cạnh tranh ngày càng có các hoạt động kinh doanh đa dạng và mạnh về tăng trưởng thị phần cũng như yếu tố nguồn lực hoạt động. Tuy sinh sau đẻ muộn nhƣng các chi nhánh ngân hàng TMCP khác nhƣ: SHB, Vietcombank, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Quận đội,... lại có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Đồng thời, trong thời gian qua các ngân hàng TMCP thành lập chi nhánh, PGD trên địa bàn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, gây nhiều khó khăn trong việc gia tăng thị phần hoạt động của chi nhánh.
Khách hàng chƣa biết nhiều về các sản phẩm cho vay của ngân hàng vì khách hàng vay vốn chủ yếu vì nhu cầu cần vốn để sản xuất nên còn ngại tiếp xúc với các sản phẩm cho vay bán lẻ hiện đại. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đã hạn chế phát triển cho vay bán lẻ tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn phân tích thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Vietinbank Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể:
Một là, khái quát về Vietinbank Tuyên Quang.
Hai là, phân tích thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Vietinbank Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020. Trong đó làm rõ các sản phẩm cho vay bán lẻ, quy trình cho vay bán lẻ, các biện pháp phát triển cho vay bán lẻ, các chỉ tiêu phát triển cho vay bán lẻ của Chi nhánh.
Ba là, đánh giá thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Vietinbank Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2020, trong đó nêu rõ kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển bán lẻ cho vay của Chi nhánh.
Từ đó là căn cứ để đề xuất giải pháp trong chương 3.