Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.2. Nhân tố chủ quan

- Chính sách cho vay bán lẻ của Ngân hàng

Chính sách cho vay bán lẻ được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay bán lẻ đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay bán lẻ. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức cho vay, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay đƣợc thực hiện. Các điều khoản của chính sách cho vay bán lẻ đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu vay của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách vay cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đƣa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp.

Những yếu tố trong chính sách cho vay bán lẻ đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc phát triển cho vay bán lẻ. Một ngân hàng chỉ có thể phát triển cho vay bán lẻ

khi có mục tiêu hoạt động rõ ràng được thể hiện như một định hướng trong chính sách cho vay bán lẻ. Chỉ khi ngân hàng đó xác định phát triển cho vay bán lẻ thì ngân hàng mới dồn nguồn lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Mặt khác, khi ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay bán lẻ đa dạng thì việc phát triển cũng dễ dàng và thuận lợi hơn các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản.

- Năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng

Hiện nay, khi thị trường cho vay bán lẻ đang ngày một sôi động với rất nhiều ngân hàng tham gia cung ứng nhiều sản phẩm cho vay bán lẻ đa dạng, phong phú.

Ngân hàng nào muốn tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng cần có tiềm lực tài chính lớn để đầu tƣ, phát triển sản phẩm. Uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ của ngân hàng vì những ngân hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có ấn tƣợng tốt đối với khách hàng sẽ dễ dàng thu hút khách hàng khi cung cấp ra sản phẩm mới. Sản phẩm đƣợc khách hàng sử dụng càng nhiều mới càng có cơ hội phát triển.

- Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra đề xuất quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, có thể coi cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay bán lẻ. Thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ trở nên nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian, chất lƣợng cho vay bán lẻ cao, hạn chế đƣợc rủi ro tạo ấn tƣợng cho khách hàng. Nhờ đó thu hút khách hàng, phát triển đƣợc cho vay bán lẻ. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay bán lẻ nói riêng.

- Kênh phân phối của ngân hàng

Việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng. Vì vậy, cần tích cực phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II. Chú trọng mở thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân. Cùng với việc mở rộng kênh

phân phối truyền thống - hệ thống các chi nhánh, việc đa dạng hóa kênh phân phối hiện đại đóng vai trò là một yếu tố làm nên thành công trong cuộc đua tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Điều này có nghĩa là đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Trình độ khoa học và công nghệ

Công nghệ và ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng đã giúp các ngân hàng triển khai tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ. Xã hội ngày càng phát triển thì các sản phẩm, dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao sẽ càng đƣợc khách hàng ƣa dùng, họ có thể ngồi nhà để giao dịch mà không cần phải đến ngân hàng. Sử dụng các sản phẩm này giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí đi lại cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất.

Việc phát triển công nghệ vào hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi nền kinh tế phải có hạ tầng công nghệ phù hợp, cũng nhƣ của bộ phận dân cƣ - khách hàng trong việc sử dụng những sản phẩm dịch vụ này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cho vay bán lẻ và phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại, luận văn đã hoàn thành những nội dung chính sau đây:

Một là, tổng quan về cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại.

Hai là, phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại gồm khái niệm phát triển cho vay bán lẻ, làm rõ hoạt động phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại.

Ba là, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)