Khái quát pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

1.2. Khái quát pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

 Có thể thấy rằng sự cần thiết phải có biện pháp bảo đảm trong HĐTD được thể hiện như sau:

Thứ nhất, BPBĐ có thể coi như là hoạt động không thể thiếu của HĐTD. Trên thực tế, trường hợp khách hàng không trả được nợ dẫn đến phải xử lý tài sản bảo đảm là rất ít; tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho khoản tín dụng, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng thì hiện nay mọi HĐTD đều có kèm theo biện pháp bảo đảm. Đặc biệt ở Việt Nam, giá trị tài sản bảo đảm có thể coi như là cơ sở tiên quyết để ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.

Thứ hai, do hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên cơ chế đi vay để cho vay, chính vì vậy trách nhiệm của TCTD là bảo vệ khoản vay và thanh toán cho

14

người đi vay. Do đó, nếu như một khoản vay nào đó không thu hồi được thì TCTD phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. Trong trường hợp dự trữ tiền mặt tại TCTD không có đủ để trả cho người gửi tiền thì TCTD sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán, thậm chí là phá sản. Như vậy, một phần nào đó biện pháp bảo đảm gián tiếp đóng vai trò bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Do đó, nhu cầu về biện pháp bảo đảm là cần thiết trên thực tế.

Sự cần thiết của pháp luật về biện pháp bảo đảm được thể hiện:

Với những nhu cầu quan trọng nêu trên của biện pháp bảo đảm trong việc thực thi HĐTD, đòi hỏi pháp luật cần quy định rõ ràng, cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng và bảo đảm thực thi nghĩa vụ của các bên. Nếu như không có pháp luật về các BPBĐ có thể dẫn đến mỗi tổ chức lại có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, điều đó gây mâu thuẫn, chồng chéo trong thực thi. Theo quan điểm của bản thân em, biện pháp bảo đảm là yếu tố cần, pháp luật về biện pháp bảo đảm là yếu tố đủ. Pháp luật về biện pháp bảo đảm ra đời tạo điều kiện thuận lợi để:

Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất trong thực thi và áp dụng giữa các cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý của nhà nước;

Thứ hai, pháp luật về biện pháp bảo đảm được coi như là thước đo, khuôn mẫu để các bên đối chiếu vào hành vi của mình và ngăn ngừa những trường hợp vi phạm xảy ra.

Thứ ba, việc quy định về pháp luật BPBĐ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý khi có vi phạm pháp luật về vấn đề này, tạo tính thống nhất, hiệu quả.

Cuối cùng việc ban hành quy định pháp luật được coi như là cơ sở để bên có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo thỏa thuận, hạn chế vi phạm mà bị xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, pháp luật về biện pháp bảo đảm cùng với các biện pháp bảo đảm là hai công cụ cơ bản, quan trọng và không thể thiếu khi các chủ thể tham gia vào một quan hệ tín dụng nhất định.

1.2.2. Khái niệm pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

15

Từ khái niệm HĐTD quy định tại Điều 463 BLDS năm 2015 có thể thấy rằng, HĐTD như là một dạng của hợp đồng cho vay, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự về hình thức và nội dung trong hợp đồng. Do tính chất rủi ro của việc cho vay, nên đặc trưng của HĐTD là luôn phải có các BPBĐ thực hiện hợp đồng đi kèm.

Hiện nay, theo quy định của BLDS các biện pháp bảo đảm tiền vay có thể áp dụng bao gồm: Biện pháp bảo đảm bằng tài sản (như cầm cố, thế chấp tài sản) và biện pháp bảo đảm không bằng tài sản (như bảo lãnh, tín chấp…). Pháp luật về nghĩa vụ các BPBĐ là nhằm xác lập, quy định về các điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục để áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay, đặc biệt là có những quy định khác nhau giữa BPBĐ bằng tài sản và BPBĐ không bằng tài sản.

Có thể thấy rằng pháp luật về các BPBĐ thực hiện HĐTD rất quan trọng.

Nhưng hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể về pháp luật các BPBĐ. Tuy nhiên, thông qua quá trình phân tích có thể hiểu pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng như sau:

“Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định về biện pháp bảo đảm, phạm vi, điều kiện nhằm đảm bảo sự thống nhất và thực thi trên thực tế; đồng thời là cơ sở để xử lý các trường hợp vi phạm có thể xảy ra”

Cũng giống như khái niệm pháp luật về các lĩnh vực khác, có thể thấy rằng pháp luật là bộ phận quan trọng của xã hội nói chung và quan hệ trong HĐTD nói riêng. Đó là cơ sở để các bên căn cứ áp dụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của mình;

đảm bảo cho HĐTD được thực hiện theo đúng những gì các bên thỏa thuận và không trái với những gì mà pháp luật quy định trên thực tế.

1.2.3. Nội dung của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng

Biện pháp bảo đảm trong HĐTD thực chất là một loại hình cụ thể của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, về bản chất giao dịch này có đầy đủ những dấu hiệu và nét cơ bản của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Những đặc điểm này phản ánh bản chất của biện pháp bảo đảm nói chung và trong hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng.

16 1.2.3.1. Chủ thể trong quan hệ bảo đảm

Chủ thể trong quan hệ bảo đảm có thể chia ra làm 2 nhóm đối tượng nhất định là chủ thể của quan hệ bảo đảm và chủ thể có liên quan đến quan hệ bảo đảm.

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ bảo đảm bao giờ cũng chỉ gồm hai bên, một bên được gọi là bên bảo đảm và bên kia được gọi là bên nhận bảo đảm.

Thứ hai, bên cạnh chủ thể của quan hệ bảo đảm còn xuất hiện chủ thể có liên quan đến quan hệ bảo đảm bao gồm người được bảo đảm và người giữ tài sản bảo đảm. Người được bảo đảm là một bên trong HĐTD là bên có nghĩa vụ với bên có quyền và được chủ thể thứ ba đứng ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Bên cạnh đó, người giữa tài sản bảo đảm là chủ thể hoàn toàn độc lập với HĐTD và hợp đồng bảo đảm, đây là chủ thể sẽ thiết lập một giao dịch với bên có quyền về việc sẽ thay mặt bên có quyền cầm giữ và bảo quản tài sản và không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện HĐTD.

1.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo đảm

Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ dùng tài sản hoặc uy tín của mình đứng ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ; báo cho bên có quyền về sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan đến việc bảo đảm nghĩa vụ của mình; bên cạnh đó bên bảo đảm còn có nghĩa vụ thanh toán chi phí bảo đảm, giữ gìn tài sản. Về quyền, bên bảo đảm có quyền yêu cầu bên nhận bảo đảm trả lại tài sản sau khi mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản; ngoài ra còn có quyền bán, thay thế tài sản nếu như được sự đồng ý của bên có quyền.

Vì quan hệ bảo đảm là quan hệ song vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Do đó, đối ngược lại với nghĩa vụ của bên bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thông báo cho mình biết các thông tin về tài sản cũng như sự xuất hiện của bên thứ ba; hưởng phí bảo quản, giữ gìn tài sản và tiến hành xử lý tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đồng thời, bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên kia khi nghĩa vụ đã hoàn thành; giữ gìn tài sản và bồi thường khi làm thiệt hại.

17 1.2.3.3. Trình tự thiết lập quan hệ bảo đảm

Quan hệ bảo đảm là quan hệ xuất hiện sau khi đã có hợp đồng tín dụng. Thực chất, quan hệ bảo đảm chỉ là cơ sở để các bên bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính và nó chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên trong hợp đồng không thực hiện được nghĩa vụ đã thỏa thuận. Nhìn chung, trình tự thiết lập quan hệ bảo đảm thông thường sẽ baogồm

Hình 1.1: Quy trình thiết lập quan hệ bảo đảm

Như vậy, khi phát sinh nhu cầu tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, hai bên sẽ thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng chính như lãi suất, thời gian cấp tín dụng; quyền, nghĩa vụ của các bên và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ. Thực chất, không phải mọi trường hợp các bên đều sử dụng tài sản để bảo đảm mà có những trường hợp các bên sẽ sử dụng uy tín của mình hoặc bên thứ ba. Trường hợp nào sử dụng tài sản, trường hợp nào sử dụng uy tín thì phải phụ thuộc sự thỏa thuận cũng như tính chất và thẩm quyền của các bên. Sau khi các bên đã thỏa thuận là loại biện pháp bảo đảm thì ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định biện pháp bảo đảm để đưa ra kết luận về giá trị cấp tín dụng dựa trên giá trị thẩm định và thỏa thuận thống nhất có tiến hành cấp tín dụng hay không. Kết thúc quá trình trên, khi các bên đã đồng thuận mọi điều khoản trong hợp đồng thì các bên sẽ tiến hành ký HĐTD kèm theo BPBĐ.

Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt của biện pháp tín chấp thì tổ chức chính trị- xã hội sẽ sử dụng uy tín của mình đứng ra giao kết với ngân hàng để đảm bảo khoản cấp tín dụng cho khách hàng. Sự thỏa thuận về các điều khoản chủ yếu phát sinh giữ ngân hàng và các tổ chức chính trị- xã hội, tuy nhiên chủ thể chính trong HĐTD vẫn là ngân hàng và khách hàng được cấp tín dụng.

1.2.3.4. Xử lý tài sản bảo đảm

Phát sinh nhu cầu tín

dụng

Thỏa thuận các điều

khoản

Thẩm định biện pháp

bảo đảm

Thống nhất các thỏa

thuận

Ký HĐTD và BPBĐ

18

Như đã trình bày ở trên, đối tượng của BPBĐ không có tài sản là uy tín và danh dự, do đó trong trường hợp các bên không xử lý được khoản nợ thì ngân hàng có rất nhiều rủi ro khi không bù đắp được khoản tín dụng.

Về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định: Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Việc bán tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định tại Điều 304 Bộ luật dân sự năm 2015; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (Điều 305 Bộ luật dân sự năm 2015).

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)