CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HIỆN NAY
2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng hiện nay
2.1.2. Các biện pháp bảo đảm không bằng tài sản
Đối với các BPBĐ không có tài sản, pháp luật quy định các NHTM tự chủ động trong việc chọn lọc và lựa chọn, đánh giá khách hàng. Khác với các BPBĐ bằng tài sản thì các BPBĐ như bảo lãnh, tín chấp không có sự xuất hiện của tài sản bảo đảm, mà dựa trên uy tín để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, trên thực tế các biện pháp không có tài sản bảo đảm thường gây khó khăn cho bên có quyền trong việc thu hồi khoản nợ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
2.1.2.1. Biện pháp bảo đảm bằng tín chấp a. Khái niệm biện pháp bảo đảm bằng tín chấp
Có thể hiểu, trong quan hệ tín dụng thì tín chấp là việc sử dụng uy tín của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu như 8 biện pháp còn lại, pháp luật nêu ra định nghĩa thì tín chấp không có một quy định nào rõ ràng và cụ thể, theo đó pháp chỉ quy định “Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật” (Bộ luật Dân sự, 2015).
Có thể hiểu, tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội dùng uy tín, danh sự, tiếng nói của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của các thành viên trong tổ chức. Như vậy, nếu như các biện pháp khác đối tượng các bên đem ra bảo đảm là tài sản, là vật có thể thu hồi thì đối với tín chấp không có sự xuất hiện của tài sản, mà cơ sở duy nhất để các bên thực hiện quan hệ tín dụng với nhau là uy tín.
43
Hiện nay, việc cấp các khoản tín dụng không có tài sản bảo đảm bao gồm 3 loại: cho vay tiêu dùng; phát hành thẻ tín dụng; cho vay thấu chi. Do tính chất của biện pháp bảo đảm tín chấp nên BPBĐ này chỉ áp dụng đối với uy tín của tổ chức chính trị - xã hội.
b. Chủ thể trong hợp đồng tín chấp
Bên bảo đảm bằng tín chấp theo quy định tại Điều 45 Nghị định 102/2017/NĐ-CP Nghị định Chính phủ quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định: “Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác" (Chính phủ, 2017). Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên bảo đảm trong hợp đồng tín chấp bao gồm các đơn vị Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Đây là tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có tính chính trị, nhưng các hoạt động này không nhằm mục tiêu lật đổ chính quyền.
Hiện nay, có sau tổ chức chính trị xã hội có thể đứng ra bảo đảm cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo bao gồm: “Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (Chính phủ, 2017).
Bên nhận bảo đảm trong quan hệ HĐTD là các TCTD. Đây là chủ thể cấp tín dụng và là chủ thể có quyền yêu cầu bên nhận tín dụng thực hiện đúng nghĩa vụ như các bên đã quy định trong HĐTD.
“Chủ thể được bảo đảm là cá nhân, hộ gia đình nghèo” (Bộ luật Dân sự, 2015). Hiện nay, việc xác định hộ gia đình nghèo được căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2021 Nghị định Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 ban hành các quy định xác định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022- 2025. Thực tế, hộ nghèo hiện nay được xác định dựa trên danh sách được đề nghị tại các cơ quan hành chính địa phương. Do đặc thù của loại hình bảo
44
đảm này không yêu cầu cá nhân, hộ gia đình dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ tín dụng nên loại hình này Chính phủ quy định chỉ áp dụng với các cá nhân, hộ gia đình nghèo. Nhưng, các chủ thể đó phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật do bản chất của hoạt động cấp tín dụng bằng tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội dùng uy tín của mình để đứng ra đảm bảo nghĩa vụ cho khoản vay của chủ thể khác nên tổ chức cũng phải nắm rõ tình hình kinh tế của từng chủ thể mà mình lập danh sách.
Bên nhận bảo đảm là các tổ chức tín dụng. Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.
Đây là các chủ thể có quyền căn cứ vào uy tín của các tổ chức chính trị-xã hội để cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo theo quy định pháp luật.
c. Đối tượng biện pháp tín chấp
Khác với các BPBĐ khác, đối tượng trong quan hệ tín chấp rất đặc biệt. Đó là vật vô hình, không thể thu hồi, không cầm nắm được mà chỉ được thiết lập dựa trên danh tiếng. Theo BLDS năm 2015 thì “đối tượng của biện pháp tín chấp là uy tín”, cụ thể là uy tín của các tổ chức chính trị-xã hội. “Uy tín có thể hiểu là sự tín nhiệm, mến phục được mọi người công nhân” (‘Uy tín’, 2020). Như vậy, có thể hiểu uy tín chính là giá trị, thương hiệu của một chủ thể nhất định, được các chủ thể còn lại trong xã hội thừa nhận.
Từ trước cho đến nay, BPBĐ bằng uy tín được thừa nhận từ lâu đời trong cuộc sống và được ghi nhận cả trong các văn bản pháp lý. Uy tín của một chủ thể rất quan trọng trong việc xác định tiếng nói và giá trị của chủ thể đó trong cuộc sống.
Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, bỏ qua các yếu tố về vật chất thì giá trị luôn được đề cao. Với danh nghĩa là cơ quan nhà nước đại diện cho các tầng lớp nhân dân thì uy tín càng được thận trọng và đề cao.
d. Hình thức và hiệu lực của biện pháp tín chấp
45
Giống như các biện pháp bảo đảm khác, biện pháp tín chấp trong HĐTD cũng phải được “lập thành văn bản, đồng thời phải có xác nhận của tổ chức chính trị-xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên” (Bộ luật Dân sự, 2015).
e. Quyền và nghĩa vụ chủ thể của BPBĐ bằng tín chấp
Pháp luật hiện hành, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị- xã hội, TCTD và bên vay vốn cụ thể như sau:
Bên bảo đảm bằng tín chấp là các tổ chức chính trị- xã hội có quyền “chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với TCTD cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn; bên cạnh đó là nghĩa vụ xác nhận theo yêu cầu của tổ chức cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn” (Chính phủ, 2021).
Tổ chức cấp tín dụng có quyền “yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra, sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ; phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ” (Chính phủ, 2021). Là chủ thể cho cấp tín dụng không có TSBĐ nên rủi ro đối với TCTD là rất lớn.
Người đi vay trong HĐTD có bảo đảm bằng tín chấp là cá nhân, hộ gia đình nghèo có “quyền sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay; đồng thời có nghĩa vụ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra, sử dụng vốn vay và trả đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức cho vay” (Chính phủ, 2021).
2.1.2.2. Bảo đảm bằng bảo lãnh
Tương tự như tín chấp, biện pháp bảo lãnh không có sự xuất hiện của tài sản bảo đảm. Các bên trong hợp đồng quan hệ với nhau dựa trên quan hệ đối nhân.
Trong trường hợp mà bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và chuyển giao cho ngân hàng cầm giữ thì đó là một dạng của cầm cố; còn nếu bảo lãnh bằng tài sản nhưng không chuyển giao tài sản thì pháp luật gọi đó là thế chấp. Do đó, việc dùng tài sản
46
để bảo lãnh cho nghĩa vụ của chủ thể khác không được coi như một dạng của bảo lãnh. Như vậy, không giống các BPBĐ có tài sản, bảo lãnh là biện pháp đối nhân, các bên thiết lập quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của bên còn lại.
a. Khái niệm bảo lãnh thực hiện HĐTD
Bảo lãnh thực hiện HĐTD là “việc người thứ ba (có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ nếu đủ điều kiện theo pháp luật cho phép) được gọi là bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh (là các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay (bên được bảo lãnh), nếu đến thời hạn trả nợ, bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ” (Bộ luật Dân sự, 2015).
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 25/6/2015 Thông tư về bảo lãnh ngân hàng quy định : “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”.
Như vậy, hai bên trong quan hệ bảo lãnh sẽ phát sinh quan hệ thù lao và hoàn toàn độc lập với quan hệ trong HĐTD. Khoản 2 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Nghị định Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định: “trách nhiệm của bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết về việc đã phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh”. Như vậy trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, thì thời điểm thông báo được tính từ thời điểm bắt đầu của thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Về bản chất, biện pháp bảo lãnh là việc TCTD được phép yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện phần nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
Thời gian bảo lãnh chính bằng thời gian yêu cầu của bên nhận bảo lãnh.
Tương tự, pháp luật quy định tại Điều 278 BLDS năm 2015 thì: “thời gian thực hiện bảo lãnh do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải
47
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.
Theo Phạm Văn Quyết – Lê Kim Giang “Bên nhân bảo lãnh chỉ có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm và khi đó, bên nhận bảo đảm không có quyền xử lý, thu giữ tài sản của bên bảo lãnh mà phải yêu cầu, thỏa thuận với bên bảo lãnh về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
trường hợp các bên không thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền khởi kiện tại tòa án về việc vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh” (Phạm Văn Quyết- Lê Kim Giang, 2012).
So sánh giữa bảo lãnh và tín chấp trong hợp đồng tín dụng
Giống nhau: Đều là BPBĐ đối nhân và uy tín của bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được cấp tín dụng và biện pháp trên đều phải được lập thành văn bản.
Biện pháp tín chấp Biện pháp bảo lãnh Chủ thể
đứng ra bảo đảm
Chủ thể bảo đảm chỉ có thể là tổ chức chính trị-xã hội (Bộ luật Dân sự, 2015)
Pháp luật quy định bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có thể thực hiện nghĩa vụ theo bảo lãnh (Bộ luật Dân sự, 2015).
Đối tượng Đối tượng là uy tín của các tổ chức chính trị xã hội
Đối tượng bảo lãnh có thể là tài sản hoặc nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng
Trách nhiệm Tổ chức chính trị- xã hội chỉ thực hiện hoạt động giám sát, đôn đốc chứ không có nghĩa vụ thực hiện thay cho bên được tín chấp.
Bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện thay cho bên được bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ
Nội dung Tín chấp cho cá nhân là thành Bảo lãnh cho một hoặc nhiều
48 viên của tổ chức mình trong quan hệ vay vốn với TCTD
nghĩa vụ dân sự
Bảng 2.1: Phân biệt biện pháp tín chấp và bảo lãnh
b. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh bằng tài sản
Ngân hàng chính là chủ thể nhận bảo lãnh, ngân hàng có quyền phân tích và đánh giá uy tín của chủ thể khác để đưa ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng
Bên bảo lãnh không phải là một bên của HĐTD mà một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức độc lập đứng ra bảo đảm với ngân hàng rằng mình sẽ dung uy tín để thay mặt bên có nghĩa vụ thực hiện trả nợ trong trường hợp các bên thỏa thuận.
Bên nhận bảo lãnh là chủ thể chính của HĐTD, là bên có nghĩa vụ trả nợ và được bên bảo đảm đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ của mình trước ngân hàng.
c. Đối tượng dùng để bảo lãnh
Giống với tín chấp, đối tượng bảo đảm trong quan hệ bảo lãnh là uy tín.
Nhưng uy tín ở đây là uy tín của bất kỳ chủ thể nào trong xã hội ngoại trừ uy tín của sáu cơ quan chính trị xã hôi. Chủ thể thứ ba trong trường hợp này cũng sử dụng uy tín của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể được cấp tín dụng.
Do tính đặc trưng của BPBĐ này nên các TCTD cần có quá trình đánh giá chính xác, hợp lý, khả thi về tiềm lực và uy tín của chủ thể bảo lãnh.
d. Hình thức và thời điểm có hiệu lực và thời gian bảo lãnh tài sản
Trước khi BLDS năm 2015 ra đời, “pháp luật dân sự Việt Nam quy định hình thức bảo lãnh bắt buộc phải lập thành văn bản, trong trường hợp pháp luật có quy định, văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực” (Quốc hội, Bộ luật Dân sự, 2005)
Tuy nhiên, BLDS năm 2015, không đề cập đến hình thức bảo lãnh, như vậy là phù hợp với sự phát triển của xã hội, phát huy quyền tự chủ của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
49
Như vậy, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc sau trong quá trình giao kết hợp đồng: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự…” (Bộ luật Dân sự, 2015).
Theo quy định Điều 401 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Như vậy, các bên phải thực hiện đúng như những gì quy định kể từ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, trong trường hợp có sai sót hợp đồng sẽ tiến hành sửa đổi theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
e. Phạm vi bảo lãnh và căn cứ thực hiện bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp, các bên thỏa thuận chỉ thực hiện bảo lãnh một phần thì nghĩa vụ chỉ giới hạn ở phần được bảo lãnh. Ngược lại, nếu các bên không thỏa thuận hoặc quy định bảo lãnh toàn phần thì phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ trong hợp đồng. “Nghĩa vụ được bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ trong HĐTD bao gồm tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” (Bộ luật Dân sự, 2015).
Như vậy, phạm vi bảo lãnh vấn đề quan trọng nên các bên phải thỏa thuận và ghi đầy đủ trong hợp đồng vì có thể hiểu bảo lãnh là giới hạn nghĩa vụ mà bên bảo lãnh phải thực hiện. Tuy nhiên, phạm vi bảo lãnh do các bên thỏa thuận không được vượt quá toàn bộ nghĩa vụ trong HĐTD chính.
f. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ bảo lãnh - Đối với bên bảo lãnh