Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 60 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HIỆN NAY

2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng hiện nay

2.2.1. Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản

Các bên có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, như vậy sẽ tạo thuận lợi để các bên chủ động trong việc sử dụng tài sản bảo đảm và chịu hoàn toàn trách nhiệm về thỏa thuận đó. Quan điểm chỉ đạo tạo điều kiện để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện để các bên tiếp cận nguồn vốn từ nền kinh tế.

Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, pháp luật dân sự nói chung, pháp luật về BPBĐ của ACB đã và đang được xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay theo quy định tại Quyết định số 644/NVQĐ-QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu quy định: “Tài sản bảo đảm nhóm 0 bao gồm vàng, ngoại tệ, sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, chứng từ có giá, bảo lãnh của bên thứ ba, chứng khoán;

nhóm 1 bao gồm bất động sản ở khu vực đô thị; tài sản nhóm 2 là bất động sản ở khu vực nông thôn; tài sản nhóm 3 là hàng hóa, nguyên vật liệu; tài sản bảo đảm nhóm 4 là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, các khoản phải thu quyền tài sản”. Theo tình hình nội bộ của ACB, cơ cấu tỷ lệ tài sản nhận bảo đảm năm 2021:

52

(Theo báo cáo nội bộ năm 2021)

Theo báo cáo thống kê nội bộ của ACB, phần lớn BPBĐ ở ACB là biện pháp thế chấp. Cũng giống như BLDS quy định, do bản chất của thế chấp không chuyển giao tài sản nên bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng và khai thác công dụng từ tài sản thế chấp, đồng thời bên nhận thế chấp vẫn có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên kia vi phạm nghĩa vụ. Đánh giá quý I tại ACB- PGD Kim Đồng phát sinh có 95 HĐTD mới, trong đó tỷ lệ sử dụng BPBĐ được cụ thể như sau:

(Theo thông tin nội bộ)

Như vậy, trong quý I/2022 tại ACB-PGD Kim Đồng chỉ phát sinh HĐTD mới với 3 loại bảo đảm là cầm cố, thế chấp, ký quỹ. Do bản chất của ký cược và đặt cọc nên loại hình này chưa được đề cập đến. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng đi sâu vào phân tích các vấn đề sau:

2.2.1.1. Biện pháp cầm cố tài sản

a. Các tài sản nhận cầm cố theo chính sách ACB

Hình 2.1: Cơ cấu tỷ lệ tài sản nhận bảo đảm

Nhóm 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

0 20 40 60

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược Đặt cọc

Hình 2.2:Số lượng HĐTD sử dụng các BPBĐ bằng tài sản

(đơn vi:hợp đồng)

53

Hiện nay, theo quy định nội bộ của ACB loại tài sản được sử dụng phổ biến nhất trong phương pháp cầm cố là tài sản nhóm 0 - các loại giấy tờ có giá. Do bản chất của hoạt động cầm cố là chuyển giao tài sản cho bên cấp tín dụng nên TSBĐ cho biện pháp cầm cố tại ACB chỉ bao gồm các loại giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá bao gồm sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu…. chiếm khoản 8% trong tổng giá trị của danh mục TSBĐ. Tuy nhiên, phổ biến nhất trong số đó là sổ tiết kiệm, do cầm cố đối với cổ phiếu, trái phiếu thường mang tính rủi ro cao và không có tính chất không ổn định như sổ tiết kiệm.

Thực tế tại ACB pháp luật ban hành quy định Số 15/NVQĐ-SPTDCN.22 Quy định sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống bằng cầm cố thẻ tiết kiệm, trong đó đối tượng bảo đảm bao gồm thẻ tiết kiệm/ số dư tiền gửi/ vàng mặt/ ngoại tệ mặt/

giấy tờ có giá đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống. Như vậy, đối tượng nhận bảo đảm bằng cầm cố theo quy định của ACB giống quy định trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, áp dụng thực tế tại ACB- PGD Kim Đồng hoạt động cầm cố chỉ áp dụng đối với tài sản là sổ tiết kiệm, bởi đây là loại tài sản có giá trị ổn định, khả năng thanh khoản cao, thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi để ACB xử lý khoản tín dụng khi bên được cấp tín dụng không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo quy định.

Việc bảo đảm HĐTD bằng cầm cố đối với vàng, cổ phiếu trái phiếu ở ACB không thực sự phổ biến, chỉ chiếm 2% trong số tài sản bằng biện pháp cầm cố, do tính chất phức tạp, biến động và rủi ro của loại tài sản này. Do đó, khi thiệt hại xảy ngân hàng phải thanh lý biện pháp bảo đảm đó, nhưng do tính chất phức tạp của nó dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ vay.

b. Chủ thể của biện pháp cầm cố

Tại Điều 4 quy định Số 15/NVQĐ-SPTDCN.22 Quy định sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống bằng cầm cố quy định đối tượng khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng có độ tuổi từ 18 trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân hoặc pháp nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động từ 2 năm trở lên theo quy định pháp luật. Như vậy, đối tượng chủ thể là pháp nhân theo quy định tại ACB phải hoạt động từ 2 năm trở lên và kinh doanh các ngành nghề ACB quy định.

54

Điều đó có thể thấy rằng, ACB đang thu hẹp phạm vi chủ thế cấp tín dụng, nguyên nhân xuất phát từ mục đích tránh rủi ro cho ACB trong quá trình cấp tín dụng. Về bản chất, các doanh nghiệp mới thành lập là những chủ thể còn non kém, theo thống kê tại Sở Lao động và báo cáo từ Fundera (2021) có 30% doanh nghiệp sau 2 năm và đến 70% các doanh nghiệp mới sau 5 năm sẽ phá sản, tỷ lệ trên là không hề nhỏ. Qua đó có thể thấy rằng, ACB đang đưa ra một mốc thời gian là 2 năm, đây là khoảng thời gian mà ACB thấy rằng đủ để đánh giá tình hình tài chính khách hàng, từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không.

Về cấp tín dụng cá nhân, ACB quy định tương tự BLDS năm 2015 cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể. Tuy nhiên, để là chủ thể được cấp tín dụng thì ngoài yếu tố về năng lực pháp luật, chủ thể đó còn phải thỏa mãn điều kiện về năng lực tài chính và nguồn tài sản bảo đảm cho khoản vay.

c. Biện pháp bảo đảm bằng cầm cố tại ACB

Năm 2012, xảy ra vụ việc điển hình giữa ACB và ông Nguyễn Tuấn Anh khi 2 bên đã ký kết hợp đồng cầm cố chính khoản tiền vay tại ACB để nhằm mục đích vay mua chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu EIB với hạn mức lần một là 100 tỷ đồng và lần hai là 100 tỷ đồng; ông Tuấn Anh, ACB và công ty chứng khoán đã ký hợp đồng cầm cố hơn 9.4 triệu cổ phiếu EIB; sau đó khách hàng đã rút toàn bộ cổ phiếu EIB và bổ sung BPBĐ của bên thứ ba là giấy tờ cam kết, chứng thư bảo lãnh.

Năm 2012, khách hàng không có khả năng trả nợ nhưng bên thứ ba không thực hiện nghĩa vụ thay cho ông Tuấn Anh do bên thứ ba cho rằng ACB chưa có văn bản chấp thuận với cam kết thanh toán; dẫn đến năm 2018, ngân hàng đã khởi kiện ra toà do khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi; bản án sơ thẩm đã tuyên ông Tuấn Anh phải thanh toán cho ngân hàng số tiền gốc và lãi là hơn 84 tỷ đồng và yêu cầu bên thứ ba phải liên đới thực hiện nghĩa vụ; tuy nhiên Tòa án tuyên bố ACB không có thẩm quyền xử lý TSBĐ do thủ tục chuyển giao cổ phiếu (Đầu tư chứng khoán chuyên trang của báo đầu tư, 2019). Như vậy, ACB đã kháng cáo quyết định sơ thẩm của tòa án do không được quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên

55

thứ ba. Đây được coi là vụ việc tranh chấp điển hình giữa ngân hàng và khách hàng trong việc cầm cố tài sản để đảm bảo cho HĐTD.

Hiện nay, tạ ACB đang có chương trình “Vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá” với chương trình trên thì trong 4 tháng đầu năm ACB- PGD Kim Đồng đã thu về 57 HĐTD, đem lại mức dư nợ là 8 tỷ cho ACB.

2.2.1.2. Biện pháp thế chấp tài sản

a. Các tài sản nhận thế chấp theo chính sách ACB

Qua thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng tại ACB cho thấy, biện pháp thế chấp tài sản được sử dụng phổ biến trong hầu hết HĐTD. Nếu như quy định tại biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên có quyền nắm giữ, thì trong quan hệ thế chấp, bên bảo đảm chỉ nhận quyền đối với tài sản đó mà không có sự chuyển giao về tài sản, đồng thời lợi ích của các bên vẫn đạt được. Do những tính chất đặc biệt của cầm cố mà đây được coi là biện pháp sử dụng phổ biến nhất tại ACB.

Theo báo cáo nội bộ quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất chiếm 80% trên tổng danh mục của TSBĐ, bơi do tính chất không chuyển giao và giá trị tài sản lớn nên khi sử dụng làm TSBĐ thì sẽ được cấp hạn mức cao mà khách hàng vẫn có thể sử dụng TSBĐ này.

Tài sản phổ biến thứ hai là phương tiện vận chuyển và phổ biến nhất là oto, tuy nhiên tại ACB rất thận trọng khi cấp tín dụng đối với loại tài sản này vì tài sản dễ hao mòn và giảm giá trị.

Mặc dù tài sản ở ACB là bảo đảm về chất lượng nhương khá nghèo nàn về quy mô, danh mục tài sản chỉ bao gồm 4 loại chính: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, giấy tờ có giá, quyền tài sản, trong đó quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, do tính chất dễ hao mòn và khó thẩm định giá trị nên tài sản nhận thế chấp ở ACB chỉ dừng lại ở tài sản nhóm 0,1,2. Phần lớn tài sản thuộc nhóm 3,4 không được sử dụng làm TSĐB tại ACB. Tuy nhiên, không phải tất cả tài sản đều được nhận bảo đảm theo quy định ACB, hiện nay ACB không nhận thế chấp đối với các tài sản/ quyền tài sản đối với

56

các tài sản bị cấm giao dịch hoặc không đủ điều kiện nhận thế chấp theo quy định pháp luật (Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu, 2018).

Đối với bất động sản: bất động sản được nhận bảo đảm theo quy định tại ACB bao gồm nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp. Theo chính sách nhận tài sản bảo đảm của ACB quy định tại Điều 6 Quyết định số 644/NVQĐ- QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu chia bất động sản ra thành 2 nhóm.

Bảng 2.2: Nhóm tài sản BĐS nhận thế chấp tại ACB

STT Loại tài sản bảo đảm Nhóm tài sản bảo đảm Đối tượng nhận thế chấp Nhóm nhận thế

chấp bình thường

Nhóm kiểm soát nhận thế chấp

I Bất động sản nhóm 1 1 TSBĐ là nhà ở, căn hộ

chung cư, đất thổ cư tọa lạc tại đô thị có giấy tờ sở hữu đầy đủ, hợp

Pháp

Nhóm nhận thế chấp bình thường Trường hợp TSBĐ trên đất thuê trả tiền thuê đất 1 lần phải thỏa điều kiện

Trường hợp còn lại

Quyền sử dụng đất & tài sản gắn liền với đất

57 2 TSBĐ hình thành

trong tương lai là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở trên đất thổ cư/ đất sở hữu ổn định, lâu dài, đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng hợp lệ tọa lạc tại đô thị

Các trường hợp cho vay và nhận thế chấp theo quy định

Quyền sử dụng đất & tài sản trên đất hình thành trong tương lai.

Quyền phát sinh từ Hợp đồng

II Bất động sản nhóm II 1 TSBĐ là nhà ở, đất thổ cư tọa lạc tại nông thôn có giấy tờ sở hữu đầy đủ, hợp pháp

Nhóm Nhận thế chấp bình thường

Trường hợp còn lại

Quyền sử dụng đất & tài sản gắn liền với đất.

2 TSBĐ hình thành trong tương lai là dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên đất thổ cư/đất sở hữu ổn định, lâu dài, đã có GCN QSDĐ và Giấy phép xây dựng hợp lệ tọa lạc tại

nông thôn

Phù hợp với quy định pháp luật

Quyền sử dụng đất & tài sản trên đất hình thành trong tương lai.

Quyền phát sinh từ Hợp đồng

58 3 Nhà xưởng, văn phòng

và các công trình khác gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài có đầy đủ chứng từ sở hữu, sử dụng hợp pháp

Nhóm nhận thế chấp bình

thường

Tài sản gắn liền với đất

4 Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với quyền sử dụng đất giao/ đất thuê trả tiền thuê đất 1 lần, đầy đủ chứng từ sở hữu, sử dụng hợp pháp.

Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với đất giao/ đất thuê trả tiền thuê đất một lần

Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với giao/ đất thuê trả tiền thuê đất một lần

Tài sản gắn liền với

đất

5 Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, hợp

Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với quyền sử dụng đất

Nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác gắn liền với quyền sử dụng đất thuê

Tài sản gắn liền với đất

59

lệ thuê trả tiền hàng

năm

trả tiền hàng năm

6 Đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh: đất giao có thu tiền sử dụng đất

Thời hạn giao đất còn lại lớn hơn hoặc bằng thời hạn vay + 5 năm

Các trường hợp còn lại

Quyền sử dụng đất

7 Đất làm cơ sở sản xuất kinh doanh: đất thuê trả tiền thuê đất 1 lần hoặc đất thuê trả tiền thuê đất nhiều lần

Thỏa mãn các điều kiện về mục đích, thời gian

Các trường hợp còn lại

8 Đất thuê trả tiền hàng năm

KCN/CCN/KKT/KCX

Nhận thế chấp Quyền phát sinh từ hợp đồng

Các trường hợp còn lại

Quyền phát sinh từ hợp đồng thuê đất

(Quyết định số 644/NVQĐ-QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc ACB) - Đối với tài sản khác bất động sản: Theo chính sách của ACB tài sản nhận thế chấp quy định tại Điều 6 phụ lục 2: Chính sách nhận tài sản bảo đảm khác bất động sản Ban hành kèm theo Quyết định số 644/NVQĐ-QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc quy định về các loại tài sản nhận thế chấp khác bất động sản, bao gồm:

Bảng 2.3: Nhóm tài sản khác bất động sản nhận thế chấp tại ACB

60

STT Loại tài sản bảo đảm Nhóm tài sản bảo đảm Nhận thế chấp bình

thường

Kiểm soát nhận thế chấp

I Tài sản bảo đảm nhóm 0 1 Vàng; ngoại tệ; số dư tiền

gửi tại ACB

Nhận thế chấp bình thường

2 Số dư tiền gửi, giấy tờ có giádo các TCTD khác phát hành.

TCTD nằm trong danh sách được ACB chấp nhận và còn hạn mức phê duyệt.

TCTD không nằm trong danh sách được ACB chấp nhận hoặc không còn hạn mức phê duyệt

3 Giấy tờ có giá/ chứng khoán do Chính phủ, Kho bạc nhà nước

Nhận thế chấp bình thường

4 Hối phiếu Thỏa mãn các trường

hợp thanh toán theo quy định

Các trường hợp còn lại

II Tài sản bảo đảm nhóm 3 1 Hàng hóa, nguyên vật liệu

thế chấp bằng hình thức lô hàng

III Tài sản bảo đảm nhóm 4

1 Phương tiện vận tải xe máy Nhận thế chấp bình

61

chuyên dung thường

2 Máy móc thiết bị

(Quyết định số 644/NVQĐ-QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc ACB)

Theo thực tế tại ACB- PGD Kim Đồng tài sản là động sản chỉ chiếm 5% số lượng TSBĐ bằng tài sản bởi tính chất của động sản dễ dịch chuyển, giá trị tài sản dễ hao mòn, có thể mất mát trong quá trình bên thế chấp sử dụng.

b. Điều kiện nhận thế chấp tài sản

Theo quy định tại Phụ lục 2.1: Các trường hợp ACB không nhận thế chấp/nhận thế chấp có điều kiện Ban hành kèm theo Quyết định số 644/NVQĐ- QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu quy định để 1 tài sản được nhận thế chấp phải thỏa mãn các điều kiện:

+ Không thuộc danh mục tài sản bị cấm giao dịch 1 và không nhận thế chấp theo quy định ACB; tài sản chưa thế chấp tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào;

+ Đối với doanh nghiệp: Khi cấp HĐTD chỉ nhận bất động sản thuộc sở hữu của chính chủ, bản thân giám đốc, thành viên góp vốn và bố mẹ, con của giám đốc và thành viên góp vốn. Đây là chính sách mới thay đổi theo công văn D137/NVCV- SPTDCN.22 không cho phép nhận tài sản bảo đảm đối với tài sản thuộc sở hữu của anh chị em giám đốc. Điều này đã gây bất lợi cho ACB khi phải thay đổi hầu hết các HĐTD có TSBĐ thuộc sở hữu của anh chị em thành viên góp vốn. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đối với ACB khi phải thu hẹp đối tượng nhận bảo đảm.

Thực tế, khi tái cấp HĐTD, tất cả tài sản rơi vào trường hợp đã trình bày trên thì không được tái sử dụng để bảo đảm cho HĐTD.

1 Mục A Phụ lục 2.1: Các trường hợp ACB không nhận thế chấp/nhận thế chấp có điều kiện Ban hành kèm theo Quyết định số 644/NVQĐ-QLRRTD.18 ngày 30/11/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)