Giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị với cơ quan tổ chức về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp dồng tín dụng hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị với cơ quan tổ chức về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp dồng tín dụng hiện nay

3.2.1. Đối với nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần có một khái niệm hoàn chỉnh, đơn giản phản ánh đúng bản chất của biện pháp tín chấp, đảm bảo được rằng tất cả các chủ thể đều có thể hiểu và áp dụng các quy định về vấn đề này. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, thống nhất và sát thực tế.

Cần có sự thống nhất trong các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

78

trong việc đề ra các hình thức thực hiện biện pháp bảo đảm một cách cụ thể, thống nhất, tránh chồng chéo giữa hai văn bản khác nhau nhưng quy định chung về một vấn đề gây khó khăn cho quá trình triển khai tại các NHTM.

Thứ hai, pháp luật cần mở rộng hóa danh mục tài sản bảo đảm mang tính đặc thù như các loại quyền tài sản, quyền sử dụng đất, chứng khoán, giấy tờ có giá,…

mặc dù đã được đề cập đến trong các biện pháp bảo đảm nhưng pháp luật cần quy định rõ hơn về các loại đối tượng tài sản dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thứ ba, cần sửa đổi khái niệm Tài sản trong BLDS năm 2015 để tạo sự thống nhất trong nhận thức về tài sản với pháp luật của các nước vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc xác định và lựa chọn tài sản bảo đảm. Khái niệm tài sản tại Điều 105 BLDS năm 2015 chỉ mang tính chất liệt kê, không nêu được bản chất của tài sản nên gây khó khăn cho các chủ thể trong việc phân loại tài sản.

Tóm lại, với các điều kiện như trình bày ở trên, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo điều kiện để quá trình thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm được diễn ra an toàn, thuận tiện và bảo vệ tối ưu quyền lợi của TCTD trong trường hợp tài sản có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cần nâng cao và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động cấp tín dụng.

3.2.2. Đối với ACB

Bản thân ACB là một NHTM trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Ngoài việc chịu ảnh hưởng chỉ đạo từ Đảng, Nhà nước, các chính sách của xã hội, thì bản thân ACB cũng cần phải có những biện pháp, quy trình nội bộ để giải thích, cụ thể hóa các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của tổ chức mình. Trước tiên, để làm được điều đó, ACB cần có sự thống nhất ở phía cơ quan cấp trên cùng với bộ máy pháp chế để đưa ra định hướng chính sách và hướng dẫn thi hành nhằm xây dựng các quy định mang tính xác thực.

79

+ Mở rộng phạm vi nhận tài sản bảo đảm đối với biện pháp thế chấp tài sản thuộc sở hữu của anh chị em hoặc của người thứ ba để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có quyền, điều đó tạo điều kiện để nâng mức dư nợ của ACB lên so với hiện tại.

+ ACB cần có một văn bản thống nhất quy định về biện pháp bảo đảm cũng như đối tượng nhận bảo đảm, tạo điều kiện thống nhất để các bên có thể áp dụng, đặc biệt tạo thuận lợi cho nhân viên trong quá trình tìm kiếm các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

+ Pháp luật ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung cần có cách hiểu đúng đắn về biện pháp tín chấp, cần ban hành quy định cụ thể để điều chỉnh về vấn đề này, tránh trường hợp các bên lợi dụng kẽ hở pháp luật để cố tình đánh tráo khái niệm, cấp mọi khoản tín dụng không có TSBĐ đều gọi tên là tín chấp. Để làm được việc đó thì không chỉ cơ quan ban hành pháp luật, mà các cấp lãnh đạo, chủ thể có thẩm quyền cần ngay thẳng, chính trực, không vì những cái lợi trước mắt mà cố tình hiểu sai khái niệm do Quốc hội ban hành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những tồn đọng trong hệ thống pháp luật về biện pháp bảo đảm, xã hội đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm trong cấp tín dụng tại các NHTM bằng cách thống nhất hệ thống pháp luật về biện pháp bảo đảm, kiến nghị liên quan đến mở rộng danh mục tài sản bảo đảm và phương hướng xử lý tài sản bảo đảm.

Để thể hiện đúng bản chất khái niệm và trách nhiệm, cần tránh có sự nhầm lẫn giữa khái niệm và cách hiểu thực tế, đồng thời đảm bảo sự thống nhất về thuật ngữ sử dụng cho các văn bản pháp lý, tạo sự thống nhất trong các điều khoản của BLDS với tư cách là đạo luật chung điều chỉnh về vấn đề này và hoàn thiện pháp chế hệ

80

thống ACB về lĩnh vực giao dịch bảo đảm, em đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật như sau:

BLDS năm 2015 cần quy định cụ thể về bản chất của tín chấp để tránh các trường hợp các chủ thể có tình lợi dụng pháp luật để thực hiện những hành vi mang tính chất sai phạm để giải quyết vấn đề chính sách tín dụng và chính sách ưu đãi cho cá nhân, hộ gia đình nghèo.

Việc cụ thể hóa pháp luật ACB phải dựa trên những quy định nền cảm của hệ thống pháp luật chung, tránh trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó hiểu cho khách hàng trong quá trình cấp tín dụng.

Thực chất, BPBĐ là một công cụ nhằm bảo đảm, là bộ phận bổ trợ cho hợp đồng chính, do đó nếu các bên áp dụng đúng như những gì đã cam kết thì biện pháp bảo đảm sẽ không phải thực hiện và tài sản bảo đảm sẽ không phải xử lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)