CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
3.1. Phương hướng và các yêu cầu hoàn thiện pháp luật các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
đồng tín dụng
3.1.1.1. Khắc phục những bất cập trong các quy định về biện pháp bảo đảm Trong những năm qua, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng đối với đường lối đổi mới kinh tế tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về biện pháp bảo đảm nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật về biện pháp bảo đảm chưa thực sự phát huy được vai trò của mình là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích cho các chủ thể phát sinh trong quan hệ HĐTD.
Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đang ở mức đáng báo động mà một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là do khung pháp lý điều chỉnh biện pháp bảo đảm còn nhiều bất cập, hạn chế tồn đọng nên gây ra tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật, kết hợp với sự tha hóa trong đạo đức của một số bộ phận cán bộ tín dụng đã thực hiện cấp tín dụng trái pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Một trong số các vụ việc gần đây liên quan đến hệ thống ngân hàng ACB là vụ việc ông Lê Hùng Cường-Giám đốc phòng giao dịch Nguyễn Hữu Thọ (ACB) bị tố cáo chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng. Do đó, nhiệm vụ quan trọng
74
trong giai đoạn hiện nay là khắc phục những bất cập trên bằng cách hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật.
Để pháp luật về hoạt động tín dụng phát sinh hoàn thiện và phát sinh hiệu quả thì phải đáp ứng được các yếu tố sau:
Thứ nhất, tiêu chí về tính an toàn: Đảm bảo tính an toàn cho khoản vay bằng việc thiết lập hệ thống quy định pháp luật đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới.
Đặt ra những tiêu chí, bảng đánh giá cụ thể để đánh giá các khoản vay, từ đó có thể nhận định các khoản vay có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, tính hiệu quả về kinh tế: tính hiệu quả về kinh tế được thể hiện ở 3 khía cạnh: các bước nhằm xác lập quan hệ tín dụng, quá trình thực hiện nhanh chóng và chi phí thực hiện phù hợp.
Thứ ba, tính mềm dẻo, linh hoạt trong các quy định về BPBĐ xuất phát từ các yếu tố về chủ thể, mục đích tín dụng, mối quan hệ của chủ sở hữu tài sản bảo đảm với bên được bảo đảm,…
Mặc dù, pháp luật về lĩnh vực này đã có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước. Nhưng thực tế, có quá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề, mỗi văn bản lại quy định một cách khác nhau điều đó gây rối loainj cho các chủ thể trong quá trình thực thi và áp dụng. Trong thời gian tới, nhà nước cần rà soát tất cả các văn bản pháp luật nhằm loại bỏ những văn bản không phù hợp, hướng đến sự thống nhất trong quy định và áp dụng của các văn bản pháp luật chuyên ngành như pháp luật về đất đai, nhà ở, về công chứng,…. Các quy định về BPBĐ trong HĐTD là một bộ phận của quy định bảo đảm trong BLDS, do đó có thể coi BLDS là văn bản pháp lý gốc cho các quy định về bảo đảm.
3.1.1.2. Bảo đảm lợi ích chung của nền kinh tế, lợi ích chung của xã hội
Do đòi hỏi sự phát triển của xã hội, pháp luật không ngừng phát triển, sửa đổi và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Pháp luật chỉ thực sự phát sinh hiệu quả khi phù hợp với tình hình xã hội và dự phóng được các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Sự biến đổi không ngừng của xã hội, đặt ra yêu cầu pháp luật không ngừng thay đổi để điều chỉnh mọi vấn đề của xã hội. Tính minh bạch trong các thông tin liên
75
quan đến tài sản bảo đảm là một yêu cầu không thể thiếu trong bối cảnh các giao dịch tín dụng được phát triển với số lượng ngày càng lớn.
Pháp luật điều chỉnh về biện pháp bảo đảm cần dung hòa lợi ích kinh tế với việc bảo đảm các lợi ích khác trong xã hội. Mục tiêu chủ yếu của biện pháp bảo đảm là bảo đảm quyền cho ngân hàng trong mọi trường hợp rủi ro xảy ra mà bên kia không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
3.1.1.3. Biện pháp bảo đảm phù hợp với pháp luật quốc tế
Quá trình hội nhập hóa phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó đặc biệt là các biện pháp bảo đảm trong HĐTD. Hiện nay, có nhiều quan điểm khái niệm pháp lý, nhiều quy định về biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm của pháp luật Việt Nam không phù hợp và tương tích với pháp luật các nước trên thế giới. Ví dụ, khái niệm về vật quyền, trái quyền được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới nhưng pháp luật Việt Nam không đề cập đến vấn đề này. Do đó, việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu pháp luật Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần có sự nghiên cứu bài bản, có hệ thống, tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTD Trong giai đoạn hội nhập và phát triển, hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về các BPBĐ trong HĐTD là việc làm cần thiết. Thực tế hiện nay, mặc dù pháp luật có những sự thay đổi nhất định nhưng các văn bản pháp luật điều chỉnh về BPBĐ còn tồn tại những yếu tố phi thị trường và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn đời sống. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật cần xác định rõ các bất cập về pháp luật và BPBĐ để thực hiện hợp đồng.
Pháp luật về biện pháp bảo đảm và đăng ký BPBĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho thị trường vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng. Do đó, pháp luật về BPBĐ trong những năm qua đã từng bước hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn xã hội đời sống kinh
76
tế, cũng như phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế trên thế giới. Mặc dù pháp luật đã có sự thay đổi để phù hợp với những thay đổi của xã hội và pháp luật quốc tế nhưng trên thực tế, các quy định về BPBĐ vẫn còn nhiều bất cập và tồn động những rủi ro gây khó khăn cho các chủ thể trong quá trình áp dụng.
Thứ nhất, quy định về tài sản bảo đảm. Theo quy định tại Điều 295 BLDS năm 2015 quy định về tài sản bảo đảm: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được; tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”. Có thể thấy rằng, pháp luật dân sự năm 2015 đã thay đổi thuật ngữ “tài sản bảo đảm”
thay cho thuật ngữ “vật bảo đảm nghĩa vụ dân sự”2, đây là một tiến bộ của pháp luật. Về bản chất, nội hàm khái niệm vật nhỏ hơn nội hàm khái niệm tài sản, do đó dùng thuật ngữ tài sản góp phần đa dạng hóa đối tượng của BPBĐ. BLDS năm 2015 có những nét tiến bộ hơn BLDS năm 2015 khi bãi bỏ điều kiện TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, thay vào đó TSBĐ còn có thể là tài sản của bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho các bên thực hiện nghĩa vụ. Cách tiếp cận này phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và pháp luật các nước trên Thế giới nói riêng, tuy nhiên vẫn còn những nét hạn chế nhất định:
Danh mục tài sản bảo đảm theo pháp luật hiện hành còn bó hẹp đối với các tài sản mang tính chất đặc thù, điều đó sẽ gây khó khăn cho các chủ thể trong quá trình lựa chọn tài sản để đảm cho cho nhu cầu tín dụng của mình.
Tiếp cận BPBĐ theo điều 295 BLDS năm 2015 như trình bày ở trên thì TSBD có thể thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba khác, tuy nhiên bên được bảo đảm phải chứng minh được mình có quyền sử dụng đối với tài sản đó. Tuy nhiên, đối với tài sản hình thành trong tương lai, tại thời điểm sử dụng làm TSBĐ vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Do đó, việc dung TSBĐ đó yêu cầu bên bảo đảm bắt buộc chứng minh được quyền của mình đối với tài sản đó.
2 Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2005
77
Thứ hai, về giá trị của tài sản, pháp luật quy định có giá trị có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch bảo đảm trên thực tế thì giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị cấp tín dụng trên thực tế để bảo vệ quyền lợi của TCTD trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh lý các nghĩa vụ tài chính.
Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận về mức cấp tín dụng bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, điều đó gây thiệt hại cho bên nhận tài sản khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán. Mặc dù pháp luật quy định như vậy nhưng trên thực tế, để bảo vệ quyền lợi của TCTD trong trường hợp rủi ro xảy ra thì hạn mức cấp tín dụng luôn thấp hơn giá trị của tài sản bảo đảm.
Thứ ba, bất cập trong việc thế chấp nhà ở. Nhà ở mặc dù giá trị lớn nhưng pháp luật quy định chỉ được dùng làm TSBĐ ở một TCTD, mà không được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng. Điều này gây bất lợi cho các chủ thể có nhu cầu tín dụng khi không được dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ cho nhiều TCTD. Nhưng với quy định như vậy, TCTD sẽ có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình xử lý TSBD.
Thứ tư, đặc biệt hệ thống các quy định pháp luật bảo đảm hiện nay còn tản mạn, chồng chéo, phức tạp, mâu thuẫn, khó cho việc theo dõi, thực hiện. Biểu hiện là các quy định về bảo đảm có sự thống nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải,… Điều đó gây ra những mâu thuẫn trong cách hiểu, cách áp dụng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến áp dụng các BPBĐ.