Đánh giá thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng và thực tiễn thi hành tại NHTM cổ phần Á châu

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HIỆN NAY

2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng và thực tiễn thi hành tại NHTM cổ phần Á châu

Về bản chất, BPBĐ trong HĐTD nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng chính, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ ngay cả khi không có BPBĐ. Nhưng, sự có mặt của BPBĐ là cơ sở hữu hiệu để bên cấp tín dụng đảm bảo an toàn cho khoản vay. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có những quy định nội bộ về các BPBĐ để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống ngân hàng.

Trên thực tế, pháp luật điều chỉnh về các BPBĐ có những nét nổi bật, thể hiện tính đột phá và phù hợp với xã hội, tiêu biểu có những ưu và nhược điểm nhất định:

- Về ưu điểm:

+ Phải kể đến là vai trò quan trọng của Quốc hội trong quá trình ban hành kịp thời BLDS năm 2015 để quy định điều kiện đối với các biện pháp bảo đảm. BLDS năm 2015 khá mở và tiến bộ hơn so với các Bộ luật trước đó, từ đó tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức bảo đảm cũng như mở rộng quy mô bảo đảm cho HĐTD.

Nhìn tổng thể pháp luật điều chỉnh về BPBĐ so với BLDS năm 2015 đã có sự tiến bộ vượt bậc. Biểu hiện là việc pháp luật ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP Nghị định Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đây được coi

69

là nghị định chính quy định các BPBĐ bên cạnh BLDS, là cơ sở để giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

+ Pháp luật hiện hành đã quy định về vật quyền cùng với những quy định về trái quyền. Điều đó có nghĩa là cho phép chủ sở hữu tài sản được quyền khai thác, quyết định, sử dụng làm nghĩa vụ bảo đảm, đồng thời bảo vệ quyền của chủ nợ trong việc xử lý tài sản bảo đảm;

+ Sự mở rộng về BPBĐ thực hiện nghĩa vụ bao gồm cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, điều đó là phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính đột phá. Bởi khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà các bên không thực hiện theo quy định thì tài sản và quyền sở hữu được xử lý dễ dàng, thuận tiện;

+ Pháp luật đã có sự đúc rút các kinh nghiệm từ thực tế, biểu hiện là các quy định về TSBĐ đã được mở rộng hơn khái niệm vật bảo đảm quy định tại BLDS năm 2005, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để các bên sử dụng tài sản nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình;

+ So với thông lệ quốc tế, việc pháp luật quy định điều chỉnh biện pháp bảo đảm thành hai hình thức chính là có tài sản bảo đảm và không cố tài sản bảo đảm góp phần giúp các bên linh hoạt lựa chọn được biện pháp phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định, từ đó đưa ra những chiến lược và kế hoạch cho từng định hướng chính sách phát triển.

- Nhược điểm: Dù pháp luật đã ngày càng hoàn thiện và bám sát theo yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội và sự toàn cầu hóa giao lưu pháp luật quốc tế, nhưng theo đánh giá của em thì pháp luật điều chỉnh về các BPBĐ vẫn tồn tại những bất cập nhất định.

+ Thứ nhất, tất cả các BPBĐ pháp luật đều đưa ra khái niệm mang tính bản chất của vấn đề. Tuy nhiên, đối với biện pháp tín chấp, pháp luật không đưa ra được khái niệm cụ thể, điều đó gây khó khăn cho các chủ thể trong xã hội thi hiểu về vấn đề này. Biểu hiện là trên thực tế, toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng và các chủ thể trong xã hội nói chung đã có cách hiểu và cách áp dụng không đúng về biện

70

pháp này. Điều đó là một kẽ hở pháp luật, các bên có thể lợi dụng nó để thực hiện các hành vi sai trái, thủ tiêu nguồn vốn của ngân hàng;

+ Thứ hai, danh mục tài sản bảo đảm hạn chế, mang tính đặc thù, các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chưa thực rõ ràng và khả thi. Điều đó gây khó khăn cho chủ thể áp dụng và khó khăn cho cơ quan xử lý.

+ Thứ ba, BLDS hiện hành ra đời từ năm 2015 nhưng mãi đến năm 2021 Nghị định Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới được ra đời. Điều đó có nghĩa là thực tiền áp dụng pháp luật đã sử dụng nghị định 163/2006/NĐ-CP Nghị định về giao dịch bảo đảm để điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng bảo đảm. Điếu đó gây khó khăn cho các chủ thể bởi các quy định trong BLDS cũ không còn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn trong thời buổi lúc bấy giờ;

+ Mặc dù hiện nay đã có Nghị định điều chỉnh cụ thể về vấn đề này, nhưng trên thực tế thì các quy định trong Nghị định 21/2021/NĐ-CP Nghị định Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chưa thể hiện được hết tất các các vấn đề mà các bên quan tâm như là các chính sách hay giá trị bảo đảm đối với từng biện pháp cụ thể

+ Cuối cùng, mặc dù các biện pháp đều được gọi tên như vậy, nhưng trên thực tế các bên vẫn có những các hiểu chưa bản chất của từng biện pháp, từ đó dẫn đến những mâu thuẫn trong việc quy định và áp dụng các BPBĐ trong HĐTD.

Từ những đáng giá cụ thể của việc ban hành các quy định của pháp luật, gắn vào thực tế áp dụng tại ACB, có thể thấy rằng việc triển khai các quy định đó có những ưu điểm và những bất cập nhất định:

- Ưu điểm:

+ Từ những quy định chung của pháp luật ACB đã xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về các BPBĐ, cụ thể là ACB đã ban hành các quy định về các loại tài sản được sử dụng cho từng loại biện pháp bảo đảm nhất định.Vấn đề trên đã tạo điều kiện cho khách hàng cũng như nhân viên kinh doanh có thể đưa ra những lời khuyên cho khách hàng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng mà không ảnh hưởng đến lợi ích của ACB.

71

+ Khác với các BPBĐ trong BLDS, pháp luật ACB có sự thu hẹp về biện pháp bảo đảm, việc thu hẹp như vậy vừa mang lại tích cực và tiêu cực cho ACB. Về tích cực, mục tiêu mà ACB hướng đến là lợi nhuận và mong muốn của ACB khi cho vay là phải thu hồi được khoản vay, do đó việc loại bỏ biện pháp đặt cọc, ký cược khi quy định về biện pháp bảo đảm tại điều kiện để ACB bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp xấu nhất là phải thu hồi khoản nợ thì giá trị của TSBĐ vẫn lớn hơn giá trị của khoản vay.

+ Ngoài ra, việc quy định rõ ràng ACB không nhận cấp tín dụng cho các chủ thể khác mà không có tài sản bảo đảm. Về thực tế thì nó hoàn toàn là phù hợp, nhằm bảo vệ lợi ích cho ACB. Nếu các bên khi tham gia vào quan hệ tín dụng mà không có tài sản bảo đảm thì rủi ro xảy ra là rất lớn bởi trong quá trình kinh doanh thua lỗ là điều không tránh khỏi. Do đó, trong quá trình thực hiện tín dụng khó có cơ sở nào để các bên tin tưởng giao tài sản cho nhau ngoại trừ có cơ sở là tài sản bảo đảm. Vậy nên, pháp luật ACB quy định như vậy cũng chỉ là dự phòng rủi ro mà ACB có thể gặp phải trong quá trình thực hiện HĐTD.

- Nhược điểm:

+ Việc ACB giới hạn phạm vi nhận bảo đảm đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của anh em thành viên góp vốn điều đó gây bất lợi cho ACB so với các tổ chức tín dụng khác trong quá trình cấp tín dụng. Bởi trên thực tế, các TCTD khác vẫn cấp tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của anh em giám đốc công ty. Như vậy, ACB có thể dễ dàng mất khách hàng nếu như khách hàng không có tài sản nào khác để đảm bảo cho khoản tín dụng trên.

+ Tìm hiểu về pháp luật ACB, có thể thấy rằng ACB chưa có một văn bản cụ thể nhằm điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm, phần lớn các biện pháp bảo đảm nằm rời rạc ở nhiều văn bản khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho chính nhân viên ACB trong quá trình nghiên cứu công văn, lựa chọn, đưa ra tư vấn hợp lý nhất cho khách hàng.

+ ACB quy định không cấp tín dụng trong trường hợp khách hàng không có TSBĐ, mặc dù vậy trên thực tế ACB vẫn đang cấp thẻ tín dụng cho khách hàng mà không có sự ràng buộc về tài sản bảo đảm. Điều đó có thể thấy rằng pháp luật ACB

72

đang đó sự mâu thuẫn trong việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật trên thực tế. Từ đó, đòi hỏi pháp luật cần phải bao quát và hoàn thiện hơn khi quy định về BPBĐ.

+ Ngoài ra, ACB đang có cách hiểu sai về tín chấp, biểu hiện là ACB đang cho phép cấp tín chấp bằng thẻ tín dụng. Đối chiếu theo quy định của BLDS thì tín dụng là việc sử dụng uy tín của tổ chức chính trị-xã hội để đảm bảo nghĩa vụ cho các nhân, hộ già đình nghèo. Tuy nhiên, tín chấp theo quan điểm của ACB là sử dụng chính uy tín của chủ thể vay để đảm cảo cho nghĩa vụ vay đó. Điều đó là hoàn toàn không phù hợp với luật chung. Như vậy, pháp luật điều chỉnh về biện pháp bảo đảm nói cung và pháp luật ACB nói riêng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự thống nhất hiệu quả trong việc ban hàng và thực thi.

Pháp luật dân sự cần có những quy định cụ thể và văn bản hướng dẫn điều chỉnh về vấn đề này, tạo cơ sở hành lang pháp lý để các bên áp dụng và soi chiếu thực thi trên thực tế.

Pháp luật ACB mặc dù có những ưu điểm nhất định, nhưng cũng tồn tại những hạn chế. Do đó, đòi hỏi cơ quan pháp chế ACB không ngừng đổi mới và hoàn thiện, trước hết là có cách hiểu đúng đắn về tín chấp và đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm để đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như không khiến ACB rơi và trường hợp phải từ bỏ khách hàng chỉ vì yếu tố biện pháp bảo đảm không đáp ứng được quy định pháp luật.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

BPBĐ trong HĐTD là cơ sở để các bên phòng ngừa rủi ro, bổ trợ cho hợp đồng chính, góp phần ngăn ngừa và xử lý hậu quả trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầu đủ nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.

BPBĐ về cơ bản chỉ là biện pháp dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chính trong HĐTD. Bên cạnh đó, góp phần ngăn ngừa và khắc phục hậu quả tiêu cực do việc bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do các bên quy định.

73

Biện pháp bảo đảm trong HĐTD của ngân hàng thương mại cũng là việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện với hợp đồng chính nhưng có những đặc điểm riêng thể hiện rõ nét ở tài sản bảo đảm, nghĩa vụ bảo đảm và phạm vi cụ thể. Chính nhờ đặc điểm này mà BPBĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Hiện nay, mỗi hệ thống ngân hàng đều xây dựng cho mình hệ thống danh sách các biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện chủ động và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, khi áp dụng các quy định của pháp luật về BPBĐ, điều đó làm cho khoản tín dụng có thể lâm vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi khi BPBĐ không thực hiện được mục đích của mình

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nhìn từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)