CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT MIỄN, GIẢM THUẾ NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID 19
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm pháp luật về miễn, giảm thuế
“Pháp luật về miễn, giảm thuế là những quy định pháp luật thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế”. Thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về miễn, giảm thuế. Chẳng hạn có quan điểm cho rằng nhiều nội dung miễn, giảm thuế đã được quy định ở căn cứ tính thuế (xác định khởi điểm thu nhập chịu thuế, xác định mức thuế suất thấp hơn trong những trường hợp đặc biệt) bên cạnh những quy định cụ thể ở phần miễn, giảm thuế. Tuy vậy, cách nhìn nhận này cũng chưa cho chúng ta thấy được
13
sự khác biệt giữa miễn, giảm thuế với những ưu đãi thuế khác. Miễn, giảm thuế được quy định trong luật thuế thường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, thời gian miễn giảm…
Miễn, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ không giống nhau giữa các đối tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn, giảm thuế các chủ thể này phải thực hiện theo trình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu thuế sẽ phê duyệt theo quyền hạn được phân cấp.
Các nước trên thế giới có nội dung pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 cụ thể khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mỗi quốc gia.
1.2.1 Nội dung pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp a, Đối tượng được miễn, giảm thuế
Là các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế b, Căn cứ tính thuế
Đối với DN có một số loại thuế sau miễn, giảm sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi, mỗi loại thuế lại có căn cứ tính thuế khác nhau với mỗi sắc thuế trong đó đều quy định những ưu đãi miễn, giảm thuế
• Thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới không áp dụng đối với các trường hợp doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu. Ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là việc Nhà nước tạo ra một số điều kiện nhất định cho các đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
• Thuế giá trị gia tăng
14
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên do đang áp dụng thuế doanh thu với 11 mức thuế suất sang thuế giá trị gia tăng có 4 mức thuế suất, nên khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng một số doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong xử lý đầu ra trong thời gian đầu chuyển đổi từ thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng. Nhằm giúp các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi chính sách thuế, ở phần tổ chức thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng có một đoạn quy định xét miễn giảm thuế đối với một số trường hợp trong đó có trường hợp do dịch bệnh.
• Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hằng năm và 5 năm 2021-2025. Các trường hợp được giảm thuế tài nguyên bao gồm: Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
• Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mục tiêu là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội. Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng
15
cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát thải. Tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, chi phí cho việc bảo vệ môi trường,tuyên truyền tác động đến ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.