Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19 và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID 19 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.6 Đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện, những hạn chế đó bao gồm thực tiễn quy định pháp luật và thi hành bảo đảm thực thi hiệu quả trên phạm vi TP Hà Nội. Cụ thể:

Thứ nhất, việc quy định doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng mới được giảm 30% thuế TNDN, có thể thấy quy định mức doanh thu này không được phù hợp do đã loại bỏ một số doanh nghiệp nhỏ và vừa bị loại khỏi danh sách hỗ trợ.

Bởi theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, một trong những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Thứ hai, Việc giảm thuế GTGT qui định ở NĐ 15/2022/NĐ-CP ở loại hàng hóa, dịch vụ mức thuế suất 10% xuống 8% với một số mặt hàng. Một số doanh nghiệp không biết mặt hàng kinh doanh của mình có thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT hay không? Doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu gặp khó khăn, vướng mắc trong việc kiểm tra mã số doanh nghiệp, mã hồ sơ. Không những vậy, trong quá trình kê khai thuế và nhiều kế toán doanh nghiệp phàn nàn rằng việc kiểm toán, đối chiếu, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ của công ty không có trong danh mục gây ra vấn đề.

61

Xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp vẫn áp dụng mức thuế suất 10% trong khi hàng hóa, dịch vụ đó theo qui định chỉ là 8%.

Thứ ba, Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 đã giảm thuế xăng, dầu… . nhằm giảm giá bán xăng dầu. Tuy nhiên, giá xăng dầu vào kỳ điều hành ngày 01/04 vẫn phải phụ thuộc vào giá thế giới. Ví dụ, thuế BVMT giảm 2.000 đồng/lít nhưng giá thế giới tăng tới 3.000 đồng/lít thì mỗi lít xăng vẫn tăng 1.000 đồng.

Thứ tư, vẫn còn nhiều doanh nghiệp ý thức chấp hành về thuế chưa cao, các doanh nghiệp thực hiện các hành vi như: kê khai thấp giá trị thu nhập, giá trị mua bán hàng hóa dịch vụ, thậm chí nhiều DN còn không cả kê khai thuế nhằm trốn tránh những nghĩa vụ thuế phải nộp. Đối với mỗi DN kinh doanh các lĩnh vực khác nhau sẽ xảy ra những hành vi trốn thuế khác nhau.

Thứ năm, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tiếp tục được tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt; dữ liệu nợ thuế từng bước được chuẩn hóa. Tuy nhiên, năm 2021 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, NNT chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, công tác đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế, vì vậy, cũng gặp nhiều khó khăn.

Đối với các khoản nợ lớn liên quan đến đất đai có tính chất phức tạp cần phải có sự phối hợp của nhiều sở, ngành... dẫn đến việc giải quyết miễn, giảm thuế còn chậm.

2.6.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:

Thứ nhất, do nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp còn chưa cao do đó các vấn đề liên quan đến miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid còn chưa nắm bắt được.

Thứ hai, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về thuế của các doanh nghiệp vẫn còn thấp xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, chậm tiền thuế, lách thuế còn diễn ra nhiều.

Thứ ba, xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh, tạm nghỉ kinh doanh do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng không đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Theo quy định của NĐ 01/2021/NĐ-CP: “ Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời

62

hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm”(Chính phủ,2021). Nếu không đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ rất khó để có thể hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid để có thể miễn, giảm thuế giúp doanh nghiệp.

Thứ tư, hệ thống luật pháp chính sách miễn, giảm thuế thay đổi nhanh chóng nên còn bộc lộ nhiều sự hạn chế so với với thực tiễn. Tiến độ tham mưu, xây dựng VBQPPL cấp Thông tư còn chậm so với thời gian đăng ký; việc trả lời, hướng dẫn vướng mắc của NNT đôi khi còn chậm trễ, chưa kịp thời.

Thứ năm, công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra căn cứ chủ yếu vào dữ liệu ngành thuế, chưa kết hợp được dữ liệu từ các cơ quan bên ngoài; còn tình trạng trùng lắp kế hoạch thanh tra; một số đơn vị có rủi ro nhưng chưa được bao quát trong kế hoạch; một số cuộc thanh tra kiểm tra còn kéo dài; công tác nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra vào hệ thống toàn ngành chưa kịp thời...

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp phân tích rủi ro đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên, việc theo dõi, đôn đốc nộp số thuế phát hiện sau thanh kiểm tra vào ngân sách còn hạn chế, số thuế đã nộp vào ngân sách vẫn còn thấp, chiếm 73% so với tổng số thuế kiến nghị truy thu và phạt phát hiện tăng thêm sau thanh tra kiểm tra.

Thứ bảy, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã triển khai sâu rộng nhưng vẫn còn một bộ phận NNT chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về thuế; cố tình kê khai sai, thiếu số thuế phải nộp hoặc chây ỳ, dây dưa nợ thuế; gian lận các khoản tiền thuế phải nộp dưới mọi hình thức.

63

Thứ tám, một bộ phận cán bộ thuế, bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm; không thường xuyên cập nhật thông tin, trao dồi kiến thức để tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Do đó việc triển khai các quy định của pháp luật không dược hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những lý luận chung về miễn, giảm thuế ở Chương 1 từ đó qua những tìm hiểu phân tích những quy định pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và phân tích về những tác động của quy định pháp luật đến các nguồn thu NSNN, đối với doanh nghiệp được hưởng những lợi ích. Trong công tác thực thi quy định pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên khi áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn cũng bộc lộ những hạn chế. Đã đề cập đến một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19.

64

Một phần của tài liệu Pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19 và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)