CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID 19 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.4. Thực trạng pháp luật về giảm thuế bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ
2.4.1 Thực trạng quy định pháp luật về giảm thuế bảo vệ môi trường
Theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I của Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26-9-2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) về Biểu
53
thuế bảo vệ môi trường đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2022 là 1.500 đồng/lít, giảm 50% so với mức quy định trước đó. Từ ngày 1-1-2023 trở đi, mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng trở lại là 3.000 đồng/lít. Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 nêu trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022 và bãi bỏ Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21-12-2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội: “Đồng ý giảm thuế bảo vệ môi trường theo mức đề nghị của Chính phủ. Mức điều chỉnh áp dụng từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 01/01/2023, mức thuế này sẽ thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 579 về Biểu thuế bảo vệ môi trường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Trước đó, theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày nêu rõ điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn như sau: Xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít;
Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít; Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg; Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít.. Tờ trình nêu rõ, xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Giải pháp nghiên cứu điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp phù hợp và cần thiết. Việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường này sẽ góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ, từ đó làm hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, ổn định lạm phát...”(UBTVQH,2022).
2.4.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về giảm thuế bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19
Theo Minh Chiến (2022) cho rằng: “Theo tính toán của Bộ Tài chính, giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như trên góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) tương ứng là 2.200 đồng/lít
54
đối với xăng; 1.100 đồng/lít đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn; 1.100 đồng/kg đối với mỡ nhờn; 770 đồng/lít đối với dầu hỏa. Với việc giảm thuế thì số thu ngân sách Nhà nước từ 1-4 đến hết năm 2022 sẽ giảm khoảng 23.954 tỉ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã tính toán, việc giá dầu thô thế giới và giá xăng dầu trong nước liên tục tăng trong thời gian qua và được dự báo là có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ có tác động làm tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu từ dầu thô. Qua đó, sẽ bù đắp số giảm thu do việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo phương án trên. Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế chủ động tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho người nộp thuế trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các Chi cục Thuế trên địa bàn kịp thời triển khai thực hiện áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh giá dầu thô có xu hướng tăng cao, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp”(Người lao động,2022)13
Theo Taras Ivanov: “Trong thời gian gần đây, giá xăng dầu thế giới tăng liên tục, dẫn đến giá bán lẻ trong nước lập đỉnh cao nhất trong 8 năm qua. Giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Bởi đây là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Giá xăng dầu tăng đồng nghĩa với chi phí sản xuất tăng, điều này sẽ tác động đến một loạt vấn đề. Giá xăng dầu tăng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vô hình chung khiến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của cả nước bị ảnh hưởng. Trong suốt 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, thậm chí tăng chi phí để vừa sản xuất vừa phòng dịch. Đến năm 2022 được cho là bước đệm để doanh nghiệp lấy lại phong độ và phát triển, thì giá nhiên liệu đầu vào tăng liên tục từ đầu năm khiến các doanh nghiệp đã lao đao nay còn lao đao hơn. Các chuyên gia cho rằng, giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng hóa đi lên, tạo áp lực lên lạm phát, giảm hiệu quả gói phục hồi kinh tế của Chính Phủ. Thậm chí, có khả năng làm vô hiệu hóa một số chính sách tài khóa (cắt giảm 2% thuế giá trị gia tăng)
13 https://nld.com.vn/kinh-te/giam-thue-moi-truong-gia-xang-giam-2200-dong-lit-20220330112538373.htm
55
mà Chính phủ đã triển khai nhằm kích cầu, giảm áp lực lạm phát mới đây”14( Sputnik,2022).
Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích về tác động này, cho biết rằng: “Xăng dầu là một loại vật tư chiến lược quan trọng. Nó là yếu tố đầu vào của nhiều ngành, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người dân.
Bởi vậy giá nhiên liệu tăng khiến chi phí giá thành tăng. Điều này làm khó khăn thêm chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời khiến lạm phát tăng, đầy là điêu bất khả kháng”(Bộ Tài chính,2022).
Nhìn chung có thể thấy quy định pháp luật về giảm thuế bảo vệ môi trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là ngành hàng không. Có thể thấy các DN ngành hàng không được hưởng lợi từ quy định này rõ rệt nhất kể từ khi Covid 19 bùng phát và trở lên căng thẳng dẫn đến việc cấm xuất cảnh số lượng khách hàng và chuyến bay khai thác sụt giảm rất nghiêm trọng rất nhiều doanh nghiệp ở ngành hàng không của một số nước trên thế giới bị phá sản nổi bật trong đó là Philippines Airlines, Latam Airlines, Grupo Aeromexico, Avianca. Nếu không đưa ra các quy định thay đổi về giảm thuế bảo vệ môi trường để cứu vãn một số ngành doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề thì có thể thấy rằng một số DN kinh doanh lĩnh vực như hàng không sẽ bị phá sản do đó quy định này khá phù hợp và được mọi doanh nghiệp, người dân đón nhận nhiệt tình do giá xăng dầu được giảm bớt thuế.