CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID 19 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2 Thực trạng pháp luật về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
2.2.1 Quy định pháp luật về giảm thuế GTGT nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
bởi dịch Covid 19 2.2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật giảm thuế GTGT năm 2021
Đối với giảm thuế GTGT được quy định tại điều 3 NQ 406/NQ-UBTVQH15 và Điều 3 NĐ 92/2021/ NĐ-CP theo đó: “Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ” sau đây:
Đối tượng hàng hóa, dịch vụ
Đối tượng dịch vụ, hàng hóa sản phẩm được giảm thuế giá trị gia tăng do doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, phân phối được là giảm thuế GTGT được quy định tại khoản 1 Điều 3 NĐ 92/2021/NĐ-CP: “Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí; cụ thể chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo Phụ lục 1 Danh mục hàng hóa, dịch vụ được
39
giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản này không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến; trường hợp hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng ”(Chính phủ,2021). Có thể thấy những sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa được mà doanh nghiệp phải đóng thuế GTGT là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid gây ra. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, góp phần gỡ bỏ chút gánh nặng giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phục hồi và phát triển.
Mức giảm thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 NĐ 92/2021/NĐ-CP: “Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này;Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này”(Chính phủ,2021). Có thể thấy Nghị định đã quy định mức giảm thuế suất cho cả hai phương pháp khấu trừ và doanh thu do đó sẽ hỗ trợ được mọi doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Tương tự 2 phương pháp tính thuế thì trình tự,thủ tục thực hiện đối với từng phương pháp cũng được quy định rõ ràng tại khoản 3 điều 3 NĐ 92/ NĐ-CP : “Đối với doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi mức thuế suất theo quy định (5%
hoặc 10%) x 70%; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán . Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên
40
hóa đơn giá trị gia tăng; Đối với doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột Thành tiền ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15”(Chính phủ,2021).
Một số lưu ý được quy định tại khoản 4,5,6,7 Điều 3 NĐ 92/2021: “Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ thì khi lập hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có); Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng; Doanh nghiệp, tổ chức quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Phụ lục giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng”(Chính phủ 2021).
2.2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về giảm thuế GTGT năm 2022
Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với một số nội dung nổi bật cụ thể trong đó quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 điều 3 tại Nghị quyết
41
43/2022/QH15 quy định rằng: “Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt” Cụ thể tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn thuế, giảm thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định tại Điều 1 Nghị định quy định:
Nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT là 10%: “Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”(luatvietnam.net)
Mức giảm thuế suất GTGT căn cứ khoản 2 điều 1 NĐ15/2022/NĐ-CP: Tại Nghị định cũng quy định rõ mức giảm thuế suất đối với từng phương pháp tính thuế của doanh nghiệp: “Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này; Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20%
mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này”(Chính phủ,2022).
Lưu ý:
“Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác
42
sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng”( NĐ15/2022/NĐ-CP).
“Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng” (khoản 4 điều 1 NĐ15/2022/NĐ-CP).
“Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có)” (khoản 5 điều 1 NĐ15/2022/NĐ-CP).
“Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng” ( khoản 6 điều 1 NĐ15/2022/NĐ-CP).
“Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng” (khoản 7 điều 1 NĐ15/2022/NĐ-CP).
Thực hiện các quy định pháp luật của việc giảm thuế GTGT 8%
Có thể thấy mức giảm thuế GTGT với cả việc giảm mức thuế GTGT xuống còn 8%
đối với một số mặt hàng thì việc đó tạo ra sự kích cầu mạnh mẽ đối với người tiêu dùng
43
qua đó các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi và nguồn thu nhà nước cũng thế. Có thể thấy quy định pháp luật về việc giảm thuế GTGT và giảm mức thuế suất xuống 8% đối với 1 số mặt hàng là rất phù hợp điều này vừa được người dân và doanh nghiệp hồ hởi, hưởng ứng ủng hộ chính sách mới này. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh,2021 cho rằng:
“Giảm thuế VAT, người tiêu dùng sẽ được giảm phần phải trả cho ngân sách, qua đó kích thích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, sẽ kích cầu gián tiếp, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Việc giảm thuế VAT sẽ có tác động ngay, sức lan tỏa nhanh hơn nhiều so với các chính sách giảm thuế TNDN, vì vậy giảm thuế VAT để kích thích kinh tế sẽ có tác dụng rất tốt trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm thuế VAT sẽ hiệu quả hơn khi nền kinh tế về cơ bản đã trở lại trạng thái bình thường, các ngành phát triển trở lại. Với một số ngành có sức cầu yếu do dịch bệnh kéo dài, như ngành dịch vụ, du lịch... tác động của giảm thuế VAT sẽ không được nhiều. Bởi nhiều khu du lịch giảm giá nhưng người dân vẫn sợ dịch bệnh nên không dám đi. Tất nhiên, nhìn trên phạm vi tổng thể, việc giảm thuế VAT sẽ kích thích cầu, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hơn, tính lan tỏa lớn hơn”.