Thực trạng pháp luật về miễn tiền chậm nộp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19

Một phần của tài liệu Pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19 và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID 19 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.5 Thực trạng pháp luật về miễn tiền chậm nộp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19

2.5.1 Thực trạng quy định pháp luật về miễn tiền chậm nộp

Theo quy đinh tại Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15Điều 4 Nghi định 92/2021/NĐ-CP cụ thể là:

14 https://vn.sputniknews.com/20220225/-cong-43-thue-phi-vi-sao-thue-xang-dau-khong-the-giam-luc-nay- 13913229.html

56

Đối tượng được miễn nộp chậm theo quy định của khoản 1 Điều 4 NĐ92/2021/NĐ- CP quy định rõ ràng: “Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020” (Chính phủ,2021).

Xác định số tiền chậm nộp được miễn: Theo quy định của khoản 2 Điều 4 NĐ92/2021/NĐ-CP quy định: “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ dữ liệu quản lý thuế, xác định số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 của người nộp thuế để ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp” (Chính phủ,2021).

Thẩm quyền miễn tiền chậm nộp: Theo quy định của khoản 3 Điều 4 NĐ 92/2021/NĐ-CP quy định: “Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quyết định miễn tiền chậm nộp đối với người nộp thuế”(Chính phủ,2021).

Trình tự, thủ tục, hồ sơ xử lý miễn tiền chậm nộp: theo quy định của khoản 4 Điều 4 Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định: “ Người nộp thuế lập văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp, trong đó nêu rõ số lỗ phát sinh của kỳ tính thuế năm 2020 theo Mẫu số 01/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bằng phương thức điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, để xác định điều kiện lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 làm căn cứ xem xét miễn tiền chậm nộp. Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì gửi kèm Biên bản hoặc quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế). Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (Mẫu

57

số 02/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (Mẫu số 03/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp. Trường hợp người nộp thuế đã được miễn tiền chậm nộp nhưng cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo quy định của Nghị định này thì cơ quan thuế ban hành quyết định thu hồi quyết định miễn tiền chậm nộp” (Chính phủ,2021).

Tuy nhiên NĐ 92/2021/NĐ-CP quy định Khoản 5,6 Điều 4: “Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo khoản 1 Điều này khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền có quyết định, thông báo làm tăng số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp thì người nộp thuế không phải nộp số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 đối với số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp tăng thêm nếu đáp ứng điều kiện lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020; Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền chậm nộp trước thời điểm Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành thì không xử lý lại” (Chính phủ,2021).

2.5.2 Thực tiễn thi hành miễn tiền chậm nộp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Theo Nhật Minh (2021), “Hà Nội:Miễn tiền phạt, nộp chậm thuế do thực hiện giãn cách”, Thời báo tài chính Việt Nam cho rằng: “Để tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành công văn số 29592/CTHN-KK ngày 29/7/2021 hướng dẫn về chính sách thuế không xử phạt nếu người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND. Theo đó, trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân có trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ (thường trú, tạm trú) nằm trong vùng bị cách ly, khu vực bị cách ly theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu phát sinh nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian bị cách ly không thể thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo đúng quy định pháp luật, dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

58

Ngoài được miễn tiền chậm nộp, tiền phạt, một nội dung khác mà nhiều doanh nghiệp rất quan tâm, đó là khoản thiệt hại do dịch bệnh gây ra có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hay không? Cá nhân có được giảm thuế thu nhập cá nhân hay không? Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT- BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tự xác định tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật”(Nhật Minh,2021). Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết rằng : “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn, Cục Thuế TP. Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử”( Cục Thuế TP Hà Nội,2021).

Một phần của tài liệu Pháp luật về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19 và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)