Khái niệm và vai trò của EMA

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại dn nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ EMA TẠI CÁC DN NHỎ VÀ VỪA

2.4. Khái niệm và vai trò của EMA

Theo IAFC (1998), EMA được định nghĩa là “quản lý hoạt động kinh tế, môi trường thông qua việc triển khai, thực hiện hệ thống kế toán, hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường và điều này có thể bao gồm: các loại báo cáo và kiểm toán tại 1 số công ty thì EMA thường liên quan đến chi phí vòng đời, kế toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích và lập kế hoạch chiến lược quản lý môi trường”.

Theo UNDSD (2001) thì nhận định rằng: “EMA là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường”.

EMA có rất nhiều các khái niệm được nêu ra dựa trên các khía cạnh lý luận của mỗi tác giả, nhưng chung lại ta có thể hiểu về EMA là “quá trình giúp quản lí hoạt động kinh tế và môi trường qua việc thực hiện hệ thống kế toán thích hợp với các vấn đề môi trường mà DN gặp phải. là việc các DN phải nhận dạng, thu thập, tách biệt và phân tích các loại thông tin liên quan đến môi trường trong DN và từ đó các nhà quản trị sẽ sử dụng chúng để đưa ra quyết định chiến lược”.

Đã có rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về EMA, điều đó được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.2 Một số định nghĩa về EMA Tên tác giả Định nghĩa

Staniskis &

Stasiskiene (2006)

“EMA là một trong những công cụ hiệu quả hỗ trợ thực hiện các sáng kiến đổi mới, hỗ trợ thực hiện hệ thống quản lý MT, giúp xây dựng các thông tin MT cho DN và các lựa chọn chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động MT”

IFAC (2005) “EMA là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả MT thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề MT”

Jasch (2003) “EMA là một phương pháp tổng hợp nhằm mục đích thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ KTTC sang KTCP và cân bằng dòng luân chuyển NVL để tăng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm tác động và rủi ro MT cũng như giảm chi phí BVMT”

Bouma &

Corelje (2003)

“EMA được xem như là một bộ phận nhỏ của kế toán MT đề cập đến hệ thống kế toán và các kỹ thuật cung cấp cho NQT các thông tin tài chính và phi tài chính về tổ chức và MT”

UNDSD (2001)

“EMA là phương pháp xác định, đo lường toàn bộ chi phí MT của các quy trình sx hiện tại, cũng như đo lường CP, lợi ích của quá

trình ngăn ngừa ô nhiễm hoặc đo lường CP, lợi ích của quy trình sx sạch hơn và tích hợp các CP, lợi ích này vào việc ra quyết định kinh doanh”

Bartolomeo &

cộng sự (2000)

“EMA là việc ghi chép, phân tích và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính để lồng ghéo các chính sách kinh tế và MT của công ty nhằm phát triển kinh doanh bền vững”

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Có thể thấy, có rất nhiều định nghĩa EMA về phạm vi áp dụng khác nhau, tuy nhiên hầu hết các đề tài đều cho rằng EMA là một hệ thống bổ sung cho KTQT, nó không phải là một hệ thống riêng biệt nhưng đều giúp cho việc cải thiện hệ thống EMA.

2.4.2. Đối tượng của EMA

EMA cung cấp thông tin MT dựa theo yêu cầu của NQT trong nội bộ do đó cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán, CMKT và CĐKT. Theo IFAC (2005) cho rằng:

“EMA liên quan đến CP theo chu kỳ sống, kế toán CP toàn bộ, đánh giá lợi ích và CP và lập kế hoạch chiến lược cho nhà quản lý MT”. Vì vậy, các thông tin MT bao gồm:

thông tin tiền tệ, hiện vật về dòng luân chuyển của vật liệu, hay năng lượng, nước cũng như thông tin về các loại chi phí và thu nhập MT, CPMT tiết kiệm. Qua đó, ta xác định được đối tượng của EMA bao gồm:

- Kế toán CPMT

- Kế toán DT và các khoản TNMT

- Kế toán đánh giá sự hiệu quả nguồn lực 2.4.3. Các loại thông tin của EMA

EMA là một bộ phận trong hệ thống KT của các DN. Nó được coi là một công cụ quản lý không thể thiếu của các nhà quản trị trong DN trong việc kiểm soát được các chi phí, từ đó đưa ra những phương án, lựa chọn kinh doanh, đầu tư mà có thể tối ưu và hiệu quả nhất về cả hai khía cạnh kinh tế - MT. EMA trong DN có thể được tiếp cận chủ yếu từ hai loại “thông tin là thông tin vật chất (Physical Informations - PIs) và thông tin tiền tệ (Moneytary Informations - MIs)”.

 “Thông tin vật chất – PIs”:

Bao gồm là “những dòng vật liệu, năng lượng được DN đưa vào để sử dụng sản xuất; những thành phẩm, thành phẩm phụ được tạo ra và cả những dòng ra mà không là sản phẩm như những dòng vật liệu, năng lượng bị lãng phí hay thải ra ở cả hiện tại, quá khứ và tương lai làm tác động đến môi trường”. Ngoài ra, PIs không gồm những tài sản cố định của DN như máy móc thiết bị, tòa nhà hay bất động sản, … Thông thường PIs được thể hiện bằng những đơn vị vật lý phi tiền tệ như kilogam, mét khối, tấn, … và PIs đôi lúc khó định giá chính xác được bằng đơn vị. “Ví dụ, tác động của DN đến môi trường khu vực, ảnh hưởng của khí thải ô nhiễm đến sức khỏe người dân… là những thứ vẫn chưa được định giá cụ thể”.

Với những thông tin về dòng nguyên vật liệu, dòng năng lượng đưa vào quá trình kinh doanh, IFAC (2005) có phân chia thành sáu loại thông tin vật chất.

“Thứ nhất là nguyên liệu thô và nguyên liệu phụ, chúng là đầu vào của NVL thành một phần của sản phẩm vật chất cuối cùng hoặc sản phẩm vật chất phụ của DN.

Nguyên liệu thô là các thành phần chính của sản phẩm, dịch vụ, còn nguyên liệu phụ là các thành phần sản phẩm phụ hơn.

Thứ hai là vật liệu đóng gói, là đầu vào của vật liệu được sử dụng để vận chuyển sản phẩm cuối cùng của DN và nó có thể được mua ở dạng sẵn sàng sử dụng hoặc có thể cần được chế tạo tại chỗ trước khi sử dụng.

Thứ ba là hàng hóa đối với một số DN mua hàng hóa sau đó bán lại trực tiếp chúng dưới dạng sản phẩm mà không hoặc ít thêm vật liệu khác vào. Ví dụ về tác động chi phí môi trường liên quan đến hàng hóa bao gồm các tác động về chi phí năng lượng để lưu trữ và xử lý hàng hóa, hoặc các tác động về chi phí xử lý hàng hóa (chẳng hạn như thực phẩm) đã hết thời gian sử dụng hữu ích. Trong trường hợp này, nguyên liệu hàng hóa và các chi phí có liên quan cần được theo dõi (IFAC, 2005).

Thứ tư là nguyên liệu vận hành. Nó là nguyên liệu đầu vào cho DN mua và sử dụng NVL nhưng NVL đó không trở thành một phần bất kỳ của sản phẩm vật chất nào được giao cho khách hàng, như thiết bị chiếu sáng, đồ dùng vệ sinh tòa nhà,…”

Tiếp theo, nước cũng được coi là một trong các thông tin nguyên liệu đầu vào.

Nước bao gồm tất cả loại nước mà DN đang sử dụng, từ tất cả nguồn mua và cách lấy.

Trong một số lĩnh vực kinh doanh, nước có thể là nguyên liệu thô và nguyên liệu phụ hoặc chỉ là nguyên liệu vận hành.

Cuối cùng là năng lượng, bao gồm tất cả các loại năng lượng mà DN sử dụng như điện, gas, dầu đốt, sưởi ấm và làm mát khu vực, … Năng lượng đôi lúc được xem như là một thứ được kết hợp vào sản phẩm cuối cùng, nhưng thường thì nó được coi như là nguyên liệu vận hành.

Với những thông tin vật chất đầu ra, theo IFAC thì ta có hai loại, “đó là thành phẩm đầu ra (sản phẩm bao gồm cả bao bì và sản phẩm phụ gồm cả bao bì) và không phải thành phẩm đầu ra”. Sản phẩm đầu ra (cả bao bì) bao gồm bất kỳ sản phẩm vật chất nào, còn sản phẩm phụ (cả bao bì) là “những sản phẩm nhỏ được tạo ra một cách ngâu nhiên trong quá trình tạo ra sản phẩm chính”. Tuy nhiên ranh giới phân biệt giữa sản phẩm chính và phụ thường không được xác định rõ ràng, mà phụ thuộc vào từng cách phân tách của từng DN. Ngược lại với thành phẩm đầu ra là không phải thành phẩm đầu ra, hay chính là chất thải và khí thải. Bất kỳ đầu ra nào không được xem là thành phẩm theo định nghĩa thì đều được coi là không phải thành phẩm đầu ra (NPO), chẳng hạn như chất thải rắn, nước thải. Tất cả các DN trong mọi lĩnh vực đều có thể tạo ra các loại chất thải khác nhau. Theo IFAC, NPO “bao gồm chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải và khí thải. Chất thải rắn được coi là chất thải tương đối không nguy hại ở thể rắn như hộp nhựa, giấy vụn, … Chất thải nguy hại thì có ở cả ba dạng:

dạng rắn như pin thải bỏ, dạng lỏng như sơn hoặc dạng hỗn hợp như bùn xử lý nước thải. Nước thải là các dòng thải có thành phần chính là nước và chứa các chất gây ô nhiễm. Còn khí thải chính là các luồng không khí bị ô nhiễm với mức độ ô nhiễm cao như khí cacbon dioxit trong quá trình đốt cháy. Khí thải không khí cũng có thể bao gồm bức xạ, tiếng ồn và nhiệt”.

 Thông tin tiền tệ - MIs:

Thường bao gồm những dòng vốn của DN, những chi phí bằng tiền tệ liên quan đến MT trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai như các chi phí vật liệu của thành phẩm hoặc không là thành phẩm được tạo ra, CP quản lý việc lãng phí và thải ra ngoài, các chi phí bảo vệ và quản lý MT khác hay các chi phí cho sự tìm kiếm và phát triển, … Nói chung là những dòng tiền tài chính của DN sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. MIs thường luôn được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ và nó có thể được định giá bằng tiền.

Bảng 2.3 Phân loại các CP liên quan đến MT 1. CP nguyên liệu của thành phẩm đầu ra

Bao gồm “các chi phí mua của các nguyên liệu tự nhiên như nước và các nguyên liệu khác mà được biến đổi thành sản phẩm chính, sản phẩm phụ và bao bì”.

2. CP nguyên liệu của NPO

Bao gồm “chi phí mua (và đôi khi chế biến, xử lý) của năng lượng, nước và các nguyên liệu khác mà sẽ trở thành không phải thành phẩm đầu ra (chất thải và khí thải)”.

3. CP kiểm soát sự thải ra và sự lãng phí

Bao gồm “các chi phí cho: nhận diện, xử lý và tiêu hủy chất thải và khí thải; chi phí khắc phục và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường; và một chi phí tuân thủ quy định liên quan đến kiểm soát”.

4. CP phòng ngừa và quản lý MT khác

Bao gồm “các chi phí của các hoạt động phòng ngừa như các dự án sản xuất sạch hơn. Cũng bao gồm chi phí cho các hoạt động quản lý môi trường khác như lập kế hoạch và hệ thống môi trường, đo lường môi trường, truyền thông về môi trường và bất kỳ hoạt động liên quan khác”.

5. CP nghiên cứu và phát triển

Bao gồm “các chi phí cho dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến các vấn đề môi trường”.

6. CP ít hữu hình

Bao gồm “các chi phí bên trong và bên ngoài liên quan đến vấn đề ít hữu hình hơn.

Ví dụ bao gồm trách nhiệm pháp lý, các quy điịnh trong tương lai, năng suất, hình ảnh công ty, quan hệ với các bên liên quan và ngoại tác động”.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại dn nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)