Các lý thuyết có liên quan

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại dn nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ EMA TẠI CÁC DN NHỎ VÀ VỪA

2.6. Các lý thuyết có liên quan

2.6.1.1. Khái niệm

Theo Hamilton (1932) đưa ra một vài định nghĩa về thể chế “đó là các suy nghĩ hoặc hành động phổ biến và vĩnh cửu được in vào thói quen của một nhóm người hoặc phong tục của con người”. Cùng với quan điểm trên thì Scapens (1994) cũng nhận định rằng “thể chế là hình thức áp đặt và sự gắn kết xã hội đối với hoạt động con người”.

Lý thuyết thể chế đề cập đến những vấn đề thay đổi trong hành vi tổ chức bao gồm: mô hình, chiến lược, quy trình, phương pháp, kỹ thuật, … do sự ảnh hưởng đến

từ áp lực các bên có liên quan và cách thức mà tổ chức đó áp dụng để tồn tại và phát triển. Lý thuyết thể chế có 2 trường phái: lý thuyết thể chế cũ và lý thuyết thể chế mới.

Lý thuyết thể chế cũ là “những thay đổi trong hành vi cá nhân có thể bắt nguồn từ các quy định của tổ chức hoặc cũng có thể từ nhận thức của cá nhân về những gì phải làm” (theo tính quy chuẩn).

Lý thuyết thể chế mới là “việc bổ sung những ảnh hưởng nhận thức đối với việc giải thích các hành vi cá nhân, theo đó cá nhân tuân thủ thể chế đơn giản chỉ vì nếu không tuân theo thì sẽ trở thành khác thường so với những cá nhân khác” (Scott, 1995).

Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng quan điểm lý thuyết thể chế mới để đưa ra vấn đề phân tích sự ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện EMA. Hoạt động tổ chức thực hiện EMA ngoài vấn đề bị chi phối bởi mục tiêu hiệu quả thì còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về xã hội, văn hóa và tính hợp pháp, sức ép thể chế, việc tuân thủ các quy định về nghiệp vụ.

2.6.1.2. Các yếu tố cơ bản

Hành vi hợp pháp và được xã hội chấp nhận có thể bắt nguồn từ các thể chế khác nhau, thông qua việc bắt chước, học tập, hay bị ép buộc (theo Meyer & Rowan, 1977). Như Scott (1995) “đã phân tích và đưa ra 3 nhóm các yếu tố của lý thuyết thể chế bao gồm: trụ cột nhận thức, trụ cột điều chỉnh, trụ cột chuẩn mực”. Ta có bảng sau mô tả mối quan hệ giữa 3 yếu tố của lý thuyết thể chế này tác động tới hành vi tổ chức trong DN.

Hình 2.3 Ảnh hưởng các yếu tố thể chế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.6.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến EMA

Lý thuyết thể chế được sử dụng để giải thích về việc áp dụng thực hiện EMA, một số tác giả khi nghiên cứu về EMA đã vận dụng việc sử dụng lý thuyết thể chế như: Jamil & cộng sự (2015), Jalaludin & cộng sự (2011), Qian & cộng sự (2011), Chang & Deegan (2010), Ball (2005), ...

Nghiên cứu của Bouma & Vanderveen (2002) cho rằng “nhận thức của các tổ chức là một trong số các nhân tố giải thích cho sự phát triển của EMA”. Các tác giả nhận định rằng việc thu thập và xử lý phân bổ thông tin EMA thông qua quá trình mô phỏng. Quá trình này sẽ làm cho việc tiếp cận các khái niệm của EMA một cách cụ thể , trở thành vấn đề trọng yếu trong nhóm kinh doanh của DN và thể chế hóa trong cộng đồng kinh doanh đó. Bài nghiên cứu của Ball (2005) cho rằng “MT trong xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển EMA”. Theo quan sát của Ball tại Canada “khi xã hội đã ý thức bảo vệ MT thì việc áp dụng sử dụng EMA cũng sẽ thay đổi”. Cũng theo Ball tại Anh khi hoạt động MT không có nhiều thì việc thực hiện EMA sẽ không cao. Vì vậy, sự thay đổi giữa tổ chức và môi trường thể chế sẽ dẫn đến sự khác biệt của EMA. Nếu xã hội đó tham gia nhiều hoạt động về MT thì việc thúc đẩy quá trình thực hiện EMA sẽ được nâng cao và ngược lại.

Trụ cột điều chỉnh (áp lực cưỡng ép) Trụ cột nhận thức (áp lực mô phỏng)

Trụ cột chuẩn mực (áp lực tuân thủ)

Tổ chức hệ thống kế toán trong DN

Tương tự là các nghiên cứu của Jamil & cộng sự (2015), Qian & cộng sự (2011), Jalaludin & cộng sự (2011), ... đều đưa ra 3 vấn đề giải thích trong việc tiến hành thực hiện EMA bao gồm APLMP, APLCE, APLQC, ta có bảng sau:

Hình 2.4 Tác động của 3 yếu tổ thể chế lên EMA

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.6.1.4. Vận dụng lý thuyết thể chế cho bài nghiên cứu

Ngoài 3 yếu tố tác động chính của lý thuyết thể chế tác động đến EMA như giải thích ở hình 2.6, với bài nghiên cứu của Delmas & Toffel (2004) còn đưa ra sự tương tác giữa các yếu tố thể chế với nhau. Qua đó, lý thuyết thể chế vận dụng cho nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:

Hình 2.5 Vận dụng lý thuyết thể chế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.6.2. “Lý thuyết ngẫu nhiên”

2.6.2.1. Khái niệm

Lý thuyết ngẫu nhiên “hay được gọi là lý thuyết dự phòng, lý thuyết bất định được phát triển vào những năm 1960 cho đến những năm 1970 thì lý thuyết này được áp dụng trong lĩnh vực kế toán”. Lý thuyết này cho rằng hiệu quả trong quá trình hoạt

Áp lực mô phỏng (APLMP)

Áp lực cưỡng ép (APLCE)

Áp lực quy chuẩn (APLQC)

Thực hiện EMA

APLCE

APLQC APLMP

Thực hiện EMA

động phụ thuộc vào bối cảnh của DN, tổ chức, hay chính việc hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào mức độ, tổ chức thích ứng với những tình huống bất ngờ xảy ra.

Từ những năm 1975, nhà nghiên cứu EMA đã sử dụng cách tiếp cận ngẫu nhiên trong các nghiên cứu của mình. Otley (1980) cho rằng “các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến việc thiết kế EMA”. Nghiên cứu Haldam & Laats (2002) chỉ ra

“tầm ảnh hưởng tới tổ chức, cho biết sự phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những sự thay đổi về hoàn cảnh cả về bên ngoài và bên trong”. Theo Hutaibat (2005) cho rằng “lý thuyết ngẫu nhiên bao gồm MT, chiến lược tổ chức, quy mô, công nghệ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống thông tin kế toán”. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng HTKT phải phù hợp với các tổ chức trong mọi hoàn cảnh, đánh giá và cải tiến EMA, qua đó đối mặt với những thách thức của MT biến động.

Nghiên cứu của Gordon & Miller (1976) đã đưa ra “các loại nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến tổ chức HTKT, bao gồm:

- MTKD: đây là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ biến động liên quan đến tổ chức hoạt động

- Thuộc tính tổ chức: là các nguồn lực sẵn có và cách thức DN đó được tổ chức”

2.6.2.2. Các yếu tố cơ bản

Môi trường kinh doanh được Chenhall (2003) cho rằng “đây là yếu tố bất khả kháng của lý thuyết ngẫu nhiên”, còn theo Ewusi- Mensach (1981) thì lại nhận định rằng “một tổ chức có hệ thống chủ đích thích hợp phụ thuộc vào sự tương tác thành công liên tục với sự năng động của MT”. Theo các nghiên cứu được thảo luận trước đó thì nhận thức về sự biến động của MTKD, sự bất ổn định, tính không thể đoán trước và việc không thể kiểm soát được coi là vấn đề đặc trưng của MTKD. Có thể thấy, khái niệm về MTKD là việc nhận thức về mức độ sự không thể kiểm soát hay việc dự đoán chính xác các trạng thái trong tương lai.

Chiến lược MT liên quan đến việc cá nhân hay tổ chức dự định thực hiện mục tiêu của mình hoặc có thể hiểu là những nguyên tắc riêng trong quá trình tổ chức hoạt động và việc ra quyết định. Chiến lược MT còn là việc gìn giữ thế đứng của DN trong việc liên quan đến giá cả cạnh tranh, chi phí, chất lượng, ... Nghiên cứu của Rao &

Krishma (2009) cho rằng “CLMT là một kế hoạch tổng thể của DN, nhằm triển khai thiết lập vị trí thuận lợi cạnh tranh với đối thủ khác”. Như vậy có thể thấy, CLMT là

kế hoạch tổng thể liên quan đến hoạt động MT, nhằm triển khai thiết lập vị trí thuận lợi cho DN.

Sự phức tạp của nhiệm vụ được Vandeven & Delbecq (1974) sử dụng thuật ngữ

“khó khăn trong công việc để chỉ sự phức tạp của nhiệm vụ”, họ cho rằng “sự khó khăn trong công việc là còn tùy thuộc vào bản thân công việc và quy trình thực hiện”.

Trong nghiên cứu này, sự phức tạp của nhiệm vụ là “mức độ khó khăn trong quá trình thực hiện EMA và điều này cũng đòi hỏi sự yêu cầu về kiến thức trong việc thực hiện EMA”.

2.6.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố đến EMA

Nghiên cứu đầu tiên sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên là Parker (1997) đã chỉ ra rằng “việc thực hiện EMA còn tùy thuộc vào lựa chọn CLMT của DN”. Đồng thời cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa cách thiết kế EMA và sự nhận thức biến động của EMA. Ông cho rằng MTKD ngày càng trở nên khó dự đoán, do đó NQT cần thấy được sự biến động của MTKD, CLMT, quy mô, sự phức tạp của nhiệm vụ qua đó phân tích việc thực hiện EMA. Ngoài ra còn có một số tác giả nghiên cứu khác như:

Alkisher (2013), Deegan & Chang (2010), Ferreira & cộng sự (2010), ... cũng đều đưa ra được mối quan hệ giữa ý nghĩa thống kê với các yếu tố thuộc về lý thuyết ngẫu nhiên. Ta có bảng ảnh hưởng sau:

Hình 2.6 Ảnh hưởng các yếu tố ngẫu nhiên đến việc thực hiện EMA

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.6.2.4. Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho bài nghiên cứu

Các bài nghiên cứu về lý thuyết ngẫu nhiên đều đưa ra sự hiểu biết cơ bản về các loại yếu tố thuộc bối cảnh tổ chức tác động đến thiết kế hệ thống EMA trong DN.

Nhận thức về sự biến động MT

Sự phức tạp của nhiệm vụ

CLMT Thực hiện EMA

Lý thuyết ngẫu nhiên được các tác giả sử dụng đưa vào vấn đề nghiên cứu trong EMA, việc áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên vẫn còn hạn chế và chỉ ở một mức độ nào đó. Theo khung nghiên cứu Miler & Gordon (1976) thì “việc ảnh hưởng của các biến ngẫu nhiên vừa được tác động trực tiếp, vừa được tác động gián tiếp đến hệ thống thông tin trong kế toán qua những ảnh hưởng của MTKD với các thuộc tính tổ chức”. Hay việc phát triển khung nghiên cứu của Gupta & Govindaiajan (1984) đã lập luận rằng “tổ chức có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau để đối phó với sự biến động của MTKD”. Qua đó cho ta thấy được sự biến động của MTKD sẽ tác động tới CLMT và CLMT tác động tới EMA. Với các lập luận trên, ta có bảng sau:

Hình 2.7 Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại dn nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)