CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ EMA TẠI CÁC DN NHỎ VÀ VỪA
2.5. Nội dung của EMA
2.5.1. Phương pháp xác định, xử lý CPMT và doanh thu MT
CPMT: là “các chi phí phát sinh liên quan đến việc có được và duy trì tất cả các giấy phép về môi trường cũng như việc tạo ra các sản phẩm tuân thủ quy định về về trường, bao gồm cả các chi phí vốn để giảm thiểu ô nhiễm hoặc lắp đặt thiết bị kiểm soát chất thải và khí thải, hay các chí phí dùng để vận hành và duy trì các thiết bị
đó, hoặc chi phí dùng để giảm thiểu, khắc phục hay bồi thường do tác động đến môi trường theo yêu cầu”, … Theo UNDSD, “CPMT có thể hiểu là các chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở công ty và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người”. Các chi phí môi trường thường bị ẩn trong chi phí chung khi DN hoạt động nên cần phải bóc tách các chi phí này và phân bổ vào các sản phẩm, quy trình, hệ thống một cách hợp lý. Điều này là rất quan trọng vì nó không chỉ giúp DN nhận diện và xác định được chi phí môi trường chính xác, phù hợp với quy định hiện hành mà còn giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường. Thông thường, các DN đều có những CPMT điển hình như CP nguyên vật liệu vận hành, CP tiêu thụ nước và năng lượng, CP xử lý chất thải và nước thải, CP ngăn ngừa và quản lý môi trường, …
Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn các phương pháp khác nhau cho việc xác định CPMT sao cho DN có thể chọn được phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xác định CPMT.
Phương pháp truyền thống: ở phương pháp này “các chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm sẽ được ghi sẽ tập hợp theo từng loại sản phẩm. Nhưng các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều bộ phận chung, hoạt động chung thì sẽ tập hợp trong chỉ tiêu chi phí chung. Sau đó chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý hoặc theo tiêu thức nào đó để phân bổ cho tất cả các sản phẩm”. Do được phân bổ theo tiêu thức nên các chi phí môi trường bị ẩn trong chi phí chung sẽ không được nhận diện, tính toán chính xác cho sản phẩm và từ đó gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đến nhận thức của nhà quản trị trong việc đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường của sản phẩm.
Hình 2.1 Hệ thống kế toán chi phí truyền thống
(Nguồn: USEPA, 1995) Phương pháp CP sửa đổi theo EMA: ở phương pháp này, các CP vẫn sẽ tập hợp vào các chỉ tiêu như phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, thay vì tập hợp hết CPMT này vào CP chung thì phương pháp này cho phép CPMT phân bổ trực tiếp vào các sản phẩm tạo ra chúng. Chẳng hạn như theo bảng 3, CPMT của B sẽ được kế toán CP phân bổ cho đúng B. Và nhờ việc loại bỏ CPMT trong CPSX chung cũng như việc phân bổ chúng chính xác cho sản phẩm, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về mức CPSX thực.
Lao động
Lương quản lý
Thuê, mướn
Chi phí môi trường
Chi phí chung
Lao động A
Vật liệu A
Lao động B
Vật liệu B
Chi phí sản xuất A
Chi phí sản xuất B
Hình 2.2 Hệ thống kế toán chi phí sửa đổi theo EMA
(Nguồn: USEPA, 1995) Phương pháp kế toán CP dòng vật liệu (MFAC): được giới thiệu tại Đức vào những năm 1990 và hiện tại được áp dụng rộng rãi tại các nước Nhật Bản, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, … MFAC được coi là phương pháp hữu dụng bởi nó vừa giúp các DN tăng nhận thức về dòng vật liệu, vừa giúp DN giảm tác động đến môi trường và tăng hiệu quả tài chính. Hơn nữa, phương pháp này còn làm nổi bật lên mối quan hệ giữa CP liên quan đến các sản phẩm và việc tổn thất nguyên vật liệu. MFAC theo dõi dòng vật liệu đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất và đo lường các sản phẩm và chất thải tạo thành dựa trên phương trình cân bằng dòng vật liệu:
“NVL đầu vào = NVL sản phẩm tạo ra + Chất thải tạo thành (Tổn thất vật liệu)”
Lao động
Lương quản lý
Thuê, mướn
Chi phí môi trường
Chi phí chung
Lao động A
Vật liệu A
Lao động B
Vật liệu B
Chi phí sản xuất A
Chi phí sản xuất B
Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp xác định CPMT khác như phương pháp kế toán CP chu kỳ sống của sản phẩm, phương pháp xác định CP dựa trên hoạt động của DN, …
DTMT: DT từ MT trong các DN, tổ chức thường chủ yếu đến từ khoản tiền tiết kiệm được nhờ việc tái chế, tiết kiệm dòng vật liệu, năng lượng. Ngoài ra DTMT còn đến từ các khoản trợ cấp, tiền thưởng từ các dự án quản lý bảo vệ MT được xét duyệt hoặc từ việc bán các bán chất thải, VL thải, từ việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến làm sạch MT như xử lý nước thải cho khách hàng, … Nói chung, DTMT là tất cả các khoản tiền bất kỳ mà DN thu được có liên quan tới vấn đề MT.
2.5.1.1. Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động MT
Hiệu quả hoạt động MT là yếu tố rất quan trọng để đánh giá, phân tích bởi việc cải thiện MT của DN sẽ nâng cao giá trị của mình, giúp DN phát triển bền vững. Vì vậy, các nhà quản trị DN chú trọng đến việc đánh giá quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược hoạt động bảo vệ MT thông qua chỉ số đánh giá hoạt động MT “EPI (Environmental Performance Index)”. EPI là “một chỉ số do Trung tâm Chính sách và Luật Môi trường Yale (YCELP) thuộc trường Đại học Yale và Trung tâm Mạng thông tin Khoa học Trái Đất Quốc tế thuộc Đại học Colombia xây dựng nên với mục đích cho thấy được hiệu quả thành tích trong hoat động môi trường và năng lực quản lý hoạt động đó của DN”.
Bartolomeo (1995) đã chỉ ra rằng “chỉ số EPI là chỉ số cung cấp các thông tin về số lượng cũng như chất lượng môi trường của doanh nghiệp, để từ đó có thể đánh giá được hiệu quả DN sử dụng các nguồn lực của mình”. Ông còn cho rằng chỉ số EPI không chỉ giúp các nhà quản trị đánh giá được khía cạnh MT và kinh tế có liên quan đến MT để đưa ra được các quyết định thể hiện sự nỗ lực trong việc cả thiện tình hình MT của DN, mà còn giúp DN giám sát, cảnh báo các rủi ro về MT cho nhà quản lý để qua đó có cơ hội cải thiện, chỉnh sửa lại hoạt động MT.
EPI là công cụ rất hữu ích cho DN trong vấn đề hoạt động MT. Hiện nay cũng có nhiều tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu giúp cho các tổ chức có thể tính toán được chỉ số hiệu quả hoạt động MT và sau đó đánh giá được mức độ hoạt động của DN. Tuy nhiên, trên thực tế EPI vẫn chưa được phát huy hết tác dụng của nó bởi việc tính toán
và đánh giá chỉ số vẫn chưa được thống nhất, nhất quán giữa các bộ phận trong DN, giữa các DN và giữa các nước trên thế giới.
2.5.1.2. Báo cáo EMA
Báo cáo kế toán quản trị là “loại báo cáo nội bộ trong DN, cung cấp các thông tin tài chính cũng như phi tài chính thực tế của DN”. Do đó nó có vai trò rất quan trọng, phục vụ cho các nhà quản lý DN và giúp họ đưa ra những chiến lược đúng đắn nhất. Và nhằm mục đích cung cấp thông tin về môi trường cho các nhà quản trị, các công ty, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống BC EMA. Báo cáo EMA không có khuôn mẫu, quy định cụ thể mà sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện riêng biệt của từng DN, từng quốc gia để lập nên. Tuy nhiên, báo cáo này thường được lập dựa trên việc hạch toán quản lý môi trường (QLMT). Theo IFAC (1998), “Hạch toán Quản lý môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến môi trường”. Còn UNDSD lại đưa ra định nghĩa như sau: “Hạch toán QLMT là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu và Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường”.
Như vậy, khi được hoàn thành và sử dụng bởi các nhà quản lý thì Báo cáo EMA vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ các thông tin quan trọng như:
Thông tin dự toán CP và DTMT hằng năm
Thông tin về việc thực hiện CP, kiểm soát CP và thu được bao nhiêu DT, lợi nhuận từ việc kiểm soát đó
Thông tin về đánh giá tình hình kiểm soát CPMT
Thông tin về tình hình luân chuyển, sử dụng và thải các nguồn năng lượng, nguyên liệu trong quá trình kinh doanh
Việc trình bày và lập Báo cáo EMA phải đảm bảo trình bày, cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin hữu ích về MT cho các nhà quản trị, phải phù hợp với quy mô, mục tiêu kinh doanh của DN.