CHƯƠNG 5 THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY ÁP DỤNG EMA TẠI CÁC DN NHỎ VÀ VỪA Ở VN
5.1. Thực trạng hiện nay ở VN
Hiện nay, VN đang trong quá trình thực hiện tái cấu trúc và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng và bền vững. Bởi vậy nên quá trình phát triển kinh tế, không thể “lơ là” đối với vấn đề MT nếu không sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Chính vì thế cần đặt ra yêu cầu về việc ứng dụng nhiều hơn nữa EMA trong hoạt động DN hiện nay, nhất là đối với DN nhỏ và vừa. Do vậy, việc cập nhật và thực hiện EMA trong các DN nhỏ và vừa, đặc biệt là các DNSX là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, EMA còn khá mới mẻ ở Việt Nam, DN còn chưa chú trọng đến việc hạch toán các khoản CP và lợi ích MT từ sản xuất và kinh doanh của mình.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
5.1.1. Về phía nhà nước
Thứ nhất, vẫn chưa xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến MT và bảo vệ MT một cách đồng bộ.
Thứ hai, chưa đưa chính thức môn học kế toán MT, EMA vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
5.1.2. Về phía DN nhỏ và vừa
Thứ nhất, về tổ chức thu thập thông tin CP, lợi ích MT
Các DN đều sử dụng mô hình truyền thống trong thu thập thông tin về CP, lợi ích MT và chủ yếu được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Theo quan niệm của DN thường cho rằng CPMT là nhỏ, không đáng kể. Một số khoản mục CP liên quan đến yếu tố MT dễ nhận thấy thường được các công ty KT vào một khoản mục riêng, còn các CPMT khác thường bị ẩn đi hoặc tính gộp vào CPSXC hay CPQLDN. Các CP này thường được phân bổ cho các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ theo khối lượng sản xuất thực tế hoàn thành. Phương pháp sử dụng để phân bổ CP là phương pháp truyền thống với một tiêu thức phân bổ duy nhất thường là CPNVLTT, CPNVL chính hoặc chi phí nhân công.
Thứ hai, về nhận diện CP, lợi ích MT
Hướng dẫn của CĐKT hiện hành quy định các DN thực hiện phân loại CP, lợi ích của hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý của KTTC. Phần lớn các DN tiến hành phân loại CP theo hai cách phổ biến là phân loại CP theo các yếu tố CP hoặc phân loại CP theo khoản mục tính giá thành. Như vậy, các DN thường không tổ chức theo dõi riêng nội dung CPMT. Theo quan điểm của các DN này thường cho rằng không nhất thiết phải tách CPMT riêng khỏi CPSX kinh doanh bởi vì những chi phí đó là để phục vụ cho chính hoạt động sản xuất và quản lý của DN. Chính vì vậy, các CPMT có thực tế phát sinh thường được phân loại vào một trong các khoản mục CP nêu trên như CPSXC, CPQLDN (theo cách phân loại CP theo khoản mục tính giá thành), là CP khấu hao TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài hoặc CP khác bằng tiền (theo cách phân loại CP theo yếu tố).
Về lợi ích MT, các DN thường coi là không đáng kể và không tiến hành KT riêng. Một số khoản lợi ích nhỏ từ MT có thể được ghi nhận là tiền thu từ bán phế phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, hầu hết các DN đang thực hiện phân loại CPMT như sau:
CP ngăn ngừa và quản lý MT bao gồm CP dịch vụ bên ngoài; CP nhân sự của ban KCS; CP quan trắc MT định kỳ hàng năm,…
CP xử lý chất thải bao gồm CPKH, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống xử lý chất thải; CP trả lương cho công nhân vệ sinh; lương, nhiên liệu cấp cho đội xe xử lý bụi, CP vật tư hoạt động xử lý chất thải, các khoản phí, lệ phí liên quan đến MT.
CP tái chế
CP phân bổ cho chất thải
Lấy ví dụ về các loại CPMT, doanh thu MT và báo cáo TC có CPMT trong đó cho từng loại sản phẩm tại một vài DN như sau:
Bảng 5.1 CP môi trường sản phẩm xi măng
Chi tiêu PC40 PCB30 PCB40 Tổng cộng
“Giá thành SP hoàn
thành” 27.533.060.805 141.429.122.663 730.145.414.305 899.307.595.773
“CP phân 1.524.935.131 7.844.214.153 40.439.542.886 49.808.692.153
bổ cho chất thải”
“CP xử lí
chất thải” 53.933.531 542.629.047 2.037.894.422 2.634.457.000
“CP tái
chế” - - - -
“CP ngăn ngừa và quản lí
MT” 355.545.868 178.165.322 661.860.410 1.165.571.600
“Tổng CP môi
trường” 1.934.414.530 8.565.008.522 43.139.297.718 53.608.720.753
“Tỷ lệ CP môi trường / Giá thành
sản phẩm” 7,0258% 6,0560% 5,9083% 5,9611%
(Nguồn: Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân, 2016) Bảng 5.2 CP môi trường của DN
STT Danh mục chi phí Số tiền
1 Chi phí quan trắc môi trường 15,024,162
2 Chi phí khảo sát điều kiện vệ sinh nhà máy 29,940,524 3 Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn 64,198,040
4 Chi phí vệ sinh cảnh quan nhà máy 17,567,777
5 Chi phí xử lý nước thải 58,763,000
6 Khẩu trang lọc bụi 30,600,000
Tổng 216,093,503
(Nguồn: Công ty CP Sản xuất và khai thác Đá Kỳ Trinh, 2017) Bảng 5.3 CP môi trường của nhà máy
STT Danh mục các CP môi trường Thành tiền
2 Thuế, phí BVMT 1,200,000,000
8 CP mua mới, sửa chữa 2,890,000,000
9 CP nhân công 2,157,000,000
10 CP quan trắc MT 234,000,000
11 KH thiết bị MT Không rõ
Tổng 6,400,000,000
(Nguồn: Phòng TC của Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí) Bảng 5.4 Doanh thu MT của nhà máy
STT Doanh thu MT Thành tiền
1 Doanh thu bán từ phế thải 800,000,000
2 Tiền nước tiết kiệm từ HTTH 3,880,000,000
Tổng DT 4,680,000,000
(Nguồn: Phòng TC của Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí) Bảng 5.5 Báo cáo TC có CP môi trường
STT Yếu tố CP Thành tiền (trđ)
1 CP NVL 126,988,230
2 CP NVL phụ 12,459,070
3 CP nhân công 59,717,910
4 Điện 13,879,430
5 Nước 3,008,630
6 Sửa chữa 5,786,160
7 KH TSCĐ 11,751,620
8 CP quản lý 7,927,540
9 CP chung khác 5,206,920
CPMT CP xử lý chất thải CP quản lý MT
CP phân bổ cho bán sp và chất thải CP tái chế
Tổng
9,713,860 11,594,000 52,082,140 2,712 78,102,000
Tổng CP 332,927,000
DT môi trường 4,680,000
DT bán điện 364,621,000
LNTT 36,374,000
LN/ DT 9,975%
(Nguồn: Phòng TC của Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí) Thứ ba, về nhận thức của các cấp quản lý về vấn đề bảo vệ MT và EMA
Trong quá trình phát triển, nhiều DN Việt Nam đã xác định được đúng hướng đi, sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng sự tin cậy của khách hàng về chất lượng, từng bước nâng cao tiêu chí thân thiện với MT và người sử dụng. Nhiều DN đã đề ra và thực thi các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như trang bị hệ thống hút bụi công suất lớn, coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực sản xuất. Đối với các loại chất thải rắn, các DN thường hợp đồng với công ty MT đô thị thu gom hàng ngày, tránh tình trạng gây ô nhiễm. Đối với nước thải, các DN thường đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, nhiều DN còn tổ chức trồng và quy hoạch vành đai cây xanh góp phần làm trong sạch MT. Như vậy có thể nói các DN đã và đang có những sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ MT bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý ô nhiễm, thể hiện trách nhiệm của DN đối với MT và xã hội cao.
Tuy nhiên, trong công tác KT, phần lớn các DN lại chưa có sự quan tâm, theo dõi một cách đúng mức. Hầu như các DN không bố trí cán bộ KT chuyên trách để tính toán các khoản CP, lợi ích MT và vẫn duy trì hệ thống KT truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán MT vào hệ thống KT chung.