CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Bàn luận kết quả phân tích
Dựa trên các kết quả phân tích EFA, CFA và SEM đã đạt được những kết luận về dưới đây:
Chấp nhận Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích có mối quan hệ cùng chiều đến ý định sử dụng
Biến HI đạt mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt 0.330 khẳng định mối quan hệ cùng chiều tới ý định sử dụng dịch vụ. Khi KH cho rằng sự hữu ích của dịch vụ IB càng lớn thì khả năng KH lựa chọn sử dụng dịch vụ càng cao. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp các đề tài trong nước và ngoài nước trước đây: đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2008), Phạm Thùy Giang (2014). Kết luận trên cũng đúng với thực tiễn thị trường hiện nay khi mà KH sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ IB nếu cảm thấy dịch vụ này mang lại sự hữu ích cho cuộc sống và giúp họ đáp ứng được nhu cầu thanh toán. Vì vậy, để kích thích tăng ý định sử dụng IB của khách hàng thì các NH nên tác động làm tăng nhận thức sự hữu ích người dùng.
Giả thuyết H2 được chấp nhận: Nhận thức tính dễ sử dụng có mối liên hệ cùng chiều đến nhận thức về sự hữu ích.
Biến HI đạt mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt 0.454 khẳng định mối liên hệ cùng chiều tới ý định sử dụng. Khi KH nhận thấy dễ sử một ứng dụng thì KH cũng cảm thấy dịch vụ mang lại sự hữu ích. Kết luận này này hoàn toàn trùng khớp với đề tài trong nước và ngoài nước trước đó: đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2008), Phạm Thùy Giang (2014). Kết luận trên cũng đúng với thực tiễn thị trường hiện nay khi mà KH cảm thấy dễ dàng để học cách sử dụng và thành thạo một trang web hay một ứng dụng thì dịch vụ này có mang lại sự hữu ích hơn cho họ,
giúp họ có thể xử lí giao dịch, thanh toán nhanh gọn. Vì vậy các NH cần tác động làm tăng nhận thức tính dễ sử dụng của KH để tăng ý định sử dụng của họ.
Giả thuyết H3 bị bác bỏ: Nhận thức tính dễ sử dụng có mối liên hệ thuận chiều đến ý định sử dụng.
Giả thuyết này có độ tin cậy thấp (p = 0.850) nên giả thuyết này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy rằng một ứng dụng hay dịch vụ IB dễ sử dụng cũng không làm cho KH ra quyết định chọn lựa dịch vụ của NH đó. Kết quả này là mới so với những nghiên cứu đã được công bố từ trước, có thể giải thích bởi lí do sau đây:
Thứ nhất, số liệu thu thập được dùng cho nghiên cứu chủ yếu từ những người có đội tuổi từ 18-22 tuổi, đây là độ tuổi trẻ và thường không gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch và học cách thành thạo một ứng dụng có nền tảng trực tuyến bởi họ đang sống trong xã hội số và làm việc hằng ngày với công nghệ.
Thứ hai, dịch vụ IB đã ra đời tại thị trường Việt Nam hơn một thập kỉ nên nó không còn là cái tên quá xa lạ với người tiêu dùng. Trên thực tế, xét ở thị trường Việt Nam, số người dùng Internet tính đến năm 2020 là 68,17 triệu dân, chiếm 70% dân số (We are Social, 2020) Tỉ lệ này cho thấy việc người Việt Nam sử dụng internet và các trang web, ứng dụng trực tuyến ngày càng tăng và dịch vụ IB đối với người tiêu dùng không còn quá xa lạ. Việc trở nên thành thạo việc sử dụng một ứng dụng không còn là khó khăn
Giả thuyết H4 được chấp nhận: Cảm nhận sự thích thú có mối liên hệ thuận chiều tới nhận thức sự hữu ích
Mối quan hệ giữa cảm nhận sự thích thú (TT) và nhận thức sự hữu ích (HI) đạt mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt 0.492 khẳng định mối liên hệ cùng chiều đến nhận thức về sự hữu ích: Khi ứng dụng mang lại cho KH cảm giác thích thú thì họ sẽ cảm thấy ứng dụng này mang lại sự hữu ích.
Kết luận trên hoàn toàn trùng khớp với kết quả các đề tài trong nước và nước ngoài như: đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Phạm Thùy Giang (2014). Mối quan hệ giữa hai thang đo cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đặc điểm thị trường khi các yếu tố về sự thích thú luôn có mối liên hệ thuận
chiều tới nhận thức về sự hữu ích. Vì vậy khi các NH tác động làm tăng cảm nhận sự thích thú sẽ đồng thời tác động làm tăng nhận thức sự hữu ích của KH về dịch vụ IB.
Giả thuyết H5 được chấp nhận: Cảm nhận sự thích thú có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức tính dễ sử dụng
Mối quan hệ giữa sự cảm nhận sự thích thú (TT) và nhận thức tính dễ sử dụng đạt mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt 0.822 khẳng định sự tác động cùng chiều của biến sự thích thú tới biến dễ sử dụng: Khi ứng dụng mang lại cho KH cảm giác thích thú thì họ sẽ cảm thấy có hứng thú cao hơn trong việc sử dụng và thành thạo dịch vụ đó. Kết luận trên hoàn toàn trùng khớp với kết quả các đề tài trong nước và nước ngoài như: đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Phạm Thùy Giang (2014)... Mối quan hệ giữa hai thang đo cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đặc điểm thị trường bởi một trang web hay ứng dụng trực tuyến mang lại sự thích thú cho KH thì KH sẽ đón nhận nó dễ dàng hơn và thành thạo việc sử dụng ứng dụng đó một cách nhanh hơn. Như vậy nếu các NH muốn tác động làm tăng nhận thức tính dễ sử dụng thì NH phải tạo cho KH cảm giác thích thú khi trải nghiệm dịch vụ IB.
Giả thuyết H6 được chấp nhận: Cảm nhận sự thích thú có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng
Nhân tố cảm nhận sự thích thú (TT) có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng sốphân tích SEM đạt 0.189 khẳng định sự tác động cùng chiều của nhân tố tới ý định sử dụng dịch vụ: Khi KH cảm thấy dịch vụ IB mang lại sự thích thú cho họ thì khả năng KH lựa chọn dịch vụ càng cao. Kết luận này này hoàn toàn trùng khớp với đề tài trong nước và ngoài nước trước đó: đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2008), Phạm Thùy Giang (2014). Kết luận trên cũng đúng với thực tiễn thị trường hiện nay bởi một dịch vụ bất kì nào không chỉ riêng dịch vụ IB mang lại sự thú vị trong trải nghiệm thì sẽ tăng khả năng đón nhận và sử dụng dịch vụ từ KH. Do đó, các NH muốn gia tăng ý định sử dụng dịch vụ của Kh thì cần làm cho họ cảm thấy thích thú khi dùng dịch vụ IB.
Giả thuyết H7 được chấp nhận: Chất lượng kết nối Internet có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng
Nhân tố chất lượng kết nối Internet (KN) có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt 0.100 khẳng định sự mối tương quan cùng chiều tới ý định sử dụng dịch vụ: Khi KH có trải nghiệm kết nối Internet nhanh, không bị gián đoạn khi thực hiện các thao tác trên ứng dụng thì khả năng KH lựa chọn dịch vụ càng cao. Kết luận này hoàn toàn trùng khớp với đề tài của các tác giả trong nước và nước ngoài trước đây: nghiên cứu của Pikkarainen và cộng sự (2004), nghiên cứu của Phạm Thùy Giang (2014). Kết luận trên cũng đứng với thực tiễn thị trường hiện nay bởi chất lượng kết nối luôn có tác động tới việc dùng các ứng dụng có nền tảng trực tuyến. Một kết nối có đường truyền tốt thì sẽ làm cho người dùng thoải mái và có trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt hơn.
Giả thuyết H8a được chấp nhận: Nhận thức rủi ro thực hiện giao dịch có mối liên hệ nghịch chiều với ý định sử dụng
Biến rủi ro thực hiện giao dịch có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt - 0.058 khẳng định sự hướng ảnh hưởng ngược chiều tới ý định sử dụng dịch vụ: Xuất hiện lỗi trong quá trình giao dịch khiến cho KH có xu hướng ngưng sử dụng dịch vụ. Đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen cùng cộng sự (2004), Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2008), Phạm Thùy Giang (2014) cũng có kết luận tương tự về giả thuyết này. Mối liên hệ này cũng đúng với thực tế nếu KH cảm thấy dịch vụ IB mà mình chọn lựa sẽ thường xuyên gặp lỗi khi thao tác, gây bất lợi cho việc thanh toán thường ngày thì KH có xu hướng không chọn dùng dịch vụ và sử dụng một loại hình dịch vụ khác thay thế mà họ cho rằng sẽ có ít lỗi hơn trong giao dịch. Như vậy, các NH muốn thu hút người dùng IB thì cần hạn chế những lỗi có thể khiến cho KH nhận thức rằng dịch vụ IB tiềm ẩn rủi ro thực hiện giao dịch.
Giả thuyết H8c được chấp nhận: Nhận thức rủi ro xã hội làm giảm ý định sử dụng
Biến rủi ro xã hội đạt mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5; trọng số phân tích SEM đạt - 0.083 khẳng định sự tác động ngược chiều của nhân tố tới ý định sử dụng dịch vụ: đề tài của Pikkarainen và cộng sự (2004), Phạm Thùy Giang (2014)
cũng có kết luận tương tự về giả thuyết này. Sự tác động qua lại này này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn ở thị trường Việt Nam bởi uy tín luôn là một trong những yếu tố cân nhắc khi các bên hợp tác với nhau. Đối phương sẽ cảm thấy đối tác uy tín hơn khi họ có những giao dịch tài chính rõ ràng, minh bạch và không thường xuyên bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Dựa trên điều này, KH sẽ có xu hướng cân nhắc nhắc đến rủi ro xã hội trước khi đưa ra chọn lựa dùng dịch vụ IB của NH. Như vậy, nếu NH có biện pháp làm giảm nhận thức về rủi ro xã hội cho KH về dịch vụ IB sẽ làm tăng ý định sử dụng của họ.
Giả thuyết H8d bị bác bỏ: Nhận thức rủi ro tài chính tác động giảm ý định sử dụng dịch vụ
Giả thuyết này có độ tin cậy thấp (p = 0.085) nên bị bác bỏ. Điều này cho thấy rằng KH không hoàn toàn quan tâm đến yếu tố rủi ro tài chính khi chọn lựa ứng dụng của NH. Trên thực tế, xét ở thị trường Việt Nam, hệ thống NH ngày càng phát triển và được đông đảo mọi người đón nhận như là một công cụ để dự trữ tiền mặt, tiến hành các bước thanh toán và gửi tiền nhàn rỗi vào NH. Uy tín của các NH ngày một nâng cao và điều đó củng cố lòng tin cho KH. Những sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch do nguyên nhân chủ quan từ phía người dùng như nhập sai số tiền cần chuyển, nhập sai người nhận, nhập sai số tài khoản sẽ được hệ thống ngân hàng thực hiện công việc rà soát, hỗ trợ thông tin để khách hàng có thể nhận lại tiền. Hơn nữa, phần lớn các ứng dụng IB của các NH đều có tính năng xác thực các giao dịch trước khi hoàn tất giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính cho KH. Đây là điểm mới của bài nghiên cứu so với các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây.
Giả thuyết H8e được chấp nhận: Nhận thức rủi ro bảo mật làm giảm ý định sử dụng dịch vụ
Nhân tố rủi ro bảo mật có mức ý nghĩa bé hơn 0.05, độ tin cậy lớn hơn 0.5;
trọng số phân tích SEM đạt - 0.055 khẳng định quan hệ ngược chiều tới ý định sử dụng dịch vụ: Dịch vụ IB xảy ra bảo mật sẽ làm cho KH có xu hướng ngưng sử dụng dịch vụ. Đề tài của Cheng cùng cộng sự (2006), Pikkarainen và cộng sự (2004), Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2008), Phạm Thùy Giang (2014) cũng có kết luận tương tự về giả thuyết này. Mối liên hệ giữa hai biến này cũng đúng với thực tiễn bởi vấn đề về anh ninh và bảo mật của ứng dụng luôn được người dùng cân nhắc khi
quyết định cung cấp thông tin cá nhân. Một ứng dụng với độ bảo mật thấp, dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân bởi các tội phạm công nghệ cao, sẽ bị đánh giá thấp bởi KH và không được KH lựa chọn, tin dùng. Như vậy giáp pháp cho vấn đề trên là các NH cần tăng cường bảo mật chỉ có vậy mới có thể gia tăng ý định sử dụng của KH.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trọng tâm của Chương 4 là đi vào phân tích số liệu đã thu thập và kiểm định các giả thuyết chi tiết như sau:
Thứ nhất, kiểm định độ tin cậy của các biến trong mô hình nghiên cứu từ đó lựa chọn và quyết định thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu và kiểm định đánh giá lại độ tin cậy của thang đo sử dụng cho mô hình
Thứ hai, Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20, mô hình nghiên cứu với 508 mẫu, thông qua kết quả chạy EFA, CFA cho thấy 8 nhân tố phù hợp với thang đo và dùng cho các phân tích sau.
Thứ ba, thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc SEM cho thấy nghiên cứu đưa ra đều được khẳng định
Thứ tư, thông qua việc xử lý số liệu thu thập và việc kiểm định các giả thuyết, nhóm tác giả đã đưa ra các kết luận và giải pháp sơ bộ cho vấn đề nghiên cứu.