Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà nước và Chính Phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của người tiêu dùng việt nam (Trang 82 - 85)

Để gia tăng lượng KH dùng dịch vụ IB của các ngân hàng cũng tối đa hóa những lợi ích kinh tế mà dịch vụ IB mang lại cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế thì không thể thiếu vai trò của các cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Chính Phủ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ nên:

Thứ nhất, Có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các NH nâng cấp nền tảng hạ tầng công nghệ cao. Do đặc thù của IB được triển khai trên cơ sở công nghệ số, Internet. Muốn đẩy mạnh xu thế hạn chế tiện mặt trong giao dịch của KH thì yếu tố về viễn thông, công nghệ được xem là điểm then chốt. Chính phủ nên đẩy mạnh việc phát triển và cải tiến đường truyền thông tin, nâng cấp chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet nhằm đảm bảo đẩy mạnh tốc độ đường truyền tránh tình trạng nghẽn đường truyền mạng làm ảnh hưởng và gián đoạn quá trình giao dịch. Ngoài ra, vấn đề an toàn thông tin cho KH cũng được đa phần KH quan tâm khi quyết định lựa

chọn dịch vụ của NH nói chung, dịch vụ IB nói riêng. Chính phủ cần thắt chặt việc quản lý an ninh mạng, an toàn thông tin bằng cách hỗ trợ và kết nối với bên cung cấp những biện pháp hiệu quả cho vấn đề an toàn thông tin với hệ thống NH trên cả nước.

Thứ hai, hiện nay, hoạt động thanh toán, giao dịch của khách hàng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi toàn thế giới với nhu cầu thanh toán ngày một cao. Vì vậy, vấn đề an toàn thông tin càng trở nên quan trọng. Cơ quan quản lý nên thúc đẩy việc liên thủ với những quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra hướng giải quyết mối lo ngại về an ninh mạng toàn cầu thông qua những buổi gặp mặt, đàm thoại trong khu vực và quốc tế để nhận diện và đưa ra hướng xử lý cho mạng lưới an ninh quốc tế để thành lập khung pháp lý quy định chung thống nhất vấn đề quản lý, xử phạt nhằm nâng cao và đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia.

Thứ ba, tăng cường hợp tác với các ngân hàng các nước và ngân hàng thế giới để tranh thủ sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng thông qua việc mời chuyên gia nước ngoài hay gửi cán bộ đi tu nghiệp tại nước ngoài để củng cố năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn.

Thứ tư, thiết lập, hoàn thiện và bổ sung các quy định để tạo ra hành lang pháp lý trong việc giám sát các hoạt động của NH. Thanh tra thường xuyên và rà soát những văn bản pháp lý về các hoạt động của các NH, luật thương mại quốc tế, luật về công nghệ và an ninh mạng nhằm tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc trong việc điều tiết hoạt động của dịch vụ IB. Đồng thời đề ra quy định, chế tài xử phạt cụ thể các hành vi trái phạm pháp luật về các hoạt động NH, vi phạm về an toàn an ninh mạng,...

Thứ năm, ngân hàng Nhà nước cần phổ cập và khuyến khích việc tích hợp các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động quản trị rủi ro của NH cũng như hoạt động IB.

Những đợt thanh tra nên được tổ chức thường xuyên nhằm giám sát và đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế này trong hoạt động tại các ngân hàng thương mại từ cấp cao đến cấp chi nhánh. Điều này làm cho hoạt động NH ngày càng minh bạch, tạo tiền đề nâng cao sản phẩm dịch vụ của NH, nhất là dịch vụ IB.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 1. Kết luận

Nội dung chương này có hai điểm chính được chỉ ra như sau:

Thứ nhất, đưa ra kết luận chi tiết về mối tương quan giữa các biến, chỉ ra biến không trực tiếp tác động đến ý định sử dụng và khẳng định kết quả này có ý nghĩa và phù hợp với dữ liệu thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, qua việc phân tích kết quả, nhóm tác giả cũng đề xuất các giải pháp cho các biến trong mô hình nghiên cứu, giúp các NHTM có thêm những hướng đi mới để cải thiện dịch vụ IB. Đồng thời đưa ra các kiến nghị cho Ngân hàng Trung ương và cơ quan Chính phủ tạo điều kiện cho NHTM có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Thứ ba, đưa ra những hạn chế còn tồn tại về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, hạn chế trong việc đưa ra các biến có ảnh hưởng đến ý định sử dụng, từ đó gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

2. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

Thứ nhất, bài nghiên cứu đã đưa ra những tác động đến ý định sử dụng dịch vụ IB của KH tại các NHTM, qua đó đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và mở ra hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

Thứ hai, mẫu ngẫu nhiên hiện tại chỉ mới nghiên cứu ở phạm vi thành phố Hà Nội, và chủ yếu khai thác ở độ tuổi từ 18-24 tuổi. Vì vậy để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn cần mở rộng đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

Thứ ba, đối tượng nghiên cứu mới tập trung ở những đối tượng KH cá nhân, chưa nghiên cứu đối tượng là KH doanh nghiệp.

Thứ tư, công trình mới chỉ đề ra 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng, ngoài ra sẽ có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ. Vì vậy các nghiên cứu sau cần hiệu chỉnh và bổ sung để nghiên cứu được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của người tiêu dùng việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)