Theo Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Lê Thị Xuân, 2016) và các bài khóa luận nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trước đây, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể được chia thành các nhóm sau:
15 1.4.1. Nhóm các chỉ tiêu cơ bản
a) Chỉ tiêu doanh thu thuần
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần được xác định theo công thức:
Trong đó:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: được xác định dựa theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được bằng tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ,...
+ Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp.
b) Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Doanh thu
thuần = DT bán hàng và cung
cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu
16
- Chi phí hoạt động kinh doanh: gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá gốc của sản phẩm, là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể. Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.
+ Chi phí bán hàng: phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này gồm: chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, chi phí nghiệp vụ tài chính.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế, phí và lệ phí,...
- Chi phí khác là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thất thường khác.
17 c) Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì sẽ tạo ra lợi nhuận, là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động.
Ngược lại, khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đứng trước các khó khăn về mặt tài chính để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh do các khoản thu về không bù đắp được chi phí bỏ ra.
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời a) Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA) phản ánh cứ một trăm đồng tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó cho thấy lợi nhuận trong mối quan hệ với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
ROA = 𝐋𝐍𝐒𝐓
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 x 100
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp, thể hiện việc doanh nghiệp có đang quản lý tài sản, phân phối và kinh doanh hiệu quả hay không. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, sức sinh lời của tài sản cao, là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và phần VCSH, phản ánh với 100 đồng VCSH đem ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
=
DTT về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
– GVHB +
Doanh thu hoạt động tài chính
–
Chi phí tài chính
–
Chi phí bán hàng
– Chi phí QLDN
18 ROE = 𝐋𝐍𝐒𝐓
𝐕𝐂𝐒𝐇 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 x 100
ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷ lệ lý tưởng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư. ROE cao một phần chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VCSH hiệu quả với sức sinh lời cao, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông, lợi nhuận để lại và phần vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn, mở rộng doanh nghiệp.
c) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần (ROS) thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp có được trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROS = 𝐋𝐍𝐒𝐓
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 x 100
Sự biến động của ROS phản ánh sự thay đổi về hiệu quả của chiến lược kinh doanh. Khi chỉ tiêu này cao, tức là lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đạt hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm chi phí và ngược lại. Khi so sánh tỷ suất này với chung toàn ngành, nếu tỷ suất này thấp hơn trung bình ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp có thể đang bán hàng với giá thấp hơn, hoặc chi phí kinh doanh cao hơn so với chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. Khi đó doanh nghiệp cần phải phân tích và tăng cường kiểm soát chi phí tại các bộ phận để cải thiện lợi nhuận.
1.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính a) Hệ số nợ
Hệ số nợ = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 (𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧)
Tỷ số nợ được đo bằng tỉ số giữa tổng nợ phải trả với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn
19
vốn từ bên ngoài từ các chủ nợ là bao nhiêu phần trăm. Nếu so sánh nợ phải trả với tổng hợp tổng tài sản thì tỷ số nợ còn thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài.
b) Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ = 𝐍𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧
Hệ số tự tài trợ hay còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập trong tài chính của mỗi doanh nghiệp. Hệ số VCSH cao được đánh giá ít bị phụ thuộc vào chủ nợ, các khoản nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo an toàn. Đồng thời tỷ suất này càng cao, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
1.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản doanh nghiệp a) Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, hàng tồn kho quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được tiêu thụ nhanh từ đó nhanh thu hồi vốn và ngược lại. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu của khách hàng tăng lên đột ngột thì rất có khả năng là doanh nghiệp sẽ không đáp ứng đủ, từ đó làm mất khách hàng vào tay đối thủ. Hàng tồn kho phải duy trì ở mức vừa phải tùy vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho = 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
b) Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
Số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu. Nếu số vòng quay các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi các khoản tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm
20
dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể do phương thức bán hàng quá chặt chẽ (chủ yếu là do thu tiền ngay), gây khó khăn cho khách hàng nên khó tiêu thụ được hàng.
c) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
𝐇𝐓𝐓𝐒 =𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐓𝐓𝐒 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Mối quan hệ này cho phép đo lường hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả tài sản dài hạn và ngắn hạn.
Phương pháp quan trọng này là một yếu tố cốt lõi của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản. Tỷ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp đặt ra. Xu hướng của các chỉ số này có thể chỉ ra những hiệu quả hoặc cơ hội tiềm tàng của doanh nghiệp.
1.4.5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán a) Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐍ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧
Hệ số này thể hiện cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao lại không tốt vì nó phản ánh DN đầu tư quá mức vào TSNH so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và nguồn vốn để đầu tư là không hiệu quả. Ngược lại, hệ số này thấp trong thời gian dài chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng trả nợ của DN yếu đồng nghĩa với việc DN sẽ phải đối mặt với khó khăn tài chính trong tương lai.
21 b) Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = 𝐓𝐢ề𝐧+Đ𝐓𝐓𝐂 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧+𝐊𝐏𝐓 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐍ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các TSNH (không kể HTK thành tiền).
c) Khả năng thanh toán ngay
Tỷ số khả năng thanh toán ngay = 𝐓𝐢ề𝐧+Đ𝐓𝐓𝐂 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐍ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧
Nhiều trường hợp doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn thanh toán do các KPT chưa thu hồi được, hàng tồn kho chưa chuyển hóa được thành tiền. Bởi vậy, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhanh đến đâu vì tiền và các khoản tương đương tiền các hoạt đầu tư tài chính ngắn hạn là những tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất.
Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp và kéo dài tức là doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, xuất hiện rủi ro tài chính có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Chỉ tiêu này đặc biệt hữu ích khi đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong thời gian khủng hoảng của nền kinh tế, HTK không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khi thu hồi. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể bán gấp hàng hóa sản phẩm để trả nợ vì không dư tiền thanh toán.
22