Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021

3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản doanh nghiệp

Bảng 3.7: Vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên TTCK Việt Nam

Đơn vị tính: vòng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán VEA tuy là doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng chỉ tiêu vòng quay HTK lại thấp hơn so với mức trung bình của mẫu, chỉ đạt từ 2,14 – 2,48 vòng. Trong khi đó, FT1, SDK, CTT là các công ty có quy mô nhỏ hơn nhưng lại có vòng quay HTK cao hơn trung bình mẫu.

Số vòng quay hàng tồn kho của SDK dù cao hơn mức bình quân mẫu nhưng lại giảm qua các năm, việc giảm vòng quay HTK trong năm 2020, một mặt do giá vốn hàng bán của SDK giảm 28% so với năm 2019 (theo biểu đồ 3.2), mặt khác do HTK bình quân của doanh nghiệp tăng lên 21% so với năm 2019. Đến năm 2021, HTK bình quân tăng 26% so với năm 2020, mặt khác GVHB tăng lên song giá vốn lại tăng nhanh hơn HTK, cụ thể giá vốn năm 2021 tăng 28% nên số vòng quay HTK có dấu hiệu tăng lên nhưng không đáng kể (3,64 lần). Với tốc độ luân chuyển HTK của doanh nghiệp SDK trong 3 năm cho thấy việc quản lý HTK của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Năm 2021, số lượng HTK bình quân của CTT tăng hơn 6 tỷ đồng, tương đương 5%, mặt khác GVHB tăng 41,46% so với năm 2020, tốc độ tăng GVHB nhanh hơn tốc độ tăng HTK trung bình dẫn đến tăng vòng quay hàng tồn kho lên mức 15,97 vòng. Mặc

VEA MIE HEM AMS CTB FT1 NAG SDK CTT CJC TRUNG BÌNH 2019 2,14 4,07 3,21 3,32 3,88 5,25 3,00 6,01 13,48 4,64 3,12 2020 2,22 3,30 3,03 3,20 3,65 5,24 2,62 3,59 11,91 4,10 3,10 2021 2,48 2,19 2,29 2,81 2,48 5,19 2,39 3,64 15,97 2,39 3,01

54

dù tăng giá vốn nhưng doanh nghiệp đã tăng được giá trị sản xuất sản phẩm nên doanh thu thuần thu được trong năm 2021 cũng tăng 577 tỷ đồng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả HĐKD cho công ty. Với tốc độ luân chuyển HTK như vậy, công ty cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp đã có hiệu quả.

Nhìn chung theo bảng 3.7, đa số các doanh nghiệp cơ khí có số vòng quay hàng tồn kho giảm qua các năm. Số vòng quay trung bình mẫu năm 2019 là 3,12 vòng và giảm xuống 3,01 vòng vào năm 2021. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của các doanh nghiệp này trong khâu sản xuất và tiêu thụ có giảm nhẹ, làm cho vốn tồn đọng nhiều hơn, hiệu suất sử dụng vốn của công ty giảm. Hơn nữa vòng quay HTK thấp dẫn đến doanh nghiệp phải chi trả khoản chi phí tồn kho nhiều hơn, làm giảm mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Điều này khiến hiệu quả HĐKD của các công ty trong mẫu suy giảm.

b) Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 3.8: Vòng quay khoản phải thu của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên TTCK Việt Nam

Đơn vị tính: vòng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Theo bảng 3.8, VEA và MIE tuy là doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa nhưng chỉ số vòng quay KPT lại thấp hơn so với mức bình quân của mẫu. Trong khi đó các doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ hơn lại có vòng quay KPT cao hơn trung bình mẫu.

Số vòng quay KPT của doanh nghiệp SDK và CTT trong cả 3 năm đều có xu hướng tăng lên so với năm trước, thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi thực hiện thu hồi các KPT và các khoản nợ của khách hàng.

VEA MIE HEM AMS CTB FT1 NAG SDK CTT CJC TRUNG BÌNH 2019 1,07 1,79 1,99 4,41 2,83 9,74 4,82 6,17 6,14 2,48 1,98 2020 0,86 1,65 2,98 5,92 2,05 7,82 4,49 7,25 7,54 2,15 1,92 2021 1,02 1,40 2,34 5,04 3,09 7,77 4,64 9,30 9,00 1,26 2,09

55

Năm 2020 mặc dù doanh thu thuần của SDK giảm 61,5 tỷ đồng với tỷ lệ 25,15%

nhưng lại giảm chậm hơn tốc độ giảm của KPT bình quân (giảm 36% so với năm 2019) nên vòng quay KPT năm 2020 vẫn tăng lên. Trong năm 2021, vì KPT bình quân giảm 6%, trong khi đó doanh thu thuần tăng 20,38% nên chỉ số vòng quay KPT tăng 28% so với năm 2020, đạt 9,3 vòng. Tại Công ty cổ phần chế tạo máy-Vinacomin (CTT), mặc dù các KPT bình quân năm 2021 tăng lên so với năm 2020 với tỷ lệ 16% song do công ty đã thực hiện tốt kết quả HĐKD nên doanh thu thuần của CTT năm 2021 tăng 38,67%

so với năm 2020 làm cho vòng quay các khoản phải thu tăng lên trong năm 2021.

Theo bảng 3.8, đa số các doanh nghiệp cơ khí đều có vòng quay KPT cao hơn mức trung bình mẫu, số vòng quay KPT trung bình mẫu cũng có xu hướng chuyển biến tích cực, dù năm 2020 có giảm xuống 1,92 vòng nhưng không đáng kể, năm 2021 lại tăng lên 2,09 vòng, có lợi cho doanh nghiệp trong quá trình gia tăng nguồn vốn để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên 2 công ty là VEA và MIE cần xem xét lại các chính sách bán chịu cho khách hàng để giảm khoản phải thu nhằm tăng chỉ số vòng quay khoản phải thu cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tăng hiệu suất sử dụng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được hiệu quả.

c) Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Bảng 3.9: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Mặc dù có ROA âm trong năm 2019 nhưng theo bảng 3.9, CJC vẫn có hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn mức bình quân của mẫu, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn khai thác hiệu quả nguồn lực về tài sản. Nhưng trong năm 2021 tốc độ giảm của doanh thu thuần

VEA MIE HEM AMS CTB FT1 NAG SDK CTT CJC TRUNG BÌNH 2019 0,15 0,57 0,52 1,28 1,21 2,57 1,63 2,09 2,70 1,17 0,35 2020 0,12 0,55 0,58 1,35 0,86 2,36 1,52 1,61 2,86 1,26 0,33 2021 0,15 0,47 0,53 1,18 0,95 2,66 1,42 1,87 3,78 0,71 0,39

56

nhiều hơn tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 44% so với năm 2020. Doanh thu giảm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid làm công ty ít có dự án mới, sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm.

Trong khi đó VEA lại có hiệu suất sử dụng TTS nhỏ hơn trung bình mẫu, cho thấy doanh nghiệp này không những có vấn đề trong khâu quản lý chi phí khi mà vòng quay HTK và vòng quay KPT của các doanh nghiệp này đều thấp hơn so với bình quân mẫu và các doanh nghiệp khác, mà còn chưa khai thác và sử dụng nguồn lực tài sản, đặc biệt là nguồn tài sản dài hạn một cách hiệu quả.

Nhìn chung các công ty cơ khí trong bảng 3.9 đều có hiệu suất sử dụng TTS cao hơn trung bình mẫu. Đây là điều tích cực cho các công ty vì tỷ số này càng cao thì việc sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả, công ty cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ của hoạt động kinh doanh (doanh thu thuần) mà công ty đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)