Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021

3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Bảng 3.4: Tỷ suất sinh lời của một số doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên TTCK Việt Nam

Mã CK

Tỷ suất ROA (%) Tỷ suất ROE (%) Tỷ suất ROS (%) 2019 2020 2021 2019 2020 2021 2019 2020 2021 VEA 24,52 18,49 22,18 28,32 21,47 23,66 163,09 152,56 144,11

MIE 0,30 0,24 0,00 0,51 0,42 0,01 0,53 0,43 0,01 HEM 8,76 1,14 0,07 12,88 1,66 0,10 16,88 1,96 0,14 AMS 1,73 2,12 1,75 7,57 10,86 8,62 1,35 1,57 1,48 CTB 6,01 6,29 3,99 16,03 15,03 11,15 4,97 7,34 4,22 FT1 13,02 14,47 16,52 33,89 33,18 34,28 5,06 6,12 6,21 NAG 1,92 1,17 1,56 5,82 3,89 6,99 1,18 0,77 1,10 SDK 8,20 9,41 5,77 18,91 22,64 14,56 3,92 5,85 3,08 CTT 1,26 1,86 1,85 11,93 16,08 16,03 0,47 0,65 0,49 CJC -12,42 1,35 -1,83 -55,90 6,34 -5,92 -10,60 1,07 -2,57 TRUNG

BÌNH 5,33 5,65 5,19 8,00 13,16 10,95 18,68 17,8 15,83 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

Mặc dù khả năng sinh lời từ DTT của các doanh nghiệp cơ khí không cố định giữa các năm và nhưng vẫn duy trì được ROS dương, nghĩa là vẫn có lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí.

Trong bảng 3.4, chỉ có VEA có tỷ suất ROS nổi bật nhất, lần lượt theo 3 năm là 163,09%; 152,56%; 144,11%. Tuy chỉ số ROS có dấu hiệu giảm đi ở các năm sau nhưng

47

nó vẫn ở mức rất lớn, cao hơn trung bình mẫu rất nhiều. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn khá vững mạnh trên thị trường cơ khí dù doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid.

Lợi nhuận sau thuế của CJC trong năm 2020 tăng theo báo cáo kết quả kinh doanh (từ -31.273.980.614 lên 2.637.235.346 tỷ đồng) và phần lớn là từ lợi nhuận thuần từ HĐKD nhưng DTT lại giảm, do vậy ROS dương chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả công tác quản lý các chi phí phát sinh trong năm 2020. Nhưng đến năm 2021, LNST của công ty giảm mạnh 193% (từ 2,637 tỷ đồng xuống -2,467 tỷ đồng) khiến tỷ suất ROS bị âm (-2,57%), dẫn đến khả năng sinh lợi từ doanh thu của doanh nghiệp rất thấp.

Các doanh nghiệp còn lại có tỷ suất ROS dương nhưng lại thấp hơn nhiều so với trung bình mẫu. Điều này bị ảnh hưởng một phần do thị phần của VEA chiếm quá cao khiến tỷ suất ROS trung bình bị ảnh hưởng.

b) Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)

Theo công thức Dupont, tỷ suất sinh lời trên TTS của doanh nghiệp là kết quả giữa một hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất khả năng sinh lời doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận TTS thấp có thể là kết quả từ trình độ quản lý tài sản và chi phí không tốt dẫn đến hiệu suất sử dụng của tài sản không tốt hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kém hoặc từ cả hai yếu tố đó.

Nhìn vào bảng 3.4 chỉ có VEA, FT1, SDK có tỷ suất ROA các năm đều cao hơn so với tỷ suất ROA trung bình. Áp dụng phân tích tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản theo Dupont đối với công ty VEA ta có:

Tỷ suất lợi nhuận trên TTS = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu * Hiệu suất sử dụng TTS Năm 2019: 24,52% = 163,09% * 0,15

Năm 2020: 18,49% = 152,56% * 0,12 Năm 2021: 22,18% = 144,11% * 0,15

48

Có thể thấy tỷ suất ROA của công ty VEA năm 2020 giảm do ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm:

(152,56% - 163,09%) * 0,15 = - 1,60%

- Do hiệu suất sử dụng TTS giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm:

152,56% * (0,12 - 0,15) = - 4,58%

Tương tự năm 2021, khả năng sinh lợi từ tài sản của VEA cũng tăng do cả 2 yếu tố ROS và hiệu suất sử dụng TTS cùng tăng. Như vậy, công ty VEA đã cố gắng quản lý chi phí tốt hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có. Thêm vào đó chỉ số ROA của công ty VEA lớn hơn so với chỉ số ROA bình quân mẫu cho thấy với 100 đồng tổng tài sản bỏ ra đầu tư sẽ mang lại nhiều đồng lợi nhuận cho công ty VEA hơn các doanh nghiệp khác cùng mẫu.

Các doanh nghiệp còn lại có tỷ suất ROA thấp hơn so với trung bình mẫu, đặc biệt là MIE và CJC là hai doanh nghiệp thấp nhất. Trong đó MIE là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn hơn FT1 và SDK nhưng tỷ suất sinh lợi từ tổng tài sản lại thấp hơn.

Áp dụng phân tích tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản theo Dupont đối với Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE) ta có:

Năm 2019: 0,30% = 0,53% * 0,57 Năm 2020: 0,24% = 0,43% * 0,55 Năm 2021: 0% = 0,01% * 0,47

Có thể thấy tỷ suất ROA của công ty MIE năm 2020 giảm do ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất ROA giảm:

(0,43% - 0,53%) * 0,57 = -0,057%

49

- Do hiệu suất sử dụng TTS giảm làm tỷ suất ROA giảm:

0,43% * (0,55-0,57) = -0,0086%

Tương tự năm 2021, tỷ suất ROA của MIE cũng giảm do cả 2 yếu tố tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm. Như vậy, doanh nghiệp MIE không những quản lý chi phí chưa tốt mà còn chưa nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có trong năm 2021.

Khả năng sinh lời tổng tài sản của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung (CJC) âm do LNST của công ty CJC âm.

c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn chủ ở hữu theo phương trình Dupont:

ROE = ROS * ROA * Hệ số nhân vốn

Theo phương trình trên, tỷ suất ROE chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn (đòn bẩy tài chính).

Để tăng tỷ suất ROE các công ty có thể quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản. Trong trường hợp không quản lý tốt tài sản và chi phí, công ty vẫn có thể tăng tỷ suất ROE bằng việc tăng mức độ sử dụng nợ làm tăng hệ số nhân vốn.

Bảng 3.5: Hệ số nhân vốn của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán VEA MIE HEM AMS CTB FT1 NAG SDK CTT CJC 2019 1,15 1,70 1,47 4,37 2,67 2,60 3,03 2,31 9,45 4,50 2020 1,16 1,77 1,46 5,11 2,39 2,29 3,32 2,41 8,65 4,69 2021 1,07 1,78 1,35 4,93 2,80 2,08 4,47 2,53 8,65 3,24

50

Tuy hệ số nhân vốn giúp khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng, thể hiện lợi nhuận được tạo ra tương đối tốt từ việc đầu tư, tuy nhiên cần phải duy trì mức độ nợ ở mức vừa phải và hợp lý, nếu không sẽ khiến cho DN gặp khó khăn trong khả năng thanh toán, đối mặt với nguy cơ phá sản. Điển hình như AMS năm 2020 có hệ số nhân vốn là 5,11. Lợi nhuận thu được từ 100 đồng vốn chi ra trong năm 2020 của AMS tăng 3,29% so với năm 2019 do cả 3 yếu tố (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn) tăng lên. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy tỷ lệ vay nợ là tương đối cao dẫn đến công ty có rủi ro tài chính cao. Cơ cấu tài chính của AMS năm 2020 khá mạo hiểm, lên đến 80,94% là tỷ lệ vay nợ năm 2020, tăng 1,07% so với năm 2019 (theo bảng 3.6).

Qua bảng 3.4, VEA, CTB, FT1, SDK, CTT là các doanh nghiệp có tỷ suất ROE lớn hơn tỷ suất bình quân mẫu. Tuy nhiên cũng giống như AMS, hệ số nhân vốn của CTT quá cao ở mức 8,65 – 9,45. Theo bảng 3.6, hệ số nợ của doanh nghiệp này rất cao, ở mức gần 90%, đây là cơ cấu vốn khá nguy hiểm cho doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp VEA, CTB, FT1, SDK có thể nói ngoài nỗ lực quản lý chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản tốt còn cố gắng duy trì hệ số nợ trong giới hạn an toàn là khoảng 60%.

Các công ty còn lại đều có tỷ suất ROE thấp hơn tỷ suất bình quân của mẫu các công ty cơ khí. Công ty CJC thậm chí có khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu âm do lợi nhuận sau thuế âm. Ban lãnh đạo các công ty cần tìm hiểu nguyên nhân của công ty mình và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chỉ số ROE của doanh nghiệp.

Khả năng sinh lời là thước đo thể hiện hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. Theo bảng 3.4, ta thấy tỷ suất ROS trung bình mẫu có chiều hướng giảm qua các năm (từ 18,68% năm 2019 xuống còn 15,83% năm 2021). Khả năng sinh lời từ tổng tài sản trong 3 năm không có sự cải thiện, năm 2020 tỷ suất ROA trung bình có tăng so với năm 2019 nhưng không đáng kể, năm 2021 tỷ suất này lại giảm đi. Khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cơ khí có biến động thất thường, tỷ suất ROE trung bình mẫu trong năm 2020 tăng từ 8% lên 13,16%, nhưng lại giảm xuống 10,95% trong năm

51

2021. Điều này khiến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp trong mẫu suy giảm và không ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)