2.1.1. Mô tả cách chọn mẫu
Bước 1: Xác định tổng thể mẫu chung là các công ty ngành cơ khí đang được niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc lọc các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
Bước 2: Kiểm tra các mã ngành kinh doanh của các doanh nghiệp theo danh sách đã được chọn ra để xác định lại các doanh nghiệp có mã ngành kinh doanh của ngành cơ khí. Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (2018), đó là các mã ngành:
2511: Sản xuất các cấu kiện kim loại
2591: Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại.
2592: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại.
2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu.
2710: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện 2821: Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp
2920: Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc
2930: Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe
Sau khi lọc và kiểm tra, tác giả đã chọn ra 10 công ty có đủ tiêu chí trên và tiêu biểu nhất, được trình bày và sắp xếp theo thứ tự công ty có quy mô VHTT lớn đến quy mô vốn hóa thị trường vừa và nhỏ, cuối cùng là quy mô siêu nhỏ ở bảng 2.1 dưới đây:
28
Bảng 2.1: Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay
STT Mã chứng
khoán Tên doanh nghiệp Sàn niêm yết
1 VEA Tổng công ty máy động lực và máy nông
nghiệp Việt Nam UPCOM
2 MIE Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp UPCOM 3 HEM Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội UPCOM 4 AMS Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Amecc UPCOM 5 CTB Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương HNX
6 FT1 Công ty cổ phần phụ tùng máy số 1 UPCOM
7 NAG Công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa HNX
8 SDK Công ty cổ phần cơ khí luyện kim UPCOM
9 CTT Công ty cổ phần chế tạo máy-Vinacomin HNX
10 CJC Công ty cổ phần cơ điện miền Trung HNX
Nguồn: Tổng hợp trên TTCK Việt Nam 2.1.2. Mô tả quá trình thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng cho phương pháp định tính:
Một là, dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của mười doanh nghiệp (bảng 2.1) trong giai đoạn 2019 – 2021 được thu thập trên trang web Kênh thông tin kinh tế - tài chính - Cafef.vn, VietstockFinance.
Hai là, các bài báo về ngành cơ khí trên các tạp chí, Bộ Công Thương,…
Ba là, những công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến ngành cơ khí dùng để tham khảo.
29
Dữ liệu sử dụng cho phương pháp định lượng kiểm định T-Test:
Lấy dữ liệu 4 quý của mỗi năm từ năm 2017 đến năm 2021 từ các báo cáo tài chính trên Kênh thông tin kinh tế - tài chính - Cafef.vn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính là loại hình nghiên cứu thường được dùng để thăm dò, tiếp cận và tìm hiểu đối tượng nghiên cứu một cách tự nhiên nhất nhằm đảm bảo các ý kiến đưa ra về đối tượng nghiên cứu là khách quan và chính xác nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau sử dụng cho nghiên cứu định tính và tác giả đã sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu của mình, chẳng hạn như:
Một là, phương pháp thu thập:
Nguồn dữ liệu được thu thập tại các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên trên trên trang web Kênh thông tin kinh tế - tài chính - Cafef.vn, VietstockFinance của các doanh nghiệp được lựa chọn trong bài nghiên cứu.
Hai là, phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu:
Với các số liệu thu thập được, tổng hợp chúng lại và thống kê theo các chỉ tiêu cần phân tích dưới dạng bảng trong phần mềm Excel.
Ba là, phương pháp phân tích:
Được dùng để phân tích, xử lý các số liệu đã được tổng hợp và thống kê từ trước.
Bốn là, phương pháp cơ bản sử dụng trong phân tích tình hình kinh doanh của công ty như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ:
So sánh số liệu về các chỉ tiêu như doanh thu thuần, chi phí, lợi nhuận,… giữa các doanh nghiệp với nhau và trong tổng thể mẫu nghiên cứu.
30 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng là loại hình nghiên cứu thông qua thu thập và phân tích, xử lý thông tin trên cơ sở dữ liệu thu được từ thị trường, sau đó đưa ra kết luận về thị trường. Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng có cấu trúc và thu được kết quả đáng tin cậy hơn phương pháp định tính.
Do hạn chế về mặt thu thập số liệu nên trong bài nghiên cứu, tác giả chỉ thu thập dữ liệu về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ HĐKD, lợi nhuận sau thuế, tổng nguồn vốn, nợ phải trả, khả năng sinh lời của 5 doanh nghiệp (AMS, HEM, CTB, CTT, CJC) trong 4 quý mỗi năm trong giai đoạn từ 2017 – 2021. Sau đó dùng phương pháp kiểm định T-Test để kiểm tra sự khác biệt ý nghĩa thống kê giai đoạn trước và sau Covid của các doanh nghiệp với một số chỉ tiêu đặc trưng. Qua đó góp phần bổ sung cơ sở cho những phân tích định tính.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã mô tả cách tác giả lựa chọn và thu thập dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu của mình. Đồng thời trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu, đó là phương pháp định tính (phương pháp thu thập; tổng hợp, thống kê số liệu; phân tích, so sánh) kết hợp phương pháp định lượng (kiểm định T-Test) để xử lý số liệu và đưa ra những quan điểm, kết luận khách quan nhất về hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Chương tiếp theo sẽ phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD cho ngành cơ khí.
32