CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, quản lý, hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán giúp các doanh nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hiệu quả HĐKD.
Tăng cường khả năng tự chủ linh kiện cơ khí, đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu trong nước có thể sản xuất được để chủ động hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần liên tục tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư chất lượng cao, giá cả cạnh tranh để hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh cũng cần được lập kế hoạch chi tiết, công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và kiểm kê được đơn giản hóa, tránh lãng phí và thất thoát không rõ nguyên nhân do sử dụng quá mức.
Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để gia tăng sản lượng tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các công ty có thể áp dụng các giải pháp thông dụng để tăng chất lượng sản phẩm là: đầu tư nâng cao dây chuyền, máy móc sản xuất với công nghệ kỹ thuật hiện đại; sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chất lượng cao; bổ sung đầy đủ các thiết bị phân tích, đo kiểm, thử nghiệm để kiểm soát chất lượng từ các yếu tố đầu vào đến thực hiện quá trình sản xuất cho ra thành phẩm.
71
Đồng thời, các doanh nghiệp cơ khí cần chủ động tăng cường hợp tác nghiên cứu, thiết kế mở rộng công năng, chế tạo và phát triển nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao trên nền tảng các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp để thích ứng phù hợp, linh loạt với thị trường tiêu thụ; chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và tiềm năng nhằm tăng doanh thu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Thứ ba, đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cho quy trình sản xuất sản phẩm.
Trong những thập niên gần đây, kỹ thuật công nghệ trong ngành cơ khí đã phát triển vượt bậc, và việc làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế và đảm bảo cho các công ty có thể tự chủ. Ngành cơ khí hiện nay đang nghiên cứu nhiều xu hướng công nghệ mới, nổi bật như: xe điện, cơ điện tử, máy nông nghiệp, xe tự hành, công nghệ thông gió và điều hòa không khí hiện đại, công nghệ in 3D,… Chính những công nghệ mới này đã mang lại sự thay đổi cơ bản về công nghệ sản xuất, nhằm tạo ra một hệ thống sản xuất có năng suất có hệ thống và chất lượng sản phẩm tốt hơn hẳn. Đầu tư thêm thiết bị công nghệ cao cho khâu nấu luyện kim loại để sản xuất được sản phẩm chất lượng cao phục vụ sự phát triển của công nghiệp cơ khí, luyện cán thép; khai thác hiệu quả các phần mềm thiết kế như công nghệ đúc JSCAST, các thiết bị CNC,...
Thứ tư, nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho. Việc cân đối hoạt động sản xuất với tình hình kinh doanh luôn là một vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng một kế hoạch quản lý HTK và tăng tốc độ luân chuyển HTK là một trong những yêu cầu quan trọng, đòi hỏi các công ty cần tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể sau:
Theo điều kiện thị trường, doanh nghiệp cần cân đối cơ cấu sản xuất và tiêu thụ, đồng thời doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, từ đó tăng tốc độ luân chuyển HTK, tránh tình trạng tồn đọng vốn. Thị trường tiêu thụ cần được xác định dựa trên tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất để cân đối nhu cầu tồn kho hợp lý.
Ngoài tiêu thụ, dự báo nhu cầu thị trường cũng sẽ đóng một vai trò trong việc quản lý hàng tồn kho. Các doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu, đánh giá thị trường để có thể chủ động ứng phó với sự biến động của giá cả, quyết định cách thức và
72
thời điểm mua hàng hợp lý, giảm thiểu chi phí vốn của HTK. Thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro và nắm bắt được xu hướng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chủ động hơn và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Thứ năm, chú trọng đầu tư hơn vào công tác bán hàng. Các doanh nghiệp cần xây dựng một ngân sách cụ thể cho chi phí marketing, quảng cáo sản phẩm cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu cho các công ty.
Thứ sáu, duy trì hệ số nợ ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo cơ cấu tài chính được ổn định, giúp các doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp, nâng cao khả năng tự chủ nguồn vốn để có thể đầu tư các dây chuyền, thiết bị máy móc hiện đại cho hoạt động sản xuất.
Một số giải pháp hỗ trợ khác:
Một là, các doanh nghiệp cơ khí cần đặt mục tiêu hướng tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp trong ngành “cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu từ thị trường toàn cầu, hiểu rõ nhu cầu khách hàng như: Số lượng bao nhiêu, sản phẩm thế nào, giá trị dịch vụ cộng thêm là gì, sự cải tiến được mong đợi… Từ đó, các đơn vị sẽ thấy được vị trí của mình cũng như những hạn chế cần khắc phục để có thể đáp ứng những yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.” (Ngành cơ khí chế tạo: Nâng cao năng lực, đón sóng hội nhập, 2021)
Hai là, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, khả năng làm chủ khoa học công nghệ là sự thiết yếu đối với một doanh nghiệp cơ khí. Nhưng để làm tốt việc này, các công ty không thể thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, khả năng sáng tạo và nghiên cứu. Vì vậy, các công ty cần tuyển dụng nhiều hơn nữa những lao động có trình độ, năng lực cho các công việc kinh doanh, kỹ thuật và quản lý, đồng thời tăng cường đào tạo, phát triển, nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân lành nghề của công ty. Hợp tác đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau trong
73
ngành cơ khí cũng rất quan trọng để nâng cao chất lượng nhân tài, giúp thu hẹp và hướng tới thực tiễn đào tạo theo nhu cầu của xã hội và của doanh nghiệp.