Nhóm các chỉ tiêu cơ bản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 55)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021

3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu cơ bản

a) Chỉ tiêu doanh thu thuần

Bảng 3.2: Tình hình kết quả doanh thu thuần của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Theo bảng 3.2 ta thấy doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn là VEA chiếm thị phần cao nhất trong tổng doanh thu của 10 công ty trên. Bên cạnh đó, 2 công ty có quy mô vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ là AMS và CTT cũng đạt được doanh thu thuần cao, chiểm thị phần thứ 2 và thứ 3 sau VEA. Những công ty có quy mô nhỏ và siêu nhỏ còn lại đều thấp hơn doanh thu thuần trung bình mẫu, điển hình là SDK và CJC, điều đó cho thấy sự phân hóa giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong chỉ tiêu doanh thu thuần rất lớn.

Mã CK

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

VEA 4.488 3.667 4.019 -18,29% 9,61%

MIE 1.360 1.386 1.221 1,93% -11,92%

HEM 502 549 446 9,37% -18,75%

AMS 2.157 2.983 2.678 38,29% -10,21%

CTB 582 462 610 -20,63% 32,02%

FT1 905 750 778 -17,11% 3,66%

NAG 1.021 1.076 1.404 5,37% 30,54%

SDK 245 183 221 -25,15% 20,38%

CTT 1.501 1.492 2.069 -0,57% 38,67%

CJC 295 246 96 -16,76% -60,94%

TRUNG

BÌNH 1.306 1.279 1.354 -2,00% 5,85%

36

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm giá cả vật tư đầu vào tăng cao, các đối tác lớn đều giảm sản lượng, hơn nữa các công ty con của VEA hầu như đều có mức tiêu thụ thấp so với kế hoạch, phụ thuộc nhiều vào thị trường và khách hàng dẫn đến doanh số mà công ty VEA thu được trong năm 2020 giảm sút so với năm 2019 (giảm 18,29%) và thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình mẫu (giảm 2%). Mặc dù đại dịch Covid- 19 đã tạo ra những rào cản và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu năm 2021 của công ty mẹ và các công ty con vẫn đạt được mức tăng trưởng lớn hơn so với năm 2020 và xấp xỉ đạt kế hoạch đề ra. Doanh thu đạt được từ sản xuất công nghiệp tăng 14% so với năm 2020 (tăng từ 419,7 tỷ đồng lên 477,5 tỷ đồng theo báo cáo thường niên năm 2021). Trong khi mức tăng trưởng DTT trung bình mẫu chỉ tăng 5,85% trong năm 2021, mức tăng trưởng của VEA lại tăng 9,61%, cho thấy toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực duy trì sản xuất để đạt được kết quả tăng trưởng tốt.

Dịch bệnh Covid-19 đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị cơ khí, khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh thu giảm mạnh, tiêu biểu là công ty cổ phần cơ điện miền Trung (CJC).

Doanh thu thuần của doanh nghiệp này trong hai năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh giảm liên tiếp: năm 2020 giảm 16,76% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục giảm gần 150 tỷ đồng, tương đương 60,94% so với năm 2020. Tổng doanh thu thuần của CJC giảm như vậy chủ yếu do doanh thu từ bán các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện của công ty bị giảm mạnh (năm 2020 giảm từ 290 tỷ đồng xuống 239 tỷ đồng; năm 2021 giảm xuống còn 93 tỷ đồng). Tuy mức tăng trưởng DTT trung bình của các doanh nghiệp cơ khí trong mẫu nghiên cứu trong năm 2020 có giảm nhưng tốc độ giảm DTT của CJC lớn hơn rất nhiều. Hơn nữa trong năm 2021 mức tăng trưởng DTT của mẫu đã tăng lên 5,85% nhưng CJC lại giảm DTT ở ngưỡng rất cao (60,94%), điều đó cho thấy doanh nghiệp hoạt động không tốt trong 2 năm này.

Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp ổn định được doanh thu như CTB, NAG, CTT. Trong 6 tháng đầu năm 2021 các khách hàng lớn của Công ty cổ phần chế tạo bơm

37

Hải Dương (CTB) chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh làm giao dịch mua bán, lắp đặt máy bơm bị ngừng trệ, khiến CTB không đạt được doanh thu như kế hoạch. Tuy nhiên vào 6 tháng cuối năm 2021, công ty đã hoàn thành được một số hạng mục hợp đồng giá trị lớn, trong đó có một phần của hợp đồng cung cấp ống thép cho Công ty cổ phần Nước sạch sông Đà. Vì vậy doanh thu năm 2021 của CTB so với năm 2020 vẫn tăng trưởng 32,02%, lớn hơn nhiều so với trung bình mẫu (5,85%), cho thấy CTB đã cố gắng để cải thiện tình hình tiêu thụ cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa (NAG) cho thấy doanh thu tăng ổn định trong 2 năm liên tiếp, cụ thể năm 2020 doanh thu đạt gần 1.100 tỷ đồng (tăng 5,7%

so với năm 2019) và năm 2021 tăng 38,67% so với năm 2020. Đặc biệt so sánh chỉ tiêu này với mức tăng trưởng bình quân của mẫu đều lớn hơn hơn nhiều nhưng nguồn tăng doanh thu thuần của NAG chủ yếu đến từ ngành kinh doanh các thiết bị nhà bếp. Theo báo cáo tài chính của công ty, doanh thu thuần từ bán hàng hóa, thành phẩm đạt 1.392 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất cơ khí của doanh nghiệp có tăng nhưng không nhiều.

Doanh nghiệp có mức tăng doanh thu thuần cao phải kể đến Công ty cổ phần chế tạo máy-Vinacomin (CTT) với mức tăng 38,67%, doanh thu đạt hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2021, mặc dù trong năm 2020 doanh thu có giảm 0,57% so với năm 2019. Theo bảng 3.2, mức độ tăng trưởng DTT của công ty CTT lớn hơn mức tăng trưởng DTT bình quân mẫu, đây là một dấu hiệu khả quan đối với hoạt động tiêu thụ và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mức tăng trưởng doanh thu thuần có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh thu thuần tăng trưởng càng cao thì hiệu quả HĐKD càng cao. Qua bảng 3.2, ta thấy DTT của các công ty tăng trưởng không ổn định, chủ yếu giảm trong năm 2020, đến năm 2021 một số công ty có phần cải thiện hơn (VEA, CTB, FT1, SDK, CTT). Việc tăng trưởng không ổn định sẽ khiến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng không tốt.

38 b) Chỉ tiêu chi phí

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ GVHB/DTT của các doanh nghiệp cơ khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Theo biểu đồ 3.2 có thể thấy tỷ lệ GVHB/DTT đều tương đối cao ở các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam bất kể là doanh nghiệp có quy mô như nào, đều trên 70%, thậm chí tỷ lệ GVHB/DTT của công ty cổ phần cơ điện miền Trung (CJC) năm 2019 lên đến 103%, cao hơn tỷ lệ GVHB/DTT trung bình mẫu (92,4%). Đây là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp cơ khí có lợi nhuận rất thấp. Mặc dù CJC là doanh nghiệp có tỷ lệ GVHB/DTT giảm trong 2 năm 2020 và 2021 (theo biểu đồ 3.2) vì lãnh đạo công ty đã cố gắng đẩy mạnh việc kiểm soát, tiết giảm chi phí giá vốn nhưng lợi nhuận thuần từ HĐKD của CJC vẫn sụt giảm trong 2 năm này do sản lượng thực hiện của 2 năm này ít hơn năm 2019 khiến doanh thu thuần của CJC cũng bị giảm.

Theo bảng 3.2, VEA là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa và doanh thu thuần cao nhất trong số những doanh nghiệp nêu trên. Trong năm 2021 doanh thu thuần của VEA

70,0%

75,0%

80,0%

85,0%

90,0%

95,0%

100,0%

105,0%

2019 2020 2021

VEA MIE HEM AMS

CTB FT1 NAG SDK

CTT CJC TRUNG BÌNH

39

tăng 9,61% so với doanh thu của năm 2020, tuy nhiên nhìn vào biểu đồ 3.2, tỷ lệ GVHB/DTT đã giảm từ 95% xuống 86%, do DTT năm 2021 của VEA tăng lên trong khi GVHB giảm 0,8%. Có thể nói doanh nghiệp đã thay đổi hiệu quả trong việc quản lý chi phí giá vốn, nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện vì 86% vẫn là mức tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, NAG cũng là một trong những doanh nghiệp nổi bật về doanh thu nhưng lại có tỷ lệ GVHB/DTT trong 3 năm đều quanh mức 86%-87% và thấp hơn so với mức trung bình mẫu (88%-92%).

Tỷ lệ GVHB/DTT là một chỉ tiêu có tác động quan trọng đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. Nó tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, nghĩa là tỷ lệ GVHB/DTT càng thấp thì biên lợi nhuận gộp càng cao, HĐKD càng hiệu quả và có lãi. Tuy nhiên các doanh nghiệp cơ khí trên đều có tỷ lệ GVHB/DTT cao khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp không cao (chi tiết ở bảng 3.3).

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ CPBH/DTT của các doanh nghiệp cơ khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán

0,0%

2,0%

4,0%

6,0%

8,0%

10,0%

12,0%

14,0%

2019 2020 2021

CPBH/DTT

VEA MIE HEM AMS

CTB FT1 NAG SDK

CTT CJC TRUNG BÌNH

40

Theo biểu đồ 3.3, tỷ lệ CPBH/DTT trung bình rơi vào khoảng từ 0-5% bởi các doanh nghiệp trên chủ yếu thực hiện sản xuất và gia công các sản phẩm cơ khí, máy móc, tỷ lệ CPBH/DTT của trung bình mẫu cũng chỉ ở mức 2%. Có thể thấy tỷ lệ CPBH/DTT trong 2 năm này của các công ty đều giảm so với năm 2019, cụ thể với công ty CTB, tỷ lệ CPBH/DTT giảm từ 13% trong năm 2019 xuống 6% vào năm 2020 và trong năm 2021 giảm còn 0,13%.

Tỷ lệ CPBH/DTT ở Công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa (NAG) ở mức 7-8%, cao hơn so với công ty khác và mức trung bình mẫu bởi công ty thực hiện lĩnh vực thương mại trong 3 năm này nhiều hơn nên sử dụng nhiều chi phí quảng cáo, hội nghị khách hàng, chi phí vật liệu bao bì nhằm mở rộng kênh phân phối, bán hàng nhiều hơn.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ CP QLDN/DTT của một số doanh nghiệp cơ khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán

0,0%

2,0%

4,0%

6,0%

8,0%

10,0%

12,0%

14,0%

2019 2020 2021

CP QLDN/DTT

VEA MIE HEM AMS

CTB FT1 NAG SDK

CTT CJC TRUNG BÌNH

41

Tỷ lệ CPQLDN/DTT ở hầu hết các công ty cơ khí cao hơn so với chi phí bán hàng, trung bình từ 5-9%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chi một khoản chi phí đáng kể như: tiền lương của nhân viên bộ phận, chi phí văn phòng, khấu hao TSCĐ phục vụ công tác quản lý... Đó đều là những khoản chi phí hợp lý và cần thiết, tuy nhiên chi phí này cần được cân nhắc một cách phù hợp và hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn nên chi phí QLDN của VEA cao hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hơn. Năm 2020 tỷ lệ CPQLDN/DTT của VEA tăng từ 10,4% (năm 2019) lên 11,3%, đến năm 2021 doanh nghiệp đã cố gắng hạ tỷ lệ này về mức 10,4%. Tuy nhiên so với tỷ lệ trung bình mẫu là khoảng 6,5% thì VEA vẫn có tỷ lệ CPQLDN/DTT cao hơn nên doanh nghiệp cần xem xét và quản lý lại chi phí.

AMS, NAG và CTT là các doanh nghiệp có tỷ lệ CPQLDN/DTT thấp nhất trên biểu đồ 3.4. Giám đốc điều hành của CTT đã có những giải pháp xây dựng hệ thống thang bảng lương, đơn giá định mức lao động tiên lương phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty và pháp luật hiện hành,… nhằm giảm thiểu chi phí quản lý công ty năm 2020 và những năm tiếp theo, giảm từ 5% năm 2019 xuống 3,6% năm 2021.

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung (CJC) là cao nhất, tăng từ 5% (năm 2020) lên 12% (năm 2021), trong khi đó CJC là công ty có quy mô vốn hóa nhỏ nhất chứng tỏ công tác quản lý CPQLDN chưa đạt hiệu quả và lãng phí.

Quản lý chi phí hiệu quả là chìa khóa để giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Khi tiết kiệm được các khoản chi phí sẽ giúp lợi nhuận thu về cho các doanh nghiệp cơ khí được cao hơn. Nhìn chung ngành cơ khí Việt Nam có điểm yếu là nguồn vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp.

42 c) Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 3.3: Tình hình kết quả lợi nhuận thuần từ HĐKD của một số doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Mã CK

Lợi nhuận thuần từ HĐKD (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ

HĐKD

2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020

VEA 7.516 5.803 5.957 -22,79% 2,65%

MIE 6,05 6,60 4,81 9,05% -27,18%

HEM 90,61 16,40 6,07 -81,90% -62,97%

AMS 36,71 59,82 56,77 62,92% -5,09%

CTB 35,15 42,40 33,22 20,62% -21,64%

FT1 56,21 57,27 57,14 1,88% -0,23%

NAG 14,48 13,13 24,29 -9,35% 84,99%

SDK 12,13 12,56 8,61 3,57% -31,42%

CTT 31,08 10,23 11,99 -67,09% 17,19%

CJC (31,18) 2,21 (2,56) 107,08% -215,95%

TRUNG

BÌNH 776,76 602,36 615,70 -22,45% 2,21%

43

Biểu đồ 3.5: Thị phần mười doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Theo bảng 3.3 có thể thấy lợi nhuận thuần từ HĐKD của các công ty có dấu hiệu giảm trong năm 2020 và đa số giảm vào năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, chính sách phòng chống dịch của các địa phương không nhất quán làm ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng cũng như HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí nói chung. Thêm vào đó là giá vật tư đầu vào và chi phí vận chuyển cũng tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo biểu đồ 3.5, VEA là doanh nghiệp có lợi nhuận thuần từ HĐKD chiếm thị phần cao nhất (hơn 90%) trong tổng số 10 doanh nghiệp, vì vậy mà trung bình mẫu của chỉ tiêu này bị ảnh hưởng rất nhiều từ VEA. Tổng công ty máy động lực và máy nông

2019 2020

2021

VEA MIE HEM AMS CTB FT1 NAG SDK CTT CJC

44

nghiệp Việt Nam năm 2020 cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên doanh thu thuần trong năm này bị giảm đáng kể, hơn nữa chi phí QLDN lại tăng lên dẫn đến lợi nhuận thuần thu về cũng bị giảm 22,79% so với năm 2019. Năm 2021 doanh nghiệp có chuyển biến tích cực hơn khi lợi nhuận tăng lên 2,65%. Mức độ biến động chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ HĐKD của VEA tương đương với trung bình mẫu.

Năm 2021 việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu thị trường, áp lực cạnh tranh của thị trường trong nước gia tăng mạnh, hàng động cơ truyền thống – sản phẩm sản xuất kinh doanh chính của Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) bị suy giảm. Chi phí hoạt động sản xuất tăng cao do giãn cách xã hội vì dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngành hàng sản xuất động cơ điện dẫn đến lợi nhuận thu về của công ty trong năm 2021 chỉ đạt hơn 6 tỷ đồng (giảm 62,97% so với năm 2020).

Sản lượng từ gia công cơ khí của Công ty cổ phần cơ khí luyện kim (SDK) năm 2021 chỉ đạt 90,7% so với năm 2020 (1.492 tấn), bên cạnh đó do tình hình của đại dịch Covid 19 phải giãn cách xã hội, công ty phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” trong 3 tháng với chi phí cao (tổng chi phí phát sinh là 2,4 tỷ đồng) nên dù doanh thu thuần của SDK có tăng 20,38% so với năm 2020 (doanh thu năm 2021 tăng do thực hiện dự án đúc đồng ghi nhận doanh thu lớn nhưng đã có giá trị của vật tư đồng tính vào đó) thì lợi nhuận thuần từ HĐKD vẫn thấp hơn so với năm 2020, giảm 31,42%. So với mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình mẫu năm 2021 là 2,21% có thể thấy công ty cổ phần cơ khí luyện kim chưa đạt được kết quả kinh doanh thực sự khả quan.

Mặc dù Covid 19 gây ra nhiều khó khăn nhưng vẫn có một số doanh nghiệp thay đổi linh hoạt chính sách để phù hợp với thực trạng kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD. Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2020 tăng 20,62% so với năm 2019 trong khi DTT giảm cho thấy nỗ lực của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương (CTB) trong việc chú trọng quản trị nội bộ, quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả, giảm được một phần chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng lên. Các hợp đồng giá trị lớn đóng góp cho doanh thu năm 2021 của CTB lại có tỷ suất lợi nhuận thấp nên chủ yếu chỉ mang lại doanh thu bán hàng

45

cho doanh nghiệp, do vậy lợi nhuận của CTB năm 2021 chỉ đạt 78% của năm 2020, đi ngược lại với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình mẫu (2,21%).

Trong năm 2019-2020, công ty NAG gia nhập lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử ngành hàng gia dụng, với bối cảnh khốc liệt của ngành hàng, để chiếm lĩnh thị phần bán hàng, công ty đã đầu tư thêm chi phí bán hàng. Điều đó dẫn đến lợi nhuận thuần từ HĐKD của doanh nghiệp trong năm 2020 giảm 9,35% so với năm 2019. Công ty xác định đây là khoản chi phí đầu tư để thâm nhập thị trường mang đến lợi nhuận cao hơn cho những năm tiếp theo, điển hình năm 2021 lợi nhuận đã tăng đến 84,99% so với năm 2020. Nó cũng phản ánh mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp vượt trội hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng bình quân mẫu là 2,21%.

Khi đánh giá về hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp không thể không nhắc đến chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận thuần từ HĐKD của các công ty trên bị giảm rất nhiều trong 2 năm Covid, đặc biệt trong năm 2020 mức bình quân của mẫu giảm 22,45%, đến năm 2021 tình hình được cải thiện hơn một chút khi lợi nhuận tăng 2,21% so với năm 2020 nhưng so với năm 2019 vẫn thấp hơn nhiều. Điều này gây tác động xấu đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp ngành cơ khí.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)