Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 78)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong cuộc đua để tăng trưởng lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các công ty đã nỗ lực và đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó ngành cơ khí vẫn tồn tại nhiều hạn chế đáng lưu ý cần được khắc phục như sau:

Thứ nhất, doanh thu thuần không ổn định trong 3 năm và chi phí sản xuất kinh doanh còn cao, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán. Việc này khiến lợi nhuận thuần từ HĐKD của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thị trường tiêu thụ của ngành cơ khí hiện nay đang bị sụt giảm mạnh. Có thể kể đến hai công ty tiêu biểu như:

Doanh thu thuần của công ty SDK năm 2020 giảm 25,15% so với năm 2019.

Trong năm 2021, DTT của công ty SDK có tăng 20,38% so với năm 2020 nhưng doanh

63

thu năm 2021 tăng do thực hiện dự án đúc đồng ghi nhận doanh thu lớn và đã có giá trị của vật tư đồng tính vào đó.

DTT của công ty CJC trong hai năm bị dịch bệnh tác động đã giảm liên tiếp: năm 2020 giảm từ 295 tỷ đồng xuống còn 245 tỷ đồng, tương đương giảm 16,76% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục giảm gần 150 tỷ đồng, tương đương 60,94% so với năm 2020.

Tổng doanh thu thuần của CJC giảm như vậy chủ yếu do doanh thu từ bán các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện của công ty bị giảm mạnh (năm 2020 giảm từ 290 tỷ đồng xuống 239 tỷ đồng; năm 2021 giảm xuống còn 93 tỷ đồng.

Thứ hai, giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp cơ khí rất cao, được thể hiện qua tỷ lệ GVHB/DTT luôn ở mức trên 80% trong 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid. Theo biểu đồ 3.2, tỷ lệ GVHB/DTT của công ty HEM trong năm 2020 và năm 2021 đạt lần lượt là 87% và 86%, trong khi năm 2019 tỷ lệ này ở mức 81%. CTT cũng là một doanh nghiệp có tỷ lệ GVHB/DTT rất cao ở mức 91% - 95% trong 3 năm.

Thứ ba, lợi nhuận thuần từ HĐKD của đa số các doanh nghiệp trong mẫu giảm trong năm 2021. Tại công ty HEM, lợi nhuận thuần từ HĐKD của công ty giảm từ 90,61 tỷ đồng (năm 2019) xuống 16,4 tỷ đồng (năm 2020) tương đương giảm 81,90%; năm 2021 lợi nhuận tiếp tục giảm còn 6,07 tỷ đồng, chủ yếu do giá cả vật tư đầu vào và chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao. CJC cũng là một doanh nghiệp tương tự có lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm sâu trong năm 2021: giảm từ 2,21 tỷ đồng năm 2020 xuống -2,56 tỷ đồng năm 2021, tương đương giảm -215,95%, chủ yếu do doanh thu thuần năm 2021 của CJC giảm 60,94% so với năm 2020. Hay một số doanh nghiệp khác trong mẫu giảm lợi nhuận trong năm 2021 như: MIE (giảm 27,18%); AMS (giảm 5,09%); CTB (giảm 21,64%); SDK (giảm 31,42%).

Thứ tư, khả năng sinh lời của các công ty cơ khí còn thấp. Tỷ suất ROS của đa số các doanh nghiệp có xu hướng giảm so với năm 2019 và thấp hơn tỷ suất ROS trung bình mẫu, điển hình như MIE (từ 0,53% năm 2019 xuống còn 0,01% năm 2021), HEM (từ 16,88% năm 2019 xuống 0,14% năm 2021). Ngoại trừ VEA, FT1, SDK, các doanh nghiệp khác đều có tỷ suất ROA thấp hơn mức bình quân mẫu, trong khi đó tỷ suất ROA

64

trung bình mẫu trong 3 năm không có sự cải thiện nhiều, năm 2020 tỷ suất ROA trung bình có tăng so với năm 2019 nhưng không đáng kể (từ 5,33% lên 5,65%), năm 2021 tỷ suất này lại giảm còn 5,19%. Do ảnh hưởng từ tỷ suất ROS và tỷ suất ROA nên cho dù có đòn bẩy tài chính (hệ số nhân vốn) hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp cơ khí vẫn có tỷ suất sinh lời từ VCSH biến động, không ổn định. Tỷ suất ROE trung bình mẫu trong năm 2020 tăng lên 13,16% nhưng đến năm 2021 lại giảm xuống cón 10,95%. Điều này ảnh hưởng tới việc duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do thiếu các phương tiện và cơ sở vật chất để sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, tốc độ luân chuyển vốn trong khâu sản xuất và tiêu thụ của hầu hết các doanh nghiệp cơ khí giảm nhẹ, thể hiện qua vòng quay HTK bình quân mẫu giảm qua các năm: năm 2019 là 3,12 vòng, năm 2020 giảm còn 3,10 vòng và năm 2021 là 3,01 vòng. Đa số các công ty trong mẫu cũng giảm vòng quay HTK qua các năm như: MIE (từ 4,07 vòng năm 2019 xuống còn 2,19 vòng năm 2021); AMS (từ 3,32 vòng năm 2019 giảm còn 2,81 vòng năm 2021); CTB; FT1; NAG; CJC (chi tiết bảng 3.7). Điều này dẫn đến vốn bị tồn đọng và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, tốc độ luân chuyển HTK giảm đi khiến công ty phải gánh thêm chi phí tồn kho, làm giảm lợi nhuận, làm hiệu quả HĐKD của các công ty cơ khí không được khả quan.

Thứ sáu, khả năng thanh toán của hầu hết các doanh nghiệp chưa tốt, đặc biệt là khả năng thanh toán ngay, khi nhiều doanh nghiệp đều ở mức thấp hơn 0,5. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tài sản có tính thanh khoản cao vẫn chưa được đảm bảo. Các khoản tài sản này của đa số các công ty thấp hơn khoản nợ phải thanh toán, đặc biệt là trong năm 2021. Điển hình như AMS, lượng tài sản dùng để thanh toán trong năm 2021 là 132 tỷ đồng, trong khi khoản nợ ngắn hạn năm 2021 là 1.432 tỷ đồng, là một sự chênh lệch lớn.

Thứ bảy, các doanh nghiệp cơ khí chưa chú trọng đầu tư cho công tác bán hàng.

Tỷ lệ CPBH/DTT của các doanh nghiệp cơ khí chỉ khoảng 0-5%.

65 b) Nguyên nhân

Trong quá trình HĐKD, các công ty trong mẫu đã đạt được một số kết quả tốt nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, các doanh nghiệp cần phải tìm ra nguyên nhân từ đâu.

Nguyên nhân khách quan:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí bị hạn chế một phần do các nguyên nhân khách quan như:

Thứ nhất, rủi ro về môi trường kinh tế khi mà 2 năm qua dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, làm ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí, đặc biệt gây nên tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng các doanh nghiệp ngành cơ khí cũng không thu được nhiều lợi nhuận do giá vật tư nguyên liệu đầu vào như sắt, thép, đồng, nhôm,… tăng mạnh so với những năm trước. Năm 2021 là một năm giá thép tăng vọt, chạm mức cao liên tiếp, đạt 17.200 đồng/kg vào tháng 6, tăng gần 20% so với mức trung bình năm 2020; giá quặng sắt tháng 5 năm 2021 tăng 2,4 lần so với giá tháng 2 năm 2020, tăng 32% so với tháng 12 năm 2020 (theo Bộ Công Thương).

Thứ hai, rủi ro trong môi trường chính trị pháp lý khi hệ thống chính sách pháp luật điều tiết nền kinh tế Việt Nam vẫn đang được xây dựng và điều chỉnh, chưa hỗ trợ được nhiều cho sự phát triển của ngành cơ khí.

Nguyên nhân chủ quan:

Bên cạnh các hạn chế do nguyên nhân khách quan gây ra thì những hạn chế từ nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp nói riêng và ngành cơ khí nói chung cũng cần phải được xem xét và tìm ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả HĐKD.

Thứ nhất, khả năng tự chủ linh kiện cơ khí của ngành cơ khí Việt Nam còn thấp.

Ngành cơ khí Việt Nam mới chỉ đáp ứng được hơn 30% so với nhu cầu sử dụng linh kiện cơ khí trong nước, bởi vì nguyên liệu, vật tư đầu vào của ngành này chủ yếu là sắt thép và các loại hợp kim màu mà năng lực sản xuất của các công ty cơ khí còn nhiều hạn

66

chế, chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu, khiến ngành cơ khí Việt Nam phụ thuộc vào nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. “Khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., các ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất trong thời gian đầu năm 2020. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi.” (Cục Công nghiệp, 2021). Việc này dẫn đến chi phí sản xuất, đặc biệt là GVHB của các DN cơ khí cao do ảnh hưởng từ các chi phí vận chuyển, thuế, hải quan cần thiết để nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp cơ khí bị ăn mòn lợi nhuận khi mà tỷ lệ GVHB/DTT luôn ở mức trên 80%, khiến biên lợi nhuận gộp thấp nên tỷ lệ lợi nhuận thu được so với doanh thu của các DN không cao. Chính vì vậy khả năng sinh lời từ DTT của đa số công ty đều rất thấp, kéo theo khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu cũng không hiệu quả.

Hình 3.1: Khả năng cung ứng vật liệu, linh kiện của Việt Nam so với các nước Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Giá cả vật tư đầu vào như dây đồng, tôn, thép... là các nguyên vật liệu chính của sản phẩm động cơ điện tăng cao, nên dù đã cố gắng kiểm soát nhưng chi phí giá vốn không giảm quá nhiều, tỷ lệ GVHB/DTT vẫn ở mức 86%, khiến việc sản xuất kinh

67

doanh của công ty HEM hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là lợi nhuận (năm 2021 giảm 62,97% so với năm 2020).

Là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp dây chuyền sản xuất, thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nên nguyên vật liệu đầu vào của CTT chiếm phần lớn trong GVHB, biến động của giá sắt thép và các phụ tùng liên quan sẽ gây biên động lớn trong chi phí đầu vào của công ty.

Thứ hai, năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp cơ khí còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường. Nó xuất phát từ việc nền công nghiệp của nước ta còn tụt hậu nhiều so với các nước có nền văn minh phát triển lâu đời. Trình độ cơ khí chế tạo (trụ cột của sản xuất công nghiệp) còn kém so với nhiều quốc gia. Phần lớn các công ty trong lĩnh vực này của Việt Nam đều có quy mô nhỏ, còn thiếu kiến thức cũng như chuyên môn về công nghệ nguồn, máy móc thiết bị chuyên dụng chưa được đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất. Hơn nữa có rất nhiều khó khăn để đầu tư đầy đủ vào các công đoạn khác nhau của một nhà máy chế tạo cơ khí, bởi vì nó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. Đây là một trong những lý do ngành cơ khí Việt Nam có rất ít sản phẩm có thương hiệu nội địa uy tín để xuất khẩu, làm hạn chế doanh thu và lợi nhuận cho các DN.

Thứ ba, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế còn thấp. Để tham gia vào chuỗi gia công cơ khí, điều quan trọng là phải quan tâm đến sản xuất hàng loạt và tự động hóa, nhưng theo yêu cầu riêng của khách hàng quốc tế. “Để xuất khẩu sản phẩm cơ khí vào những thị trường lớn thì điều đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền thiết bị, phải sản xuất ra sản phẩm mẫu, sau đó đưa sản phẩm cho phía đối tác kiểm tra. Nếu đối tác thấy sản phẩm hợp lý, mới tiến đến sản xuất hàng loạt. Trong khi đó, các doanh nghiệp cơ khí nội địa lại không có điều kiện để sản xuất ra các sản phẩm cơ khí như vậy.” (Bộ Công Thương Việt Nam, 15/04/2022).

Thứ tư, mặc dù Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào nhưng thị trường lao động cơ khí lành nghề có tính cạnh tranh cao do các đơn vị đều thiếu nguồn nhân lực kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Ngành cơ khí là một ngành đòi hỏi nhân công có tay nghề cao và được đào tạo chuyên môn. Nhưng hiện nay các học viên của ngành này thay vì

68

lao động trong nước lại lựa chọn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, nổi bật là thị trường Nhật Bản. Ngành cơ khí tại Nhật Bản thực tế người lao động được tiếp cận với hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại chứ không phải lao động chân tay nhiều như ở Việt Nam. Hơn nữa mức lương cơ bản một tháng của lao động ngành cơ khí tại Nhật Bản dao động trong khoảng 154.696 – 165.000 Yên (27 – 30 triệu đồng), trong khi đó tại Việt Nam mức lương chỉ khoảng 10 – 15 triệu đồng. Đây là một trong những điểm thu hút người lao động gia tăng nhu cầu xuất khẩu lao động. Đa số những người có trình độ cao như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đều nằm trong hội đồng quản trị hay ban điều hành, kiểm soát. Những lao động cần trong công việc sản xuất trực tiếp thường là những lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật hoặc cao hơn là trình độ cao đẳng, trung cấp.

Biểu đồ 3.6: Trình độ của người lao động tại hai công ty AMS và SDK

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTN

Trình độ đại học và trên ĐH

29%

Trình độ cao đẳng, trung cấp Công nhân kỹ 4%

thuật 29%

Lao động phổ thông

38%

AMS

Trình độ đại học và trên ĐH

22%

Trình độ cao đẳng, trung cấp

33%

Công nhân kỹ thuật 27%

Lao động phổ thông

18%

SDK

69

Như trên biểu đồ 3.6, công ty AMS có phần lớn lực lượng lao động có trình độ lao động phổ thông với tỷ trọng 38%; trình độ cao đẳng, trung cấp rất thấp chỉ có 4%.

Công ty SDK khả quan hơn công ty AMS khi trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ 33% nhưng với mức độ 18% của trình độ lao động phổ thông vẫn là vấn đề đáng quan tâm của SDK.

Trong báo cáo thường niên năm 2021 của mình, công ty CTB cho biết vẫn luôn thiếu lực lượng cán bộ đặc biệt trong khối Kinh doanh, Quản lý dự án, Kỹ thuật. Kết quả của công tác tuyển dụng chưa được như kỳ vọng. Các khó khăn của năm trước vẫn chưa được giải quyết: hiện nay, chi nhánh Công ty tại Hà Nội vẫn chưa có Giám đốc chuyên trách, tạm thời do Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm nhiệm; phòng Thiết kế luôn trong tình trạng quá tải, thường xuyên phải làm thêm giờ. Phòng Kỹ thuật chưa có Trưởng phòng, tạm thời do Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm nhiệm.

Thứ năm, các công ty chưa xác định hợp lý lượng HTK dự trữ. Nhiều công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ tồn kho, các sản phẩm mới đưa ra thị trường còn hạn chế, điển hình trong lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp. Hoặc ở một số doanh nghiệp như CTB, số lượng hàng tồn kho tăng lên là do mua nhiều vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)