CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT
Năm 2020 vừa qua, tổng doanh thu hoạt động củaVNDS đạt 2.094 tỷ đồng, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ đạt 689,1 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời vượt 70% so với mục tiêu lợi nhuận hợp nhất đề ra. Doanh thu phí cơ sở với mức phí giao dịch trung bình
năm đạt 0.16% và giá trị giao dịch cơ sở qua Công ty là 270000 tỷ đồng.Do
“Trong khi đó, hoạt động cho vay ký quỹ vẫn”có thể duy trì được quy mô của mình bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ bởi các đối thủ giảm lãi suất. Tính đến cuối năm 2020, danh mục cho vay đa dạng với giá trị cho vay tới (4.304 tỷ đồng) tỷ đồng,. Số“lượng khách hàng đăng ký sử dụng tài khoản ký quỹ để giao dịch chứng khoán đạt” hơn 50000 “tài khoản. Điều này một lần nữa chứng tỏ sự ổn định trong nền tảng khách hàng cá nhân”mà VNDS đã tạo dựng được trong những năm qua.
Nền tảng giao dịch và chuyển đổi kỹ thuật số trong cách tiếp cận khách hàng là một lợi thế cạnh tranh lớn của VNDS.
Việc số hóa quy trình mở tài khoản đã giúp VNDS năm 2020 là doanh nghiệp có tỷ lệ mở mới tài khoản đạt hơn 120000 tài khoản và. chiếm 30% trên toàn thị trường. Tài sản quản lý (NAV) cuối 2020 đạt hơn 73000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2019. Gía trị giao dịch chứng khoán tăng mạnh 61% so với 2019, cùng pha với mức tăng trưởng gia dịch của toàn thị trường (60%).
Độ tuổi gia nhập thị trường của nhà đầu tư tại VNDIRECT vô cùng đa dạng và có xu hướng “ trẻ hóa”. Nếu như trong giai đoạn 10 năm đầu phát triển (2006 – 2016), tỷ lệ nhà đầu tư mới tại VNDIRECT ở độ tuổi 18 – 34 chiếm 43%, thì tỷ lệ này đã lên đến 76% trong giai đoạn 2017 – 2020. Riêng trong năm 2020, nhà đầu tư 18 - 34 tuổi chiếm đến 81% tổng tài khoản mở mới tại VNDIRECT, trong đó nhóm 18 - 24 tuổi chiếm 37% và nhóm 25 – 34 tuổi chiếm 44%.
Đây là tín hiệu cho thấy những người trẻ tại Việt Nam, những người có lợi thế sớm tiếp cận kiến thức đầu tư, thành thạo công nghệ và bắt đầu có tích lũy tài chính đang ngày càng quan tâm đến việc trải nghiệm đầu tư thực tế.
Bảng 3.1: Số lượng tài khoản mở tại VND 2016-2020
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng tài khoản hoạt động 19742 33685 50751 59558 99713 Số lượng tài khoản lưu ký 103509 137839 189796 278693 402378 Tài khoản quản lý ( tỷ đồng) 20379 34560 43241 55190 73092
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VND 2020
Bảng 3.2: Doanh thu của công ty cổ phần chứng khoán Vndirect 2017-2020
Chỉ tiêu
2017 2018 2019 2020
Gía trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng
Gía trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng
Gía trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng
Gía trị (tỷ đồng)
Tỷ trọng
Doanh Thu từ mô giới chứng khoán
344 89.91% 520 94.03% 335 85.33% 478 86.75%
Doanh thu từ lưu ký chứng khoán
8 2.1% 11 2% 13 3.13% 14 2.54%
Doanh thu bảo lãnh, phát hành chứng khoán
11 2.8% 18 3.35% 24 5.77% 35 6.35%
Doanh thu hoạt động đầu tư
29 5.19% 4 0.72% 24 5.77% 24 4.36%
Tổng 383 100% 533 100% 416 100% 551 100%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VND 2017-2020
* Hoạt động mô giới chứng khoán:
Từ số liệu tổng hợp ở bảng cho thấy doanh thu mô giới của công ty luôn chiếm tỷ“trọng chủ yếu trong tổng doanh thu dịch vụ CK ( năm 2017 chiếm 89.81%; năm 2018 chiếm 94.03%; năm 2019 chiếm 85.33%; năm”2020 chiếm 86.75%). Đặc biệt 2018, doanh thu từ mô giới chiếm 520 tỷ, thành quả này là do công ty chú trọng đầu tư về chất lượng của đội ngũ”mô giới, cùng với đó là các chiến lược thúc đẩy kinh doanh
“Salesforce” và mở rộng các chi nhánh mới. Tuy nhiêm trải qua 2019, có sự giảm sụt về doanh thu“do sau khi thông tư bỏ phí sàn có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2019, nhiều các công ty chứng khoán triển khai”ngay chương trình giảm phí giao dịch về 0% “để bắt đầu cuộc đua chiếm thị phần. Nhiều công ty chứng khoán nước ngoài với lợi thế vốn rẻ cũng chọn chiến lược giảm phí giao dịch và lãi suất để thâm nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Những sự cạnh tranh từ các công ty khác đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh truyền thống và cốt lõi của các công ty chứng khoán trong nước.
Nhưng tới năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng với bề dày kinh nghiệm
được tích lũy lâu năm trên thị trường cùng với sự bùng nổ về số lượng tài khoản, doanh thu từ hoạt động này đã có hồi phục đáng kể với con số khổng lồ là 478 tỷ. VNDS là công ty dẫn đầu “trong nhóm chịu ảnh hưởng ít nhất từ” sự cạnh tranh thị phần giao dịch từ các công ty chứng khoán nước ngoài. Điều này càng khẳng định nền tảng công nghệ và lượng khách hàng đa dạng là thế mạnh của công ty”giữ vững vị thế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. “Tuy không có điều chỉnh về phí giao dịch cũng như lãi suất” nhưng VNDS về cơ bản vẫn giữ vững được thị phần môi giới năm 2020 vừa qua tại HOSE chiếm 7.19%
đứng vị trí thứ 5; thị phần tại HNX chiếm 7,11% đứng vị trí thứ 3.
Hình 3.5 Thị phần mô giới HOSE theo từng quý
Nguồn: https://cafef.vn/vps-vuot-mat-ssi-vuon-len-vi-tri-so-1-thi-phan-moi-gioi- hose-trong-quy-1-2021-20210405132929734.chn
* Hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán:
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, phát hành CK của công ty tăng đều đặn, trong đó năm 2020 đạt hiểu quá khá tốt với 35 tỷ đồng ( tăng 11 tỷ so với 2019). Điều này khẳng định trong năm 2020 dù dịch bệnh hoành hành nhưng việc tiếp thị của công ty vẫn được thực hiện tốt nên đã giành được uy tín cao trên thị trường. Năm 2020, VND đã tư vấn thành công cho hai đợt phát hành trái phiếu ra công chúng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với tổng giá trị phát hành hơn 9400 tỷ đồng.
* Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán:
Năm 2018, công ty đã có sự sụt giảm về doanh thu của hoạt động đầu tư là do ảnh hưởng của kinh tế chung khi năm 2018 ghi nhận sự leo thang căng thăng của thị trường Mỹ- Trung và xu hướng xiết chặt dòng tiền, tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư e ngại. Tuy nhiến tới nay,VND đã có sự ngoạn mục khi có mức tăng trưởng tích cực của doanh số hoạt động tư vấn đầu tư khi công ty tận dụng được thời điểm dịch bệnh, chiếm tỷ trọng thứ 3 về doanh thu của công ty.
* Hoạt động lưu ký chứng khoán:
Doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán của công ty cũng tăng nhẹ và đều qua các năm, đem lại 14 tỷ đồng trong năm 2020. Qua đó cho thấy sức ảnh hưởng của công ty được khẳng định mạnh mẽ thông qua số hợp đồng quản lý cổ đông cho các doanh nghiệp, công ty đại chúng chưa niêm yết với số lượng cổ đông lên tới hàng trăm nghìn người.
Kế hoạch
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của VNDS, "VNDS tiếp tục phát triển nghiệp vụ kinh doanh cổ phiếu” dựa trên lợi thế về nền tảng công nghệ, sản phẩm đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Nền tảng công nghệ sẽ là bờ vai giúp cho đội ngũ tư vấn cụ thể mong muốn và “mục tiêu của từng khách hàng để đưa ra giải pháp tư vấn phù hợp nhất thay vì cạnh tranh bằng việc giảm phí giao dịch” công ty sẽ kiên định trên con đường không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như những trải nghiệm của khách hàng cùng với Vndirect.
Phần kết luận
Mặc dù năm 2020 là năm phát triển vượt bậc của VNDS với kết quả kinh doanh rất tốt nhưng thực tế đây không phải là con số cao nhất so với các Công ty Chứng khoán khác.. Ngoài các công ty đối thủ đang thống lĩnh thị trường, VNDS còn bị đe dọa bởi hàng loạt công ty chứng khoán mới như BSC, ACBS, TCB, VCB, KIS và BOS - Artex, ... Công ty đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư trong thị phần của nó.
Bên cạnh đó, VNDS chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng và chưa đưa ra các chiến lược cụ thể để giữ chân khách hàng hiện tại. Do đó, nghiên cứu này sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng tại VNDS, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện các yếu tố giúp VNDS nâng cao được sự trung thành của nhà đầu tư đối với các sản phẩm dịch vụ của công ty.