CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
a. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và có lịch sử phát triển lâu dài, với nhiều nghiên cứu, đánh giá phân tích của các nhà kinh tế học trong nhiều thế kỷ.
Tính phức tạp của cạnh tranh được thể hiện rõ qua việc tồn tại nhiều khái niệm nhận định khác nhau về cạnh tranh, dựa trên những cách thức tiếp cận và phân tích khác nhau về hiện tượng cạnh tranh.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh, có thể rút ra một số điểm có những nội hàm chủ yếu, tương đồng hoặc giống nhau về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh.
Thứ hai, điều kiện để có cạnh tranh là phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia.
Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà các chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt ví dụ như cơ hội, sản phẩm, dự án, thị trường, khách hàng...Tất cả đều tập trung cho mục đích cuối cùng và cao nhất của cạnh tranh đó là kiếm được lợi nhuận cao hơn.
13 Thứ ba, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh...
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; định giá cao; ổn định giá; định giá theo thị trường; chính sách giá phân biệt; bán phá giá); cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán...
Thứ năm, cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc theo từng vụ việc hoặc kéo dài trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh. Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước).
b. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa chiều với nhiều tranh cãi tồn tại giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các học giả ở nhiều nước khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh và mức độ, mỗi cách thức tiếp cận khác nhau đem lại những định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh.
M. Porter cho rằng “Năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất”.
Nguyễn Văn Thanh (2003) cho rằng “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”.
Năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thu ̣ sản phẩm, mở rộng ma ̣ng lưới tiêu thu ̣, thu hút và sử du ̣ng
14 có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằ m đa ̣t lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Năng lực ca ̣nh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc ca ̣nh tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thi ̣ trường tiêu thu ̣.
Năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằ ng thi ̣ phần sản phẩm và di ̣ch vu ̣ của doanh nghiệp trên thi ̣ trường.
Doanh nghiệp có chi phí càng thấ p, lợi nhuận và thi ̣ phần càng cao thì năng lực ca ̣nh tranh củ a doanh nghiệp đó càng lớn và ngược la ̣i.
Năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiệp được ta ̣o ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm củ a mỗi doanh nghiệp. Năng lực ca ̣nh tranh không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản tri ̣ doanh nghiệp,…mà năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thi ̣ trường. Năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiệp gắ n liền với thi ̣ phầ n mà nó nắ m giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuấ t kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm- dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với đối thủ trên thị trường.
Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các yếu tố như công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp... một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường.
Nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của doanh nghiệp không được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ không có giá trị. Trên cơ sở các so sánh và đánh giá đó, để tạo năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh so với đối thủ. Nhờ lợi thế này, doanh
15 nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có thể thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cốgắng phát huy những điểm mạnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.