Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 44 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SMARTINVEST

2.1. Tổng quan hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020

2.2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest

- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 38 / UBCK - GPHĐKD ngày 26/12/2006.

- Vốn điều lệ: 310.000.000.000 đồng (Ba trăm mười tỷ đồng) - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 310.000.000.000 đồng (Ba trăm mười tỷ đồng )

- Địa chỉ: Tầng 3 số 2A Đại Cồ Việt, Phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng , Hà Nội - Website : www.sisi.com

- Mã cổ phiếu: AAS

* Quá trình hình thành và phát triển:

36 Ngày 26/12/2006, thành lập CTCP chứng khoán Gia Anh với số vốn điều lệ là 22 tỷ đồng.

Ngày 19/10/2015, Công ty cổ phần Chứng khoán Gia Anh đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest,

Ngày 12/10/2016, Công ty tăng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng.

Ngày 27/02/2017, Công ty được cấp phép đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn và đầu tư chứng khoán.

Ngày 29/07/2019, Thành công trở thành trở thành công ty đại chúng dưới sự chấp thuận của UBCKNN.

Ngày 15/07/2020, Hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty được Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận trên thị trường giao dịch Upcom.

Ngày 23/07/2020, Cổ phiếu của Công ty lần đầu giao dịch trên thị trưởng Upcom.

b. Ngành nghề kinh doanh - Môi giới chứng khoán

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư chứng khoán - Bảo lãnh phát hành chứng khoán - Lưu ký chứng khoán

- Tự doanh chứng khoán

c. Mô hình quản trị, bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh

Hiện tại, mô hình quản trị theo Công ty cổ phần là mô hình được Công ty chứng khoán SmartInvest đang áp dụng.

37 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty như sau

Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức CTCP chứng khoán SmartInvest

Nguồn: CTCP chứng khoán SmartInvest

*Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty

SmartInvest, gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

*Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và bộ máy quản lý Công ty trong tổ chức thực hiện các quyết nghị, nghị quyết của ĐHĐCĐ , HĐQT trên cơ sở Điều lệ và các quy định nội bộ.

*Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ và chấp hành các điều lệ tổ chức, chấp hành theo đúng Pháp luật và những gì nội bộ công ty quy định.

*Hội đồng đầu tư là đại diện cho HĐQT trong việc đưa ra lựa chọn đầu tư, quản lý, chất lượng và cơ cấu đầu tư cũng như đưa ra các lựa chọn về chứng khoán cho công ty đầu tư; giới hạn rủi ro đầu tư cũng do Hội đồng đầu tư xem xét và phê duyệt; đưa ra chiến lược phù hợp về chứng khoán để tiến hành kinh doanh, kiểm soát nội bộ và bảo đảm việc thực thi những quy định và chính sách này.

* Ban Tổng Giám đốc về Kế toán trưởng

Tổng giám đốc trực tiếp điều hành Kế toán trưởng, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý nghiệp vụ phòng kế toán của Công ty.

38

*Văn phòng HĐQT là có nhiệm vụ hỗ trợ HĐQT trong các hoạt động quản trị Công ty: thư ký cho Công ty; soạn thảo các văn bản luật, các quyết định, quy định mà Hội đồng quản trị ban hành; kiểm tra các giấy tờ của Ban Tổng Giám đốc, sau đó trình cho hội đồng quản trị.

*Phòng Dịch vụ Chứng khoán Phòng Dịch vụ chứng khoán có nhiệm vụ:

 Giúp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và quản lý chúng

 Hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch

 Mở rộng mạng lưới khách hàng

 Cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng đầu tư

 Giúp khách hàng mua bán cổ phiếu.

 Quản lý cổ đông và làm trung gian giao dịch OTC.

* Phòng Phân tích và Nghiên cứu phát triển Gồm hai phần là Front Office và Back Office.

Back Office có chức năng:

 Tổng hợp, thành lập và duy trì các cơ sở dữ liệu giúp cho hoạt động phân tích, nghiên cứu, và lựa chọn chứng khoán;

 Lập các báo cáo giúp công ty có kế hoạch kinh doanh hợp lý, hợp tác với các bộ phận như bộ phận dịch vụ chứng khoán để từ đó đề ra những khuyến nghị tốt nhất cho và đưa ra những khuyến nghị đến người mua chứng khoán.

Mảng Front Office.: ứng dụng những đánh giá và phân tích của Back Office và hiểu biết sâu về tình hình thị trường để:

 Phân tích thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho nhà đầu tư trong tất cả các ngày; tư vấn đầu tư khách hàng tại công ty;

 Tích hợp tìm hiểu công ty. Mở ra các cuộc hội thảo, thuyết trình về cơ hội đầu tư vào các mã cổ phiếu, các công ty, và nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế.

Nhiệm vụ của bộ phận tự doanh là xây dựng chiến lược đầu tư theo ngành với cơ cấu phù hợp; xử lí và phân tích thông tin được thu thập để đưa ra khuyến nghị đầu tư;

39 thiết lập danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý so cho phù hợp với từng thời điểm;

tiến hành đầu tư theo danh mục và hạn mức đã được phê duyệt.

* Phòng tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành

Phòng có nhiệm vụ mang tới cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính cho nhà đầu tư là các công ty đồng thời hỗ bảo lãnh phát hành.

* Phòng Tài chính kế toán

- Trên toàn hệ thống phải thiết lập và rà soát lại chế độ liên quan tới BCTC kế toán;

- Tiến hành kế toán tổng hợp và kế toán quản trị;

- Thực hiện nhiệm vụ thống kê và kế toán một cách chính xác, liên tục, đầy đủ, trung thực, kịp thời, có hệ thống các hoạt động tài chính, tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, cổ phiếu của Công ty và khách hàng theo đúng như pháp luật đã quy định;

- Lập báo cáo tài chính chi tiết từng quý theo điều lệ của công ty cũng như theo pháp luật quy định,

- Thanh toán chi tiêu nội bộ công ty;

* Phòng nguồn vốn

Có chức năng: sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp; xây dựng chiến lược sử dụng vốn theo từng thời kỳ; chia vốn cho các bộ phận để sử dụng vốn đạt hiệu quả tốt nhất.

* Phòng Hành chính - Nhân sự

Có các chức năng: quản lý và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ, nhan viên; theo dõi những thay đổi, đưa ra các giải pháp giúp phát triển và ổn định lao động; Phát triển văn hoá công ty và môi trường làm việc phù hợp theo định hướng của công ty; quản lý văn thư, hành chính, con dấu; quản lý vấn đề mua bán các công cụ và TSCĐ phục vụ cho hoạt động của Công ty; …

* Phòng Công nghệ thông tin

Phòng có chức năng: quản trị mạng, xây dựng hệ thống nội bộ và quản trị an ninh mạng, đảm bảo công nghệ thông tin được; Làm mới phần mềm giúp điều hành và quản trị và Công ty; quản trị các phần mềm trong công ty; phát triển và giám sát hoạt động ứng dụng dành cho khách hàng; thành lập trung tâm dữ liệu.

40

* Ban Kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi theo điều lệ công ty và theo như pháp luật quy định, giám sát quá trình của nghiệp vụ quản trị rủi ro của các bộ phận trong công ty;

- Giám sát việc thực thi điều lệ của công ty, nhất là với giao dịch cá nhân của nhân viên và với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; theo dõi việc hoàn thành trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền và nghĩa vụ của người lao động.

- Lưu giữ, bảo quản tài sản của khách hàng;

* Phòng Quản trị rủi ro

Nhiệm vụ của phòng: Luôn theo dõi, đo lường và thẩm định những rủi ro của công ty; kiểm tra và điều chỉnh hệ thống đánh giá các công cụ tài chính mà các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh đang sử dụng và các mô hình định giá; Đề xuất cho Tổng giám đốc những biện pháp quản trị rủi ro; đưa ra giới hạn rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ;

Đánh giá trạng thái tập trung rủi ro và mức độ rủi ro cũng như những thiệt hại được dự báo bởi bộ phận quản trị rủi ro và thiệt hại thực tế phát sinh; Lập báo cáo theo kỳ hàng tháng về quản trị rủi ro trình cho Tổng Giám đốc.

* Ban Kiểm toán nội bộ

Có chức năng: Đánh giá sự tuân thủ các chính sách pháp luật và sự phù hợp của các quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT; xem xét về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc Ban Tổng giám đốc để từ đó hoàn thiện hệ thống; Đưa ra những chiến lược phù hợp để xây dựng các chính sách và quy trình nội; Giám sát việc thực thi của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;…

d. Đánh giá chung về hoạt động của SmartInvest

 Cơ cấu và sự biến động của tài sản

41 Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán tài sản (đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu 2018

Tỷ trọng

(%)

2019

Tỷ trọng

(%)

2020

Tỷ trọng

(%)

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019 Tài sản ngắn hạn 262,890,738,291 77.39% 472,351,499,042 90.62% 622,701,182,849 95.59% 79.68% 31.83%

Tiền và các khoản

tương đương tiền 36,749,971,327

10.82%

184,253,074,958

35.35%

253,524,859,763

38.92% 401.37% 37.59%

TSTC ghi nhận thông

qua lãi lỗ (FVTPL) 4,938,936,000

1.45%

22,577,022,771

4.33%

50,253,934,150

7.71% 357.12% 122.59%

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày

đáo hạn 190,000,000,000

55.93%

191,000,000,000

36.64%

159,052,054,800

24.42% 0.53% (16.73%)

Các khoản cho vay 12,813,041,768 3.77% 35,246,971,220 6.76% 27,473,802,081 4.22% 175.09% (22.05%) Tài sản tài chính sẵn

sàng để bán 7,250,000,001

2.13%

7,250,000,000

1.39%

27,000,000,000

4.14% (-0.0000) 272.41%

Các khoản phải thu 2,360,682,752 0.69% 28,690,245,694 5.5% 103,665,190,269 15.91% 1115.34% 261.32%

Trả trước cho người

bán 6,829,556,117

2.01%

340,593,755

0.06%

1,134,779,267

0.17% (95.01%) 233.18 Phải thu các dịch vụ

công ty cung cấp 1,123,889,411

0.33%

1,246,254,658

0.24%

458,904,382

0.07% 10.89% (63.18)

Phải thu khác - - 1,732,463,237 0.33% - - - -

Tài sản ngắn hạn

khác 824,660,915

0.24%

236,872,749

0.04%

462,919,637

0.07% (71.28%) 95.43%

B Tài sản dài hạn 76,797,614,547 22.61% 48,873,859,224 9.38% 28,720,992,200 4.41% (36.36%) (41.23%) Tài sản cố định 73,402,609,171 21.61% 48,135,458,943 9.24% 25,505,133,831 3.91% (34.42%) (47.01%) Chi phí xây dựng cơ

bản dở dang 2,815,612,800

0.83%

152,600,000

0.03%

-

- - -

Tài sản dài hạn khác 579,392,576 0.17% 585,800,281 0.11% 3,215,858,369 0.5% 1.11% 448.97%

Tổng cộng tài sản 339,688,352,838 100% 521,225,358,266 100% 651,422,175,049 100% 53.44% 24.98%

Nguồn: BCTC công ty 3 năm 2018, 2910, 2020

42 Có thể thấy, tổng tài sản của AAS tăng trong thời gian từ 2018 đến 2020. Tổng tài sản năm 2019 là 521,225,358,266 đồng, tăng khá mạnh so với cùng kì 2018 với tỷ lệ 53.44%; đến năm 2020, tổng tài sản của SmartInvest tiếp tục tăng thêm 24.89% so với năm 2019. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng cũng như là tài sản tài chính sẵn sàng để bán và các khoản phải thu cũng tăng. Điều này cho thấy công ty đang dần mở rộng quy mô hoạt động.

Biểu đồ cơ cấu tài sản AAS

Hình 2.5: Cơ cấu tổng tài sản của AAS từ 2018 đến 2020

Nguồn: Dữ liệu tính toán bảng 2.1 Trong cơ cấu tổng tài sản, phần lớn là tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này tăng từ 2018 - 2020. Năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018 là 79.68%, từ 262,890,738,291 đồng lên đến 472,351,499,042 đồng. Sang năm 2020 chỉ tiêu này lại tăng 31.83%, nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn đều tăng. Năm 2018, chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 77.39% trong cơ cấu tài sản và tăng gần 20% trong 3 năm liên tiếp từ năm 2018 đến 2020.

Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền tăng hơn 400% so với năm 2018, sang năm 2020, tiền vẫn tiếp tục tăng thêm 37% so với năm 2019. Tỷ trọng của chỉ tiêu

77.39%

90.62% 95.59%

22.61%

9.38% 4.41%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2018 2019 2020

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

43 này có xu hướng tăng trong 3 năm, từ năm 2018 đến năm 2019 tăng mạnh 25%, và tiếp tục tăng nhẹ thêm 3% ở năm 2020. Lượng tiền mặt thanh toán chiếm tỷ trong không nhỏ, điều đó đồng nghĩa công ty có thể chi trả các khoản vay ngắn hạn.

Với các khoản đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn, từ 2018 đến năm 2020 có sự biến động nhẹ. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là hơn 0.53%; đến năm 2020, chỉ tiêu này lại giảm 16%, từ 191 tỷ đồng xuống còn 159 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn năm 2019 tăng nhẹ 0.53% so với năm 2018; đến năm 2020 lại giảm hơn 16%. Nguyên nhân giảm là do giảm trong tiền gửi có kỳ hạn với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Năm 2019 chỉ tiêu các khoản cho vay tăng mạnh so với cùng kì 2018, tăng từ 12,813,041,76 đồng lên đến 35,246,971,220 đồng (tăng 175%). Nguyên nhân là vì năm 2019, công ty thực hiện ứng trước tiền bán cho khách hàng và các hợp đồng giao dịch ký quỹ nhiều hơn thời gian trước.

Năm 2018, SmartInvest có tài sản dài hạn là hơn 76 tỷ đồng, đến năm 2019, chỉ tiêu này giảm 36% so với cùng kì năm trước. Năm 2020 tài sản dài hạn tiếp tục giảm thêm 41.23%, làm giảm cả tỷ trọng của nó trong tổng tài sản chỉ còn 4.41%.

Tài sản cố định giảm, năm 2019 giảm 25,267,150,230 đồng (giảm 34.42%) so với năm 2018, sang năm 2020 chỉ tiêu này tiếp tục giảm thêm 47%. Bên cạnh đó, trong cơ cấu tổng tài sản, chỉ tiêu này có tỷ trọng giảm; cụ thể trong năm 2018 là 21.61% , năm 2019 là 9.24% và đến năm 2020 chiếm 3.91%. Với năm 2019, TSCĐ giảm là do trong năm Phần mềm máy vi tính đã hết thời gian khấu hao và không còn giá trị sử dụng; do đó, công ty đã tiến hành thanh lý tài sản này.

 Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

44 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán nguồn vốn (đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2018 Tỷ

trọng Năm 2019 Tỷ

trọng Năm 2020 Tỷ

trọng

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2018 A Nợ phải trả 15,563,649,231 4.58% 178,010,751,045 34.15% 304,839,081,334 46.8% 1043.76% 71.25%

I Nợ ngắn hạn 15,563,649,231 4.58% 177,962,139,933 34.14% 294,022,414,671 45.14% 1043.45% 65.22%

II Nợ dài hạn - - 48,611,112 0.01% 10,816,666,663 1.66% - -

B Vốn chủ sở

hữu 324,124,703,607 95.42% 343,214,607,221 65.85% 346,583,093,715 53.2% 5.89% 0.99%

Vốn chủ sở hữu 310,000,000,000 91.26% 310,000,000,000 59.48% 310,000,000,000 47.59% 0 0 Quỹ dự trữ bổ

sung vốn điều lệ - - 706,235,180 0.14% 2,296,342,023 0.35% - -

Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ

- - 706,235,180 0.14% 2,296,342,023 0.35% - -

Lợi nhuận chưa

phân phối 14,124,703,607 4.16% 31,802,136,861 6.1% 31,990,409,669 4.91% 125.15% 0.59%

Tổng nguồn vốn 339,688,352,838 100% 521,225,358,266 100% 651,422,175,049 100% 53.44% 24.98%

Nguồn: BCTC công ty năm 2018, 2019, 2020

45 Cơ cấu nguồn vốn của AAS được thể hiện trong sơ đồ dưới :

Hình 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn của SmartInvest

Nguồn : Dữ liệu tính toán bảng 2.2 Có thể thấy SmartInvest có nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn; có thể thấy AAS hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có, ít bị nhr hưởng bởi nợ. Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest có mức tăng tổng nguồn vốn khá mạnh trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2019, nguồn vốn của AAS tăng 53.44% so với năm cùng kì năm 2018 và tới năm 2020, nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng thêm 24.98%. Nguyên nhân của sự tăng này là do sự tăng lên rất mạnh của vốn chủ sở hữu ở hai năm sau.

Trong năm 2019, nợ phải trả tăng mạnh so với năm 2018, khoảng 1043.76%.

Phần lớn các là khoản phải trả theo các Hợp đồng mua trái phiếu giữa CTCP chứng khoán SmartInvest và CTCP chứng khoán Vina, trái phiếu của Công ty TNHH Mặt trời Sông Hàn và Công ty Cổ phần Vinhomes. Nợ phải trả năm 2020 cũng tăng so với năm 2019, khoảng 71.25% ; phần lớn là khoản phải trả trái phiếu theo Hợp đồng mua trái phiếu giữa AAS và khách hàng cá nhân với Công ty TNHH Mặt trời Sông Hàn và một số trái phiếu khác. Qua 3 năm, tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu vốn của công ty tăng từ chỉ gần 5% năm 2018 lên đến 46.8% vào năm 2020.

Trong giai đoạn năm 2018 đến 2020, vốn chủ của công ty giữ ở mức 310,000,000,000 đồng. Dù các khoản nợ của SmartInvest có tăng thêm thì trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn; cụ thể là năm 2018,

4.58%

34.15% 46.80%

95.42%

65.86% 53.20%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2018 2019 2020

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

46 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 95% ; năm 2019 giảm còn 65.86% và năm 2020 còn 53.2%. Điều này cho thấy rằng công ty có sự chủ động về nguồn vốn, có thể bảo đảm được tính an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy mô kinh doanh có thể tiếp tục mở rộng và phát triển trong tương lai.

 Khái quát kết quả kinh doanh

Bảng 2.3: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của AAS trong giai đoạn 2018 – 2020 (đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm Chênh

lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

2018 2019 2020

Doanh thu hoạt động

73,961,515,828 134,758,065,939 503,504,978,672 82.2% 273.64%

Doanh thu hoạt động tài chính

18,025,071 74,834,532 218,882,849 315.17% 192.49%

Tổng

chi phí 49,933,753,388 114,764,839,100 500,740,410,953 129.83% 336.32%

Lợi nhuận sau thuế

19,280,739,582 19,089,903,614 3,368,486,494 (0.99%) (82.35%) Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020 Có sự tăng trưởng trong doanh thu hoạt động của SmartInvest trong giai đoạn 2018-2020, đây là một dấu hiệu tích cực đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Tổng chi phí của AAS tăng rất mạnh trong giai đoạn 2018 - 2020. Năm 2019 tăng so với 2018 là 129.83%, năm 2020 chỉ tiêu này tiếp tục tăng gấp 3 lần cùng kì năm 2019.

Điều này cho thấy SmartInvest quản lí chi phí thiếu hiệu quả.

Từ 2018 sang 2019, lợi nhuận sau thuế của AAS có giảm nhẹ (giảm gần 1%). Tuy nhiên đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế lại giảm đến mức 82.35%. Điều này là do tác động từ nền kinh tế bên ngoài do dịch Covid 19 xảy ra trên toàn cầu, bên cạnh đó còn do chính bản thân AAS.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)