Tổng quan hệ thống các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SMARTINVEST

2.1. Tổng quan hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020

2.1.2. Tổng quan hệ thống các công ty chứng khoán

 Về quy mô

Các CTCK phát triển về năng lực nghiệp vụ, quy mô cùng hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc, từ đó, nhà đầu tư không khó để tham gia vào thị trường.

Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, chỉ có tổng cộng 7 CTCK. Tới năm 2011, tại Việt Nam có số lượng CTCK và quản lý quỹ lần lượt là 105 và 46 công ty. Vì những lo ngại khi trên thị trường, số lượng các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng kiểm soát, chưa tương xứng với thị trường, bên cạnh đó năng lực về chuyên môn và tài chính của các công ty lại hạn chế, từ đó có thể dẫn tới rủi ro hệ thống, nên vào cuối năm 2012, Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cho tới năm 2020, số lượng công ty chứng khoán đã giảm đáng kể, còn 74 công ty.

Số lượng công ty quản lý quỹ tăng khá nhanh trong giai đoạn 10 năm đầu khi thị trường đi vào hoạt động, với số lượng chỉ 6 công ty quản lí quỹ hoạt động năm 2005 thì tới năm 2009 con số này lên đến 47 công ty được hoạt động có cấp phép. Trong giai đoạn từ 2010-2020, số lượng công ty quản lý quỹ không có nhiều thay đổi.

33 Hình 2.2: Số lượng các CTCK và quản lý quỹ qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN, HOSE, tapchitaichinh.vn

 Về nghiệp vụ, sản phẩm kinh doanh và cơ cấu cạnh tranh

Theo Luật Chứng khoán năm 2006 quy định, CTCK có 4 nghiệp vụ chính, đó là:

môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Năm 2016, Bộ Tài chính thống kê, có 38 công ty đăng ký cung cấp cả 4 nghiệp vụ, 34 công ty cung cấp 3 nghiệp vụ, 31 công ty chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ kinh doanh và với 1 nghiệp vụ tư vấn đầu tư chỉ có 2 CTCK thực hiện. Năm 2017, khi TTCK phái sinh đi vào hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của các CTCK được mở rộng hơn. Từ đó, trên thị trường có 17 CTCK phát triển thêm về dịch vụ liên quan đến phái sinh. Tới 2019, có tổng cộng 8 công ty trên thị trường đã được chấp thuận trở thành tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm.

Theo cấu trúc doanh thu được các công ty chứng khoán đưa ra, hiện nay đa phần nguồn thu của các CTCK là từ các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống. Các CTCK chú trọng vào các sản phẩm như: ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay ký quỹ,…trong cơ cấu các sản phẩm tài chính. Đánh giá chung thì từ việc thiếu đa dạng trong nghiệp vụ kinh doanh và cơ cấu sản phẩm đã mang lại những thách thức không nhỏ trong hoạt động cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Từ đó dẫn đến những tiêu cực là có

105

91 85

81 79 79

75 74 74

47 41 43 43 46 45 45 47 45

0 20 40 60 80 100 120

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Công ty chứng khoán Công ty quản lý quỹ Column1

34 số ít CTCK đã chấp nhận đánh đổi tính an toàn, chất lượng, và phải giảm giá dịch vụ để giữ thị phần.

Kết quả kinh doanh của một số CTCK có sự tăng trưởng đáng kể ngay cả trong khi có sự điều chỉnh mạnh của thị trường vì những tác động của dịch Covid-19. Hết quý III năm 2020, tổng doanh thu của 74 CTCK đạt 24.478 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2019; tổng chi phí là 15.993 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 6.964 tỷ đồng, tăng 43%. Bên cạnh đó, 56 CTCK có kết quả kinh doanh có lãi, với tổng giá trị lãi là 7.115 tỷ đồng; 18 CTCK có kết quả kinh doanh lỗ, với tổng giá trị lỗ là -152 tỷ đồng.

Hình 2.3: Lợi nhuận trước thuế của một số công ty năm 2020

Nguồn: Finance.vietstock Có sự mất cân đối về cơ cấu thị phần giữa các công ty chứng khoán. Thị phần tập trung chủ yếu ở các CTCK lớn và có nguồn tài chính mạnh. SGDCK TP.Hồ Chí Minh thống kê rằng, có tới 60% thị phần môi giới là của 10 công ty chứng khoán lớn trên thị trường. Từ đây, có thể thấy, rất nhiều CTCK đang hoạt động với quy mô nhỏ, chiếm rất ít thị phần. SSI và HSC vẫn là hai công ty dẫn đầu về thị phần môi giới nhưng tỷ lệ phần trăm nắm giữ thị trường đã giảm. Bên cạnh đó, BSC có doanh thu môi giới của tăng trưởng đạt tới 68%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của hai công ty SSI và HSC.

35 Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho biết thị phần môi giới chứng khoán đang chuyển dịch nhiều hơn sang các công ty chú trọng hơn ở môi giới bán lẻ như VPS, Vndirect, MBS, BSC, Mirae Asset... Các sản phẩm cung cấp ra thị trường mức phí hấp dẫn và lãi suất cho vay ký quỹ (margin) thấp. Do đó, các công ty chứng khoán nhỏ lẻ hoàn toàn có cơ hội để có thể gia tăng thị phần cũng như là khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao.

Chính sự mở rộng về quy mô của TTCK nước ta đã đem lại cả những cơ hội và thách thức cho CTCK. Thị trường chứng khoán nước ta còn bị ảnh hưởng bởi những biến động đến từ TTCK toàn cầu, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương và đặc biệt là đại dịch Covid 19, gây ra những sụt giảm đáng kể về giá trị lẫn khối lượng giao dịch.

Trước tình hình đó, mỗi một tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có khả năng cạnh tranh vượt trội để khẳng định mình cũng như nắm giữ thị phần và vị trí trên thị trường, từ đó thu hút khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)