CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán 16 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty chứng
Nguồn nhân lực, trình độ nhân lực của Công ty
Trong mọi hoạt động, con người luôn đóng vai trò, vị trí then chốt, có tính chất quyết định đến kết quả cuối cùng của các loại hoạt động. Trong thị trường chứng khoán, nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức định chế tài chính trung gian trên thị trường. Trong ngành chứng khoán, muốn hoạt động có hiệu quả thì chắc chắn các chủ thể kinh doanh cần phải đầu tư chất xám để phân tích các thông tin, các nhân tố tác động, các chỉ tài chính. Mặc dù có sự phụ trợ của các phần mềm công nghệ hiện đại nhưng đội ngũ nhân sự của công ty chứng khoán vẫn là yếu tố chủ yếu tối quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trên. Thành công của đội ngũ nhân viên chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho công ty chứng khoán. Vì vây, đội ngũ nhân viên sẽ là một tài sản vô hình phản ánh tiềm năng và năng lực cạnh tranh của công chứng khoán. Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ học vấn, kinh nghiệm trong kinh doanh, tính chuyên nghiệp và tư cách đạo đức của các nhân viên và ban lãnh đạo của công ty.
17 Trong điều kiện hiện nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp ngày càng cao và đòi hỏi phải đáp ứng được những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Cùng với đó, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ngày càng phát triển và có những bước nhảy vọt đáng kể dưới sự trợ giúp của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, công ty chứng khoán muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có một bộ máy điều hành quản lý kinh doanh đủ mạnh để sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh, biết tận dụng tiềm năng và cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, năng lực điều hành hay khả năng quản trị kinh doanh được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu năng lực quản trị điều hành nhằm đánh giá sự bài bản, chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Khi thực hiện xem xét, đánh giá năng lực quản trị điều hành của CTCK, cần xét tới các yếu tố như: chiến lược kinh doanh và hiệu quả; tính khả thi của chiến lược kinh doanh; tính khoa học, hợp lý của bộ máy tổ chức công ty; sự đầy đủ, chuyên nghiệp, chính xác của các quy trình nghiệp vụ. Một công ty chứng khoán sở hữu bộ máy quản trị tốt có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đối phó hiệu quả với các biến động, giảm chi phí, thời gian cho mỗi hoạt động kinh doanh từ đó nâng cao được tính cạnh trạnh.
Trình độ công nghệ và hạ tầng kĩ thuật
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có sự gắn kết chặt chẽ với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó quan trọng nhất là công nghệ thông tin. Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật đánh giá về cơ sở vật chất của trụ sở cũng như các chi nhánh và khả năng áp dụng các công nghệ tiến bộ nhất vào hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
Trình độ công nghệ cũng có tác động đến hầu hết các hoạt động của CTCK trên mọi mặt thông qua sản phẩm dịch vụ mà CTCK cung ứng
18 Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: để tạo ra sự vượt trội trong chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, công nghệ thông tin được khai thác và áp dụng triệt để nhằm nâng cấp các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới.
Về không gian và thời gian: Các CTCK đã và đang sử dụng công nghệ viễn thông và xử lý thông tin để vượt qua một số hạn chế về địa lý và tính kịp thời trong công bố thông tin.
Về giá cả: Ứng dụng công nghệ thông tin và theo đó là công nghệ qua mạng đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của CTCK, gây ra những thay đổi về chi phí dịch vụ, năng lực tiếp thị, năng lực phân phối và phục vụ khách hàng các sản phẩm tài chính mới. Hiện nay, chi phí thấp của phương tiện truyền thông và giao dịch qua internet đã làm cho các chi phí được tiết kiệm mà chất lượng dịch vụ vẫn được đảm bảo ở mức độ tối ưu.
Thương hiệu, uy tín của Công ty với khách hàng
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như các hoạt động kinh doanh khách thì nhân tố thương hiệu, uy tín của công ty là một yếu tố mà hầu hết các khách hàng sẽ xét tới trước khi lựa chọn cho mình nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất. Thương hiệu cũng như uy tín của công ty thường được hình thành qua quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng; qua sự chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình; qua kết quả kinh doanh tốt trong một khoảng thời gian dài liên tục… Không những thế sau khi gây dựng được uy tín, thương hiệu, việc duy trì được những thành quả đã tạo ra còn khó khăn gấp nhiều lần. Tuy nhiên dễ thấy rằng trên thị trường kinh doanh nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, công ty chứng khoán có thương hiệu lâu năm, uy tín cao sẽ luôn có được chỗ đứng vững chắc với khách hàng, có được lợi thế cạnh tranh cao hơn các công ty nhỏ mới thành lập.
Chiến lược Marketing
Trong một nền kinh tế thị trường năng động như hiện nay và đặc biệt là khi toàn cầu hóa và hội nhập thì cạnh tranh là tất yếu và cạnh tranh không chỉ giữa các công ty
19 chứng khoán trong nước với nhau mà còn cạnh tranh xuyên quốc gia. Vì thế công ty chứng khoán phải huy động tối đa các phương thức, biện pháp và công cụ để chiến đấu.
Trong đó thì các chiến lược Marketing là một vũ khí lợi hại. Các chiến dịch quảng cáo, PR, PI (quan hệ cổ đông),…thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, website của công ty hay của Sở GDCK để mở rộng ảnh hưởng của CTCK tới khách hàng, giúp công chúng biết tới các dịch vụ và hình ảnh của công ty, thu hút nhà đầu tư.
b. Chỉ tiêu định lượng
*Đánh giá qua các nghiệp vụ kinh doanh của công ty
Việc đánh giá kết quả hoạt động của các nghiêp vụ kinh doanh như: doanh thu của các nghiệp vụ, chi phí các nghiệp vụ… để tìm ra hướng khắc phụ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và tăng thêm lợi nhuận thu về của công ty là một biện pháp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh.
Ngoài việc xác định doanh thu, chi phí thì chỉ tiêu phản ánh thị phần (là phần thị trường mà công ty chứng khoán chiếm lĩnh được). Đây chính là tiêu chí rõ nhất cho thấy năng lực cạnh tranh của một công ty chứng khoán. Thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty lớn. Bởi để có được thị phần lớn đòi hỏi công ty chứng khoán phải có lợi thế cạnh tranh với các công ty khác như kinh nghiệm, uy tín, sản phẩm dịch vụ phải có chất lượng tốt … Thường thì các công ty chứng khoán lớn, có nhiều uy tín và kinh nghiệm chiếm phần lớn thị phần trên thị trường. Thị phần của công ty chứng khoán biểu hiện bằng tỷ lệ khách hàng của công ty trên tổng khách hàng của toàn bộ công ty chứng khoán trên thị trường. Khách hàng chính là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào và cũng là động lực thúc đẩy các công ty nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên thị trường, các công ty chứng khoán luôn tìm cách thu hút khách hàng thông qua giá phí và chất lượng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ khách hàng. Một công ty chứng khoán có thể thu hút được khách hàng của các công ty khác, gia tăng số lượng khách hàng của công ty mình chứng tỏ công ty đó có năng lực cạnh tranh cao. Số lượng khách hàng càng lớn thì càng chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của công ty trong việc thu hút khách hàng.
20
*Đánh giá qua các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính
Năng lực tài chính của CTCK không chỉ thể hiện ở số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục cụ chiến lược phát triển. Khi đánh giá năng lực tài chính, cần xem xét một số vấn đề chủ yếu như nhu cầu về vồn, khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn, khả năng thanh toán qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Tốc độ gia tăng doanh thu thuần:
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ gia tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp theo thời gian, nó là tỷ lệ phần trăm của chênh lệch doanh thu năm nay so với năm trước trên doanh thu năm trước, công thức tính như:
Tốc độ tăng doanh thu = Doanh thu năm nay− doanh thu năm trước Doanh thu năm trước
Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí kinh doanh trong công ty chứng khoán là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động kinh doanh thường xuyên của công ty chứng khoán trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí kinh doanh của công ty chứng khoán chia làm 2 bộ phận là chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm: khoản
21 lỗ bán chứng khoán tự doanh, các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán (môi giới, đại lý phát hành, tư vấn và các hoạt động khác như chi phí cho thuê sử dụng tài sản, chi phí dự phòng…) phản ánh chi phí thực tế phát sinh trong năm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong công ty chứng khoán bao gồm các khoản chi phí về lương cho nhân viên trong bộ phận quản lý công ty (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý công ty:
chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dung cho hoạt động quản lí: tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài(
tiền điện nước, điện thoại, fax…); chi phí bằng tiền khác (chi phí hội nghị tiếp khách…)
Hiệu quả hoạt động của công ty
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của bất kì một doanh nghiệp nào thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó ra sao? Hiệu quả hoạt động của CTCK là tiêu chí quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của công ty đó trên thị trường chứng khoán. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cần xem xét chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là thước đo quan trong cho biết kết quả quản lý là hệ số thu nhập trên giá trị trung bình tổng tài sản. Nó đánh giá năng lực sinh lời của một đồng tài sản không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Công thức xác định chỉ tiêu này:
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng (sau thuế và lãi vay) chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
22 Hiệu quả sử dụng đồng vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.
Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ trong đó:
ROE: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu