CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SMARTINVEST
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
a. Một số hạn chế
- Quy mô vốn kinh doanh còn nhỏ
Hiện tại, có thể thấy quy mô vốn và năng lực tài chính của SmartInvest so với những CTCK có cùng quy mô vẫn còn thấp. Do đó, việc bổ sung và duy trì vốn để phát triển tiềm lực tài chính, quy mô, tăng khả năng cạnh tranh là điều tất yếu cho công ty. Quy mô vốn kinh doanh hạn chế khiến cho SmartInvest gặp không ít khó khăn trong hoạt động mở rộng kinh doanh, mở thêm các chi nhánh để tiếp cận được thêm nhiều nhà đầu tư hơn.
- Công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh chưa tốt, cơ cấu chi phí chưa hợp lý
Trong giai đoạn 2018 – 2020, chi phí hoạt động kinh doanh tăng, cho thấy các khoản chi được quản lý dưới sự thiếu hiệu quả. Năm 2020, chi phí này tăng rất mạnh, trong cơ cấu chi phí chiếm tỷ trọng tới 98%. Việc doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng khiến cho thu nhập ròng của SmartInvest tại năm 2020 giảm mạnh. Nếu công ty không đề ra giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này, về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời còn thấp, thấp hơn so với cung ty cùng quy mô
Có thể thấy sự bất ổn và thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của SmartInvest. Dù công ty có doanh thu khá tốt nhưng do việc quản lý chi phí không hiệu quả khiến cho thu nhập ròng của SmartInvest thấp hơn rất nhiều so với CTCK có cùng quy mô, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của công ty.
- Hệ số nợ cao
Hệ số nợ không nhỏ có thể thể hiện rằng đòn bẩy tài chính được AAS tận dụng khá tốt, nhưng bên cạnh đó cũng nâng mức độ rủi ro của công ty lên mức cao hơn so với các CTCK cùng quy mô. Hệ số nợ cao cũng cho thấy gánh nặng về nợ của công ty đang dần tăng lên, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán.
- Số lượng nhân viên còn ít
65 Dù đội ngũ nhân sự của AAS có tỷ lệ là 100% đại học và trên đại học nhưng số lượng nhân sự còn quá ít so với nhu cầu thị trường hiện nay. Khi mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thì chỉ với số lượng nhân sự ít như hiện nay, công ty sẽ không thể đáp ứng đủ, điều này cũng sẽ làm giảm đi năng lực cạnh tranh của AAS.
- Chưa có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư b. Những nguyên nhân chính tác động
Nguyên nhân khách quan:
- Về cạnh tranh trong và ngoài ngành
Số lượng CTCK lại khá nhiều so với một TTCK có quy mô nhỏ hẹp như Việt Nam, tính tới nay đã có 74 công ty. Điều này khiến CTCK cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh đó, những CTCK hàng đầu, có thương hiệu lâu năm như SSI, HSC, VND,...luôn chiếm thị phần cao. Những công ty này có đủ khả năng cũng như điều kiện để có lợi thế cạnh tranh hơn so với các CTCK khác. Thêm vào đó, sau quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho Việt Nam nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các CTCK, điều này sẽ trở thành thách thức không nhỏ đối với công ty có quy mô nhỏ như SmartInvest.
- Quy mô TTCK còn nhỏ bé và phát triển không ổn định
Quy mô của TTCK Việt Nam còn khá nhỏ so với tiềm năng phát triển. Ngoài ra, do thể chế thị trường và cơ cấu các nhà đầu tư tham gia thị trường còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định. Nói chung, TTCK Việt Nam là thị trường có sự biến động thất thường không theo quy luật, bị ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư.
- Môi trường pháp lý cho sự phát triển của TTCK còn nhiều bất cập và chưa hoàn thiện.
Tuy Bộ Tài chính và UBCKNN đã nỗ lực để xây dựng các bộ luật, Nghị định, Thông tư nhằm giúp cho TTCK cân bằng lại các hoạt động, hoàn thiện môi trường pháp lý, nhưng đến nay chưa thật sự hoàn chỉnh và đồng bộ. Luật chứng khoán ra đời vào năm 2007 nhưng vẫn không thể theo kịp với sự phát triển của thị trường, việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài, niêm yết ở TTCK quốc tế, giao dịch trực tuyến, từ xa hay qua thiết bị di động không chịu sự điều chỉnh của luật cũng như các Nghị
66 định, Thông tư đi kèm này. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ đang được các CTCK bắt tay với các NHTM đem lại cho nhà đầu tư như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,…vẫn chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn rõ ràng.
Công tác quản lý gặp khó khăn khi các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật chậm trễ ban hành, bên cạnh đó còn tạo ra sự khó khăn trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ mới của doanh nghiệp. Chính phủ đưa ra đề án tái cấu trúc TTCK trong thời gian từ 2018 – 2025 là một thách thức không nhỏ đối với các CTCK nhỏ và vừa. Sự tăng trưởng của TTCK, hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán và các nhà đầu tư ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự bất cập ở môi trường pháp lý.
Đồng thời hoạt động của các CTCK nói chung và hoạt động của SmartInvest nói riêng đều chịu tác động từ các văn bản luật được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ ngành và cơ quan có thẩm quyền liên quan. Không chỉ vậy, hệ thống pháp luật như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,…chi phối trực tiếp hoạt động kinh doanh của các CTCK và của AAS. Vì vậy, SmartInvest ngoài việc phải chịu những rủi ro khi thay đổi những quy định pháp luật về chứng khoán còn phải chịu những rủi ro tới từ sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật có liên quan.
- Số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số trên thị trường, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, tổ chức lớn là rất ít
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thống kê, trên TTCK, các nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người chiếm đa số, các nhà đầu tư tổ chức lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ; trong khi trên thị trường thế giới 80 – 85% tổng số giao dịch là của nhà đầu tư tổ chức. Mà đặc trưng cơ bản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là rất dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông, kinh nghiệm hay hiểu biết về chứng khoán, TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung là hạn chế. Nên khi nhà đầu tư thất bại, họ sẽ rút khỏi thị trường và gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường.
Nguyên nhân chủ quan:
Thị phần môi giới khiêm tốn: mạng lưới phòng giao dịch và chi nhánh quá ít, SmartInvest chưa có nhiều hoạt động xúc tiến tìm kiếm khách hàng tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty chưa có kế hoạch đồng thời thực hiện chưa đúng đắn và hiệu quả.
67 Công tác quản lý tài chính: còn nhiều thiếu sót. Công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và phân loại, tổng hợp, phân tích tình hình chưa chưa nhận được sự chú trọng đúng mức và chưa thực sự hợp lý.
Chiến lược kinh doanh chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại do việc thích ứng với thực tế và độ nhạy cảm của việc lập kế hoạch còn thấp. Việc thực hiện kế hoạch vẫn mang tính tự phát và thụ động dù đã được xây dựng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể.
Thiếu hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và chưa thực hiện được chương trình chăm sóc, hỗ trợ sau tư vấn các dịch vụ phù hợp để mở rộng và giữ gìn quan hệ với khách hàng cũ. Do việc định hướng và phát triển chưa được hoàn thiện nên các hoạt động mở rộng kinh doanh và phát triển mạng lưới khách hàng chưa có được sự chú trọng và xây dựng hợp lý. Cơ chế dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng của nghiệp vụ môi giới chưa được hình thành rõ. Chính sách về khách hàng chưa được xây dựng hợp lý vì vậy vẫn còn nhiều những nhà đầu tư mà công ty chưa tạo được sức hẫn dẫn.
Thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật – công nghệ, chưa có sự đầu tư tương xứng giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật với phần mềm giao dịch.
AAS là một CTCK có quy mô nhỏ, chưa gây dựng được thương hiệu cũng như trên thị trường, việc cạnh tranh với các công ty lâu năm, có nguồn tài chính mạnh là khó. Bên cạnh đó, mạng lưới giao dịch còn quá ít.
Chưa đạt được hiệu quả trong hoạt động quảng bá thương hiệu, hình ảnh. Một yếu tố quan trọng trong chiến lược mở rộng thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh là truyền thông đi đôi với quảng bá hình ảnh công ty. Tuy nhiên, công tác này ở AAS dường như chưa có kế hoạch lâu dài và ít được chú trọng. Công ty còn thiếu các kế hoạch truyền thông, quảng bá thương hiệu để từ đó tới gần hơn với khách hàng.
Tổ chức nghiệp vụ còn nhiều thiếu sót. Tuy công ty AAS đăng ký cả bốn nghiệp vụ kinh doanh chính, song quá trình hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ môi giới, đầu tư chứng khoán, còn các nghiệp vụ khác thì triển khai còn hạn chế.
Hơn thế nữa các nghiệp vụ chứng khoán phụ trợ cũng chưa đa dạng nên chưa đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
68 Trong một thị trường đầy biến động với những cơ hội và thách thức, CTCP chứng khoán SmartInvest cần đưa ra những giải pháp rõ ràng và hợp lý để tận dụng hết những lợi thế sẵn có và cải thiện vấn đề chưa tốt còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán ở chương 1, trong chương 2, khoá luận đã đưa ra những nội dung sau: Diễn biến chung về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 và tình hình hoạt động của các CTCK; đánh giá, phân tích năng lực cạnh tranh của CTCP chứng khoán SmartInvest dựa trên những tiêu chí nêu ra ở chương 1. Sau đó, khoá luận cũng đã đưa ra những thành tựu, những hạn chế cùng nguyên nhân để làm cơ sở nêu ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.