CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SMARTINVEST
2.1. Tổng quan hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020
2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán
a. Chỉ tiêu định lượng
Đánh giá năng lực cạnh tranh qua tình hình kinh doanh
47
*Về doanh thu
Bảng 2.4 : Doanh thu của AAS trong giai đoạn 2018 – 2020 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2019/2018
Chênh lệch 2020/2019
2018 2019 2020
Doanh thu
hoạt động 73,961,515,828 134,758,065,939 503,504,978,672 82.2% 273.64%
DT môi giới chứng khoán
60,068,584,896 68,298,017,330 51,611,959,948 13.7% (24.43%) DT bảo
lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
3,863,000,000 529,550,000 8,686,857,200 (86.29%) 1540.4%
DT lưu ký chứng khoán
262,801,511 760,884,936 486,928,682 189.53% (36%) DT hoạt
động tư vấn tài chính
1,034,500,328 129,090,909 835,000,000 (87.52%) 546.83%
Lãi từ TSTC ghi nhận thông qua lãi/lỗ
500,000,000 46,232,009,800 427,941,985,824 9146.4% 825.64%
Lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
5,485,859,858 14,410,082,192 11,061,512,448 162.68% (23.24%)
Lãi từ cho vay và phải thu
2,689,284,097 4,320,786,841 2,816,190,611 60.66% (34.82%) Thu nhập
khác 57,485,138 77,643,931 64,543,959 35.07% ( 16.87%) Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020
Năm 2020 là một năm mà nền kinh tế có nhiều biến động, nguyên nhân là do sự lan rộng của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu, cuộc chiến về thương mại của Trung Quốc và Hoa kỳ, xung đột và những diễn biến phức tạp tại Trung Đông... ảnh hưởng
48 đến TTCK thế giới và tại Việt Nam, TTCK cũng đã phải chịu những tác động không nhỏ. Tuy vậy, SmartInvest khép lại năm 2020 cùng kế hoạch doanh thu được hoàn thành như đã đề ra, đạt được là 503.504.978.672 đồng, tăng 273,64 % so với cùng kì 2019, trong đó chiếm 85% tổng là lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi / lỗ ( FVTPL).
Bảng 2.5: So sánh mức độ tăng doanh thu hoạt động của AAS với công ty cùng quy mô (đơn vị: %)
Chỉ tiêu Tốc độ gia tăng doanh thu hoạt động
AAS VICS SBSI FNS APG
Chênh lệch
2019/2018 82.2% 4.3% 109.3% (46.44%) 682.45%
Chênh lệch
2020/2019 273.64% 5.59% 51.3% 71.31% (71.72%)
Nguồn : BCTC của các công ty 2018 – 2020 Về tăng trưởng doanh thu, AAS có phần ổn định hơn so với các công ty cùng ngành, cùng quy mô. Doanh thu của AAS có xu hướng tăng và tăng khá mạnh trong giai đoạn 3 năm 2018 – 2020. Trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2020, VICS và SBSI đều có xu hướng tăng doanh thu tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn so với AAS.
Còn FNS và APG có doanh thu hoạt động khá biến động. Như vậy, khi so sánh với các công ty cùng quy mô thì AAS có kết quả kinh doanh tương đối khả quan.
Các nghiệp vụ vủa SmartInvest đem tới cho khách hàng khá đa dạng, điều này đem lại các nguồn thu khác nhau cho công ty. Nguồn thu của AAS chủ yếu là từ lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ và hoạt động môi giới chứng khoán. Các dịch vụ khác tuy đem lại lượng doanh thu ít hơn nhưng vẫn góp phần không nhỏ giúp đa dạng hoá các sản phẩm và nguồn thu của doanh nghiệp cũng như là có thể tăng khả năng cạnh tranh nếu công ty chú trọng đầu tư hiệu quả.
49 Bảng 2.6 : Cơ cấu doanh thu hoạt động của AAS năm 2018 – 2020 (đơn vị : %)
Chỉ tiêu Năm
2018 2019 2020
Doanh thu hoạt động 100% 100% 100%
Doanh thu môi giới chứng
khoán 81.22% 50.68% 10.25%
Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát
hành chứng khoán 5.22% 0.39% 1.73%
Doanh thu lưu ký chứng khoán 0.35% 0.56% 0.1%
Doanh thu hoạt động tư vấn tài
chính 1.39% 0.1% 0.16%
Lãi từ TSTC ghi nhận thông
qua lãi/lỗ 0.68% 34.31% 84.99%
Lãi từ khoản đầu tư nắm giữ
đến ngày đáo hạn 7.42% 10.69% 2.2%
Lãi từ cho vay và phải thu 3.64% 3.21% 0.56%
Thu nhập khác 0.08% 0.06% 0.01%
Nguồn : Dữ liệu tính toán từ BCTC công ty - Doanh thu từ TSTC ghi nhận thông qua lãi/lỗ
Chỉ tiêu này tăng rất mạnh trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018, khoản lãi còn khá thấp, chỉ khoảng này đạt 500,000,000 đồng, nhưng đến năm 2019 đã có sự thay đổi vượt bậc trong khoản lãi này, tăng 9000% lên tới 46,232,009,800 đồng.
Nguyên nhân là do hoạt động tự doanh của AAS đã được mở rộng về mảng trái phiếu trái phiếu, cổ tức vào năm 2019.
Năm 2020, khoản lãi này của công ty vẫn tiếp tục tăng rất mạnh thêm 825.64% so với cùng kì năm 2019, khiến nguồn thu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu năm 2020. Bên cạnh đó, trong năm 2020, căn cứ vào việc muốn có một nguồn thu ổn định và nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, SmartInvest đã đầu tư thêm vào trái phiếu chưa niêm yết khi công ty còn có những hạn chế trong các hoạt động đầu tư vào cổ phiếu niêm yết.
- Lãi từ các khoản cho vay và phải thu
Nguồn thu này có sự thay đổi trong 3 năm từ năm 2018-2020 . Năm 2018 doanh thu này đạt 2,689,284,097 đồng , rồi sau đó tăng mạnh 60.66% lên đến 4,320,786,841 đồng vào năm 2019. Nguyên nhân là do năm 2019, có một số công ty lớn đăng ký niêm yết trên thị làm tăng nhu cầu đi vay của khách hàng và AAS đã
50 được nhiều khách hàng lựa chọn để vay. Tuy nhiên, vào năm 2020, khoản này lại giảm 34.82% so với cùng kì năm 2019,còn 2,816,190,611.
Việc số lượng khách hàng vay tăng lên là dấu hiệu tích cực để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận, song công ty cũng cần đánh giá và suy xét đến khả năng thanh toán của khách hàng để tránh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.
- Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Tuy rằng nguồn thu từ hoạt động này có sự biến động trong thời gian từ 2018 đến 2020 nhưng doanh thu từ môi giới là một trong những nguồn thu tương đối ổn định của AAS, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu. Năm 2018, khoản thu này chiếm tới hơn 80% trong tổng cơ cấu, đến năm 2019, giảm còn 50%
và dù năm 2020, chỉ còn 10% thì đây vẫn là khoản có đóng góp không hề nhỏ vào tổng doanh thu của SmartInvest.
Doanh thu năm 2018 đạt 60,068 triệu đồng, tăng 13.7% lên 68.298 triệu đồng năm 2019. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chính trị ổn định, thu hút được nhiều nhà đầu tư mới và cũ, bổ sung nguồn tiền quay lại với TTCK. Năm 2020, khoản thu này giảm 24%, còn hơn 51,611 triệu đồng. Tuy vậy, dù nghiệp vụ này đem lại doanh thu ổn định cho công ty nhưng lại chưa thực sự được chú trọng và đầu tư. SmartInvest chưa phát huy được hết năng lực của mình do sự thiếu hiệu quả trong cách tiếp cận khách hàng và sự hạn chế về số lượng chi nhánh.
- Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán
Khoản thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành biến động qua các năm. Năm 2018, nguồn thu từ bảo lãnh phát hành là 3,863,000,000 đồng, chiếm 5.22% tổng doanh thu hoạt động.
Năm 2019, khoản thu này giảm sâu 86% xuống còn 529,550,000 đồng chiếm tỷ trọng 0.45% tổng doanh thu hoạt động của công ty. Nhưng đến 2020, AAS lại có sự tăng vọt trong nguồn thư từ nghiệp vụ này, tăng 1540.4% so với năm 2019.
- Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Nguồn thu của nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu của SmartInvest. Nguồn thu này có sự tăng giảm khác nhau ở giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể, doanh thu từ lưu ký chứng khoán năm 2018 là 262,801,511 đồng; tăng
51 mạnh 189% lên 760,884,936 đồng năm 2019 rồi lại giảm 36% xuống còn 486 triệu đồng năm 2020.
Tỷ trọng của hoạt động này luôn ở dưới mức 1% trong cơ cấu doanh thu của SmartInvest. Nguồn thu từ hoạt động lưu ký khá nhỏ, qua đó cho thấy rằng công ty chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động này.
- Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính
Nguồn thu từ nghiệp vụ này tương đối thấp, có sự biến động trong giai đoạn 2018 - 2020. Năm 2018, hoạt động tư vấn tài chính này có doanh thu là 1,034 triệu đồng, rồi giảm sâu 87% xuống còn 129 triệu đồng vào năm 2019, rồi tăng rất vọt lên mức 546 %, lên 835 triệu đồng vào năm 2020.
Tỷ trọng của hoạt động tư vấn tài chính trong tổng cơ cấu doanh thu cũng không cao, khoảng 1-2% trong giai đoạn 2018- 2020. Có thể thấy doanh nghiệp chưa chú trọng vào nhiều vào nghiệp vụ này. Tuy nhiên, trong tương lai, SmartInvest cần có chiến lược thúc đẩy hoạt động này vì với tình hình kinh tế hiện tại, đây là mảng hoạt động còn nhiều cơ hội phát triển.
*Về chi phí
Bảng 2.7: Chi phí của công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch
2019/2018
Chênh lệch 2020/2019 Chi phí
hoạt động 43,460,462,038 101,691,264,819 492,182,393,249 133.98% 384%
Chi phí
tài chính - 1,374,999 1,694,924,312 -
Chi phí quản lý công ty chứng khoán
6,441,342,341 7,067,235,524 6,494,355,254 9.72% (8.1%)
Chi phí
khác 31,949,009 6,004,963,758 368,738,138 18695.46% (-93.86%) Tổng chi
phí 49,933,753,388 114,764,839,100 500,740,410,953 129.83% 336.32%
Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020
52 Bảng 2.8: Cơ cấu chi phí của AAS 2018 – 2020 (đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Chi phí hoạt động 87.04% 88.61% 98.29%
Chi phí tài chính 0 0.002% 0.33%
Chi phí quản lí
CTCK 12.9% 6.158% 1.3%
Chi phí khác 0.06% 5.23% 0.07%
Tổng chi phí 100% 100% 100%
Nguồn: Tính toán từ BCTC Có thể thấy tổng chi phí của AAS tăng trong thời gian từ năm 2018 – 2020.
Năm 2018, tổng chi phí của AAS là 49,933,753,388 đồng, đến năm 2019, chỉ tiêu này tăng 129.83% và tiếp tục tăng 336.32% ở năm 2020, chạm mốc 500,740,410,953 đồng. Nhìn chung, trong khoảng thời gian 3 năm, chi phí của SmartInvest tăng rất mạnh, nhất là vào năm 2020. Có điều này là bởi chi phí hoạt động kinh doanh tăng, bên cạnh đó, trong cơ cấu chi phí của SmartInvest, đây cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Từ 2018 – 2020, chi phí hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên cho thấy AAS luôn chú trọng đầu tư cho các nghiệp vụ kinh doanh. Năm 2019, khoản chi này đạt mức 101,691,264,819 đồng, tăng 139.99 % so với 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ. TTCK có nhiều diễn biến tiêu cực khiến cho hoạt động tự doanh của AAS bị thua lỗ vào năm 2019, cụ thể thì lỗ bán chứng khoán là 39.933.703.362 đồng và chênh lệch giảm đánh giá lại TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ là 34.675.000.000 đồng. Nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn của thị trường chứng khoán trong năm 2019, HĐQT chấp thuận bán tất cả cổ phiếu đang nắm giữ cấu trúc lại danh mục tự doanh.
- Chi phí hoạt động
Những khoản chi như chi phí đầu cơ chứng khoán, chi phí môi giới, tư vấn tài chính, khoản chi cho tư vấn đầu tư, chi phí nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đây là các chi phí nhỏ nằm trong mục chi phí hoạt động. Nhìn chung, tổng chi phí hoạt động của SmartInvest có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2018 đến 2020, tuy nhiên các khoản mục nhỏ có sự biến động khác nhau.
53 Bảng 2.9: Cơ cấu chi phí các nghiệp vụ kinh doanh (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
về chi phí 2018 2019 2020
Chênh lệch 2019/2018
Chênh lệch 2020/2019 Hoạt
động tự doanh
141,471,456 133,833,048 239,635,553 (5.4%) 79.06%
Môi giới
CK 7,256,799,980 25,647,205,832 24,971,743,986 253.42% (2.63%) Bảo lãnh,
đại lý phát hành CK
278,769,081 196,084,631 229,148,715 (29.66%) 16.86%
Tư vấn
đầu tư CK - 178,804,097 277,236,564 - 55.05%
Lưu ký
CK 734,846,615 479,084,874 828,420,450 (34.8%) 72.91%
Tư vấn tài
chính - 444,548,975 458,388,837 - 3.11%
Dịch vụ
khác 240,419,107 3,000,000 - (98.75%) -
Tổng chi phí các nghiệp vụ kinh doanh
8,652,306,239 27,082,561,457 27,004,574,105 133.99% 383.99%
Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020 Năm 2018, khoản chi cho hoạt động tự doanh là 141,471,456 đồng, năm 2019, khoản chi này giảm nhẹ xuống 133,833,048 đồng (khoảng 5%) và đến năm 2020 thì tăng mạnh 79% so với cùng kì năm 2019, đạt mức 239,635,553 đồng. Nguyên nhân là do công ty tập trung nhiều hơn đến việc đầu tư thêm về các cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường để có thêm nguồn thu.
Trong cơ cấu chi phí cung cấp dịch vụ kinh doanh của AAS, nghiệp vụ môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng cao nhất trong thời điểm từ năm 2018 - 2020. Năm 2018, khoản chi này ở mức 7,256,799,980 đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 84% cơ cấu chi phí cung cấp dịch vụ), tới năm 2019, chi phí cho nghiệp vụ môi giới tăng mạnh 253.42%,
54 lên 25,647,205,832 đồng, chiếm 95% tỷ trọng. Đến năm 2020, giá trị của khoản chi này chỉ giảm nhẹ 2.63% so với cùng kì năm 2019 và mức tỷ trọng là khoảng 94%.
Hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư được chú trọng hơn ở thời điểm năm năm 2020, khi mà chi phí cho 2 khoản này lần lượt tăng là tăng 3% và 55% ở năm 2020 so với năm 2019.
Chi phí cho hoạt động lưu ký chứng khoán có sự tăng giảm không đều trong giai đoạn 3 năm này. Năm 2018, chi phí cho lưu ký chứng khoán là 734,846,615 đồng, nhưng năm 2019, khoản chi này giảm khá mạnh, khoảng 34% xuống còn 479,084,874 đồng.
Tuy nhiên. Đến năm 2020, chỉ tiêu này tăng vọt 72.91%, đạt mức 828,420,450 đồng.
- Chi phí quản lý công ty chứng khoán
Khoản chi này của AAS bao gồm khoản chi cho người cán bộ nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ, khoản chi cho công cụ dụng cụ, thuế, các dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Khoản chi này của SmartInvest giảm dần tỷ trọng trong thời gian từ 2018 đến 2020.
Đối với chi phí không trực tiếp tạo ra doanh thu như chi phí quản lý công ty chứng khoán, SmartInvest muốn khoản chi này được kiểm soát ở mức ổn định và được tối thiểu hoá. Do vậy, việc khoản chi quản lý công ty của AAS có xu hướng giảm là một tín hiệu khả quan.
Năm 2018, khoản chi phí này của công ty là 6,441,342,341 đồng, chiếm 12.9% trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Năm 2019, khoản chi này tăng nhẹ 9%, lên 7,067,235,524 nhưng chiếm khoảng 6% trong cơ cấu chi phí. Đến năm 2020, khoản chi này giảm xuống còn 6,494,355,254, chỉ chiếm hơn 1% trong cơ cấu chi phí công ty.
- Chi phí tài chính
Khoản chi về tài chính của SmartInvest có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018, công ty chưa xuất hiện chi phí này. Năm 2019, trong cơ cấu chi phí, chỉ tiêu này có tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 1 triệu đồng. Tới 2020, chi phí tài chính tăng rất mạnh, từ 1 triệu đồng lên đến hơn 1 tỷ đồng, chiếm khoảng 0.33%
trong cơ cấu trổng chi phí. Nguyên nhân là do sự tăng bất ngờ của chi phí lãi vay.
55
Chỉ tiêu tài chính
*Về chỉ tiêu mức sinh lời
Mức sinh lời của CTCK được thể hiện qua các hệ số về lợi nhuận và chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.10: Tổng kết lợi nhuận sau thuế và trước thuế của AAS từ 2018 – 2020 (đơn vị: đồng)
Chỉ
tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018
Chênh lệch 2020/2019 Lợi
nhuận trước
thuế
24,171,662,511 24,006,953,966 4,368,500,774 (0.68%) (81.8%)
Lợi nhuận
sau thuế
19,280,739,582 19,089,903,614 3,368,486,494 (0.99%) (82,35%)
Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020 Trong giai đoạn 2018 – 2020, tuy doanh thu của SmartInvest tăng nhưng bên cạnh đó, tốc độ tăng của chi phí lại mạnh hơn, điều này khiến cho lợi nhuận của SmartInvest có xu hướng giảm.
Năm 2018 là năm có lợi nhuận cao nhất trong 3 năm, lợi nhuận sau thuế đạt 19,280,739,582 đồng. Bước sang năm 2019, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm gần 1%. Tới năm 2020, thu nhập ròng của công ty sụt giảm mạnh hơn 80% so với cùng kì năm 2019, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 3,368,486,494 đồng. Nguyên nhân là năm 2020, TTCK chịu ảnh hưởng bởi không ít những khó khăn từ như tình hình kinh tế chính trị trên thế giới không ổn định, phải kể tới là cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thị trường còn phải đứng trước những khó khăn đến từ dịch bệnh Covid 19 trên toàn thế giới, điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của các CTCK và trong đó có SmartInvest. Bên cạnh đó, mặc dù tình hình quý 1, 2, 3 của công ty vô cùng khả quan nhưng đến quý 4 Smart Invest lại báo lỗ tới gần 38 tỷ đồng. Trong khi 9 tháng đầu năm, Công ty lãi hơn 41.2 tỷ đồng suýt soát kết quả cùng kỳ năm trước. Bán lỗ gần 211 tỷ đồng trái phiếu là nguyên nhân chính khiến Smart Invest phải báo lỗ trong một quý đầy tích cực của thị trường chứng khoán.
56 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu sinh lời của AAS giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018
Chênh lệch 2020/2019 Lợi nhuận sau thuế/
Tổng tài sản bình quân (ROA)
5.56% 4.43% 0.57% (25.59%) (87.05%) Lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
6.13% 5.72% 0.98% (6.68%) (82.93%) Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020 Hệ số về mức quả sinh lời của SmartInvest có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2020.
ROA: Trong 3 năm chỉ số ROA giảm dần. Chỉ số này đạt mức cao nhất là vào năm 2018, 5.56%, sang năm 2019, chỉ số này giảm 25% xuống còn 4.43% và giảm nhiều nhất vào thời điểm năm 2020, giảm 87% xuống dưới mức 1%. Có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty chưa thật sự ổn định và đạt được hiệu quả tốt.
ROE: Chỉ số ROE cũng giảm dần từ 2018 đến 2020. Chỉ số này ở mức cao nhất là 6.13% vào năm 2018, giảm nhẹ 6.68% vào năm 2019 và giảm mạnh 82.93%
ở năm 2020 so với cùng kì 2019.
So sánh mức sinh lời của AAS với các công ty cùng quy mô, ta có Bảng 2.12: So sánh chỉ tiêu khả năng sinh lời của các công ty chứng khoán giai đoạn 2018 – 2020
Năm Chỉ số ROA
AAS VICS SBSI FNS APG
2018 5.56% 0.7% 3.9% 5.5% 4.88%
2019 4.43% (11%) 2.3% 0.5% 6.19%
2020 0.57% (2%) 6.5% 3.2% 6.08%
Nguồn: BCTC năm 2018, 2019, 2020 của các công ty
Năm Chỉ tiêu ROE
AAS VICS SBSI FNS APG
2018 6.13% 0.76% 1.2% 5.5% 5.03%
2019 5.72% (12%) 3.3% 0.6% 6.38%
2020 0.98% (2%) 6.7% 3.5% 6.32%
Nguồn: BCTC năm 2018, 2019, 2020 của các công ty
57 Dễ dàng nhận ra rằng năm 2018 là năm AAS hoạt động hiệu quả nhất khi mà mức sinh lời trên tài sản và vốn chủ sở hữu của AAS là cao nhất so với các công ty có cùng quy mô vốn điều lệ; AAS là 6.13%, trong khi đó APG và FNS xấp xỉ 5% còn VICS và SBSI có tỷ suất sinh lời ở mức 1%. Đến năm 2019, AAS vẫn duy trì tốt việc sử dụng hiệu quả tài sản vốn của mình khi mức sinh lời vẫn ở vị trí thứ 2 so với các công ty có cùng quy mô. Tuy nhiên, đến 2020, công ty kinh doanh thua lỗ khá nặng nề, khiến cho tỷ suất sinh lời giảm rất mạnh, khi các công ty cùng quy mô lại tăng trưởng ổn định (trừ VICS có tỷ suất sinh lời âm). Trong những năm tiếp theo, SmartInvest phải có những biện pháp hợp lý nhằm cải thiện tình trạng này, tránh làm ảnh hưởng tới vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng như là làm giảm đi khả năng cạnh tranh của mình.
Nhìn chung, trong vòng 3 năm, năm 2018 là năm AAS có mức sinh lời cao nhất, ở hai năm tiếp theo là 2019 và 2020, chỉ tiêu sinh lời đều giảm đi. Nguyên nhân là bởi quy mô của tài sản và vốn chủ sở hữu không có quá nhiều thay đổi nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm, nhất là giảm mạnh ở năm 2020 do những diễn biến phức tạp của thị trường bên ngoài.
*Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.13: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của AAS (đơn vị: lần)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch
2019/2018
Chênh lệch 2020/2018 Hệ số
thanh toán ngắn hạn
16.89 2.65 2.12 (84.31%) (20%)
Hệ số thanh toán nhanh
16.89 2.65 2.12 (84.31%) (20%)
Nguồn : BCTC của AAS 2018 – 2020 Nhìn chung, không có nhiều sự khác biệt giữa hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ sô thanh toán nhanh ở các CTCK.
Hệ số thanh toán ngắn hạn của SmartInvest qua các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là: 16.89; 2.65 và 2.12; điều này cho thấy tương ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty SmartInvest có 16.89 ; 2.65 và 2.12 đồng sẵn sàng chi trả là tài sản ngắn hạn.