Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hoàng cầu giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu thông qua các chỉ tiêu

Dựa vào phần kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có thể thấy được khái quát về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh được thực hiện khá triệt để và có hiệu quả tốt. Để có thể đánh giá sâu hơn về chất lượng của tín dụng doanh

nghiệp, chúng ta cần hiểu kĩ hơn về các vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp :

CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG a. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng doanh nghiệp

- Quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ của tín dụng doanh nghiệp

Khi xem xét đến dư nợ tín dụng theo các thành phần kinh tế cũng như là quy mô của tín dụng doanh nghiệp so với các thành phần kinh tế khác, ta thấy dư nợ tín dụng vẫn tập trung chủ yếu ở các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, đó cũng chính là thành phần kinh tế mà ngân hàng đã chủ đạo hướng sâu vào. Tín dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh Hoàng Cầu và vẫn đang có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2020. Dư nợ cho vay của các công ty cổ phần, TNHH, công ty hợp danh năm 2018 đạt 1407,9 tỷ đồng cho đến năm 2019 đạt 1768,4 tỷ đồng và đến năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng dư nợ của chi nhánh vẫn tăng lên 2250,8 tỷ đồng cho thấy sự thành công của chi nhánh trong lĩnh vực tín

dụng đối với các công ty cổ phần, TNHH, công ty hợp danh, đó cũng chính là lượng khách hàng mục tiêu của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua. Mặt khác, nhóm doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao ngày càng nhiều nên số doanh nghiệp được vay vốn tại ngân hàng cũng ngày càng nhiều. Dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng tuy nhiên chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ, do chính chi nhánh đã chuyển hướng đối tượng từ các doanh nghiệp nhà nước sang các công ty cổ phần, TNHH và công ty hợp danh trong thời gian qua. Dư nợ của các doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng ít nhất trong các doanh nghiệp, năm 2018 chỉ chiếm 44,6 tỷ đồng cho đến năm 2020 chỉ chiếm 62,94 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp khác cũng rất thấp, do phần lớn thành phần doanh nghiệp khác làm ăn chưa hiệu quả, đạt lợi nhuận cao vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay

BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN VAY GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ tỷ trọng

Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Tổng dư nợ cho

doanh nghiệp

1.540,8 100% 1.939,20 100% 2.434,5 100%

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn

986,9 64,05 1357,8 70,02 1807,7 74,25

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn

553,9 35,95 581,4 29,98 626,8 25,75

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng kinh doanh Ngân hàng Á Châu CN Hoàng Cầu) Tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp đều tăng qua các năm, cho đến thời điểm 2018 đạt 1540,8 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn đạt 986,9 tỷ đồng chiếm 64,05%, dư nợ trung dài hạn đạt 553,9 tỷ đồng tương đương 35,95% tổng dư nợ doanh nghiệp năm 2018. Đến năm 2019 tổng dư nợ doanh nghiệp tăng lên 1939,2 tỷ

đồng, tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn chiếm 70,02% tương đương 1357,8 tỷ đồng, tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp trung dài hạn dạt 29,98% tương đương 581,4 tỷ đồng. Năm 2020 tỷ lệ dư nợ tín dụng doanh nghiệp đạt 2434,5 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 74,25% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn đạt 25,75%.

Việc tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn do đặc điểm tín dụng dư nợ ngắn hạn phù hợp với KHDN chiến lược và tiềm năng của chi nhánh Hoàng Cầu có thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn, có thể bổ sung vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự luân chuyển vốn diễn ra liên tục. Ngoài ra, chi nhánh đẩy mạnh chú trọng đến loại hình vay ngắn hạn vì đây là loại hình cho vay có rủi ro tương đối thấp, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay dài hạn như lãi suất, lạm phát,...

Đối với tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn cũng vẫn có sự tăng trưởng qua 3 năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng không cao bằng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn trong 3 năm lần lượt là: 35,95%; 29,98%; 25,75% và có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Nguyên nhân ở đây là do Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu có khẩu vị tín dụng rủi ro thấp trong khi tín dụng doanh nghiệp trung và dài hạn thường cần nguồn vốn lớn và rủi ro cao.

- Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh tế

Với sự phát triển không ngừng và mục tiêu hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường kinh tế nước ta ngày càng gay gắt hơn về cạnh tranh, phát triển, đa dạng hóa từng sản phẩm kinh tế, ngành nghề kinh doanh. Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế đều có những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. ACB – CN Hoàng Cầu cũng đang thực hiện đa dạng hóa tín dụng đối với KHDN để có thể dễ dàng phân tán được rủi ro, tận dụng các cơ hội, phát triển và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh.

ACB – CN Hoàng Cầu tập trung tín dụng chủ yếu cho các lĩnh vực mục tiêu như:

Thương mại - dịch vụ; Sản xuất, gia công chế biến, chế tạo công nghiệp; Thi công xây lắp. Đây chính là nhóm ngành KHDN mục tiêu của ACB trong rất nhiều năm trước đây và vẫn là nhóm khách hàng quan trọng, có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho chi

nhánh. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh Hoàng Cầu được thể hiện dưới bảng sau:

BẢNG 2.7: DƯ NỢ TÍN DỤNG VỚI KHDN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA ACB – CN HOÀNG CẦU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Giá

trị Tỷ trọng Giá trị

Tỷ trọng

Giá

trị Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ 388,3 25,2 506,1 26,1 664,6 27,3 Sản xuất, gia công chế

biến, chế tạo công nghiệp

309,7 20,1 364,6 18,8 394,4 16,2 Thi công xây lắp 405,2 26,3 527,5 27,2 691,4 28,4 Vận tải, kho bãi và

thông tin liên lạc 63,2 4,1 46,5 2,4 53,6 2,2 Kinh doanh bất động

sản 117,1 7,6 153,2 7,9 177,7 7,3

Thiết bị y tế 234,2 15,2 306,4 15,8 396,8 16,3 Nghành nghề khác 23,1 1,5 34,9 1,8 56,0 2,3 Tổng dư nợ cho vay

KHDN 1540,8 100 1939,2 100 2434,5 100

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng kinh doanh ACB – CN Hoàng Cầu) Ngành thương mại – dịch vụ của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong ngành này năm 2019 đạt 30,33% so với năm 2018, năm 2020 tăng 31,32% so với năm 2019 cho thấy dư nợ đối với ngành thương mại – dịch vụ đang tăng lên theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng của ACB – CN Hoàng Cầu lần lượt theo từng năm là 25,2%; 26,1%;

27,3%. Do đặc trưng của ngành thương mại – dịch vụ đang có xu hướng phát triển tốt trong những năm gần đây, dịch vụ có đặc điểm luân chuyển vốn khá nhanh, có độ an toàn, lợi nhuận thu được khá cao, chính vì thế mà hạn mức tín dụng đối với ngành này cũng được tăng lên. Ngành sản xuất, gia công chế biến, chế tạo công nghiệp là nhóm ngành chính chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ doanh nghiệp nhưng đang có xu hướng giảm

dần trong giai đoạn 2018 – 2020 giảm từ 20,1% năm 2018 xuống còn 16,2% năm 2020, trong khi đó nhóm ngành thi công xây lắp của chi nhánh lại được đẩy mạnh và có xu hướng tăng qua các năm, tăng dần từ 26,3% năm 2018 đến năm 2020 lên 28,4% , ngành thi công xây lắp đang chiếm tỷ trọng dư nợ nhất trong toàn bộ các ngành nghề kinh tế đang thực hiện cấp tín dụng tại ACB – CN Hoàng Cầu cho thấy những tiềm năng phát triển của ngành về cơ hội bán chéo các sản phẩm như bảo lãnh, cho vay, chiết khấu, thanh toán quốc tế,… để tăng phí ngoài lãi, tăng chất lượng dịch vụ cho chi nhánh. Ngành thiết bị y tế của chi nhánh cũng đang được đẩy mạnh và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018 – 2020, tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành này tăng từ 15,2% năm 2018 đến năm 2020 tỷ trọng là 16,3%, tỷ trọng của ngành này tuy có xu hướng tăng nhẹ nhưng cũng là một hướng đi mới của chi nhánh nhằm đẩy mạnh dịch vụ cho khách hàng. Dư nợ các ngành còn lại như vận tải kho bãi, kinh doanh bất động sản và ngành nghề khác chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm dần theo từng năm, cho thấy ACB – CN Hoàng Cầu đang đẩy mạnh chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, các ngành còn lại đang có xu hướng không ổn định.

Thông qua phân tích về tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế, ACB – CN Hoàng Cầu cần cân đối, giữ tỷ lệ ổn định các ngành trong thời gian tới nhiều hơn, tránh tình trạng chỉ tập trung phát triển vào các ngành kinh tế mũi nhọn và khó phân tán được rủi ro phát sinh.

b. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tăng trưởng tín dụng, phát triển hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp luôn là mục tiêu mà ACB nói chung và chi nhánh Hoàng Cầu nói riêng đang đặt ra mục tiêu tạo ra nguồn lợi nhuận lớn, để thực hiện phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh thì chi nhánh cũng cần đảm bảo chất lượng tín dụng, vấn đề này được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh. Qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được chất lượng của tín dụng đang thực hiện để từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượng tín dụng kịp thời và hiệu quả hơn.

Theo biểu đồ và bảng nêu trên nợ quá hạn đã giảm dần trong giai đoạn 2018- 2020. Cụ thể được thể hiện đó là tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Hoàng Cầu năm 2018 là 0,92% cao hơn so với tỷ lệ của toàn hệ thống ACB 0,03%. Cho đến năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm tuy nhiên không giảm nhanh bằng tốc độ giảm tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống ACB cho thấy ACB Hoàng Cầu đang cải thiện được tình hình nợ quá hạn của chi nhánh nhưng còn chậm, cụ thể toàn hệ thống ACB tỷ lệ nợ quá hạn là 0,77% và tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn khá cao là 0,8%. Cho đến năm 2020, do tình hình diễn biến kinh tế của cả trong nước và quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid – 19 mạnh mẽ, các cấp quản lý và nhân viên tín dụng vẫn chưa kịp thích nghi và đưa ra cách giải quyết kịp thời dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng, năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,82% vẫn cao hơn tỷ lệ nợ quá

hạn của toàn hệ thống. Cho thấy tình hình kinh tế chung đang bị ảnh hưởng nặng nề và doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện con số này nhanh chóng.

Nhìn chung công tác xử lý nợ quá hạn đang được thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp các khoản tín dụng thông qua con số thể hiện trong 3 năm. Có thể thấy đó là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ quản lý ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên chi nhánh Hoàng Cầu trong công tác thẩm định trước vay và chăm sóc khách hàng sau khi cấp tín dụng nhưng vẫn còn vướng một vài điểm yếu. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã đẩy mạnh việc đôn đốc khách hàng, quản lý nợ quá hạn, thu hồi nợ được các nhân viên tín dụng sát sao tuy nhiên kết quả được trả về chưa thực sự đáng mong đợi. Chi nhánh cần phải cải thiện để duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp hơn, thích nghi với điều kiện kinh tế, để đảm bảo cho sự an toàn vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, đảm bảo sự phát triển quy mô tín dụng doanh nghiệp cho chi nhánh Hoàng Cầu nói riêng và ACB nói chung.

c. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Giai đoạn 2018 đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu vẫn duy trì đều nhỏ hơn 1%, tuy nhiên về tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao, cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ACB. Tỷ lệ nợ xấu của của chi nhánh năm 2018 là 0,68%, cao hơn 0,03% tỷ lệ nợ xấu tín dụng của toàn hệ thống ACB. Cho thấy năm 2018 chi nhánh quản lý chất lượng tín dụng chưa tốt, công tác quản lý rủi ro và công tác thu hồi nợ chưa được quản lý chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu còn cao cần phải khắc phục.

Đến năm 2019, nợ xấu đối với doanh nghiệp của chi nhánh đã giảm so với năm 2018 từ 0,68% xuống còn 0,59%. Chi nhánh đã phần nào khắc phục được công tác quản lý rủi ro và thu hồi nợ xấu, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn cao hơn 0,05% so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ACB có thể một phần do cuối năm 2019 có xuất hiện tình hình dịch Covid – 19 cũng đã ảnh hưởng khiến cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn chưa khắc phục được triệt để.

Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của chi nhánh là 0,69%, có xu hướng tăng mạnh do ảnh hưởng xấu của dịch bệnh Covid – 19 kéo dài ảnh hưởng nặng nề tới

hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tăng 0,1% so với năm 2019 cao hơn 0,1% so với nợ xấu của hệ thống ACB. Điều này có thể cho thấy chi nhánh đã thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu nhưng chưa hiệu quả, đã thể hiện ở con số trong biểu đồ. Một phần do năm 2020 vẫn còn ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu chi nhánh chưa thực sự thích nghi được và chi nhánh chưa quản lý tốt về quá trình thẩm định khách hàng trước khi thực hiện cấp tín dụng, chưa sát sao trong toàn bộ quá trình cấp tín dụng, năng lực nhân viên công nhân viên chưa thực sự đạt yêu cầu dẫn tới tình trạng nợ xấu của chi nhánh tăng so với năm 2019 và vẫn cao hơn mức tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống của ACB.

d. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Theo thông tư 02/2013/TT – NHNN, “ Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” Và chỉ tiêu này cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá khả năng quản lý, theo sát các khoản nợ và chất lượng tín dụng của chi nhánh. Thời gian qua, toàn ngành ngân hàng, đặc biệt là chi nhánh Hoàng Cầu

đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Do đó, nợ xấu tăng nhanh có tác động tiêu cực đến việc luân chuyển vốn ra nền kinh tế và hiệu quả của các NHTM. Trước tình hình đó, chi nhánh Hoàng Cầu cũng đã chuẩn bị nguồn tài chính ổn định để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra do hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời giữ lại vốn kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới. Chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng đối với đối tượng KHDN của ACB chi nhánh Hoàng Cầu được thể hiện dưới bảng sau:

BẢNG 2.8: DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA ACB CHI NHÁNH HOÀNG CẦU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng dự phòng trích lập 20,03 29,09 42,60

Dư nợ tín dụng 1540,8 1939,2 2434,5

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,3% 1,5% 1,75%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Hoàng Cầu) Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng doanh nghiệp của ACB chi nhánh Hoàng Cầu cho thấy đang có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2018 đến năm 2020. Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng từ 1,3% lên 1,5% từ năm 2018 đến năm 2019, tăng từ 1,5% lên 1.75% từ năm 2019 đến năm 2020. Khoản trích lập dự phòng này giúp chi nhánh thực hiện quản lý rủi ro một cách chủ động hơn. Lợi thế của ngân hàng có dự trữ sẵn là dự phòng một khoản cho rủi ro sẵn có, khi xử lý rủi ro có thể tính vào lợi nhuận và chia cho các cổ đông. Đây là hoạt động chi nhánh vô cùng cần thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng là một hình thức tự bảo hiểm của ngân hàng.

CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH

- ACB chi nhánh Hoàng Cầu luôn tuân thủ nguyên tắc tín dụng, khách hàng doanh nghiệp muốn xin cấp tín dụng tại chi nhánh phải đáp ứng đầy đủ về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn đã quy định trong hợp đồng cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hoàng cầu giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)