MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hoàng cầu giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ

Chính phủ cần có các giải pháp để đảm bảo giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính – tiền tệ, tạo cơ hội đẩy mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây chính là nền tảng để các ngân hàng có thể phát triển, đặc biệt là hoạt động tín dụng:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo một hệ thống ổn định, minh bạch:

Trong quá trình 2018 – 2020 môi trường pháp lý của nước ta đã có nhiều chuyển biến tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng ảnh hưởng tới ngân hàng và chưa theo kịp quá trình phát triển toàn cầu. Chính vì vậy, các văn bản cần phải có sự xem xét lại, bổ sung hoặc sửa đổi. Ngân hàng chính là trung gian dẫn vốn cho các DN, và hoạt động ngân hàng luôn liên quan nhiều đến các khía cạnh pháp lý. Từ khía cạnh này, hoạt động ngân hàng luôn cần có một hệ thống pháp lý ổn định, chặt chẽ để đảm bảo giải quyết được toàn bộ các vấn đề có thể phát sinh.

- Chỉ đạo điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt theo nguyên lý thị trường:

Chính phủ cần xây dựng chính sách tiền tệ kiềm chế quá trình lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục thực hiện và giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích, tăng tích lũy đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, thu hút nguồn lực tiết kiệm; đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, nhân viên hệ thống theo uá trình đồi mới của ngân hàng và sự phát triển kinh tế.

- Tăng cường giám sát tài chính: Nền kinh tế hiện nay có những biến động khó lường, kinh tế nội địa còn nhiều điểm yếu, mức độ ảnh hưởng cao, cần chủ động giám sát tình hình tài chính kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính. Kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn ra, vốn vào, đặc biệt là các nguồn vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó, chính phủ cần tăng cường và mở rộng hình thức công khai tài chính, hình thành các hàng lang an toàn đảm bảo tài chính – tiền tệ của quốc gia, ổn định nền kinh tế.

- Chính phủ cần đưa ra những tiêu chí xếp hạng, đánh giá đối với các DN trên khu vực: Việc chính phủ thực hiện đưa ra các tiêu chí đánh giá, xếp hạng các DN kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo ra sự tin tưởng đối với các NHTM và đặc biệt là ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng trong quá trình cấp tín dụng. Từ đó những doanh nghiệp sẽ có cơ hội hơn với việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá năng lực này cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp đẩy mạnh cạnh tranh giữa các DN với nhau để có cơ hội tiếp cận vốn từ NH một cách dễ dàng hơn.

- Chính phủ cần có chính sách xử lý đối với các khoản nợ quá hạn, nợ kinh doanh của các doanh nghiệp do những nguyên nhân khách quan như, dịch bệnh, thiên tai, sự ảnh hưởng của cơ chế thay đổi chính sách, cơ cấu: Chính phủ cần tạo ra cho các ngân hàng nguồn vốn để có thể xử lý bù đắp, xóa một số khoản nợ khoanh sau khi đã xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cho các NH có thể hoạt động được.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một là, NHNN thực hiện xây dựng một hàng lang pháp lý hoàn thiện theo một hệ thống đầy đủ chặt chẽ về quy định tín dụng đối với KHDN phù hợp với từng phân khúc KH, thắt chặt hoặc mở rộng hơn về chính sách cấp tín dụng để đảm bảo các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trong quá trình kinh doanh.

Hai là, NHNN cần đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra các hoạt động của TCTD để sớm phát hiện và đồng thời ngăn chặn kịp thời những sai phạm có khả năng xảy ra. Để quản lý tốt hơn chất lượng tín dụng, phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, cảnh báo và xử lý nghiêm các CN, PGD, TCTD, cá nhân đã thực hiện sai quy định NHNN cần tập trung thanh tra chất lượng tín dụng tại các CN, PGD và công tác thanh tra, kiểm toán toán nội bộ của các TCTD.

Ba là, NHNN cần có xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ các KHDN phát triển trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhu cầu xin cấp tín dụng của DN vẫn còn rất cao tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp có thể đạt được yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng còn rất thấp. Chính vì vậy, NHNN cần có những chính sách làm đơn giản hóa các thủ

tục cấp tín dụng và có các chính sách hỗ trợ đặc biệt về mặt thủ tục và lãi suất đối với đối tượng KHDN này.

Bốn là, NHNN tập trung hơn nữa về công tác hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC để các NHTM cũng như chi nhánh Hoàng Cầu có thể liên tục và thường xuyên theo dõi thông tin dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp cho các NHTM.

Những thông tin được cập nhật từ TCTD này phải có tính thực tế và hiệu quả, làm tư liệu giúp các NHTM có thể đánh giá được nhu cầu cấp tín dụng của các doanh nghiệp tại ngân hàng mình như thế nào, đồng thời phải bảo mật thông tin đúng theo quy định của NHNN.

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Thứ nhất, Hội sở cần hoàn thiện và ban hành các chính sách liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng doanh nghiệp, thực hiện quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp thận trọng hơn, thiết lập mô hình tín dụng cho từng đối tượng KH. Ngân hàng cần xây dựng các mục tiêu, chiến lược hoạt động tín dụng doanh nghiệp; xây dựng chính sách phân bổ đều dư nợ tín dụng cho các ngành kinh tế để phân tán rủi ro; hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến quá trình tính lãi suất, thời gian và các khoản phí cho các khoản cấp tín dụng; các dấu hiệu của một khoản tín dụng không khả thi, không có khả năng hoàn trả đúng hạn và nêu các biện pháp giải quyết cụ thể; quyền hạn của từng nhân viên trong từng bộ phận của chi nhánh, trách nhiệm của từng nhân viên đối với từng bộ hồ sơ cấp tín dụng;... Cần lưu ý đến các yếu tố như tỷ lệ bảo đảm TSBĐ, TSBĐ, tỷ lệ bảo lãnh khác... Các tiêu chuẩn do hội sở đưa ra sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhân viên tín dụng, và việc ra quyết định cấp tín dụng không phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu.

Thứ hai, Trong điều kiện cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các khách hàng như hiện nay, ACB cần xây dựng một chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và cả lợi ích của chính chi nhánh. Lãi suất là vấn đề được thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các khách hàng. Lãi suất cũng chính là công cụ thể thu hút khách hàng về ngân hàng mình. Chính vì vậy, để mở rộng và thu hút khách hàng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng thì ACB cần điều

chỉnh các mức lãi suất tín dụng ưu đãi thấp hơn, linh hoạt hơn, có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp có hiệu quả, giao dịch lâu năm để thu hút khách hàng.

Thứ ba, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi giữa ngân hàng và các doanh nghiệp để hạn chế sự bất cân xứng thông tin giữa 2 bên. Thông qua các buổi hội thảo, ngân hàng có thể nắm được những khó khăn, điểm còn yếu của doanh nghiệp để ACB có thể chủ động nắm được thông tin của khách hàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng của ngân hàng mình. ACB cũng nên chủ động thiết lập các thông tin của CN, PGD trên mạng lưới website, mạng xã hội, đẩy mạnh chiến lược marketing,.. nhằm đưa các thông tin của ACB cho các KHDN tìm hiểu trước và đẩy mạnh sự tin tưởng giữa hai chủ thể. Bên cạnh đó, hội sở cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call Center) để kịp thời giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách kịp thời.

Thứ tư, Hội sở cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội ngũ nhân viên, nhân viên. ACB cần chú trọng đào tạo toàn bộ nhân sự ngân hàng, bao gồm cả lãnh đạo ngân hàng và nhân viên tín dụng. Thông qua việc cử nhân viên đi học nước ngoài, mở các khóa đào tạo tín dụng chuyên sâu, cung cấp đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hoạt động tín dụng mới ..., tất cả các chi nhánh, PGD đều đào tạo nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, bên cạnh đó nhân viên của chi nhánh cũng đẩy mạnh tinh thần tự học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân có thể phục vụ đơn vị của mình tốt nhất.

Thứ năm, Hội sở thực hiện đẩy mạnh tăng cường giám sát, kiểm tra cả định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh và PGD để có thể phát hiện ra sớm nhất các hành vi bất thường, sai phạm, kịp thời xử lý và khắc phục những hậu quả, ghi nhận những khó khăn để chi nhánh hoặc PGD tận dụng lợi thế, cơ hội tháo gỡ, đưa ra những biện pháp, kế hoạch dự phòng trước những biến động có thể xảy ra của thị trường và nền kinh tế.

Thứ sáu, Hội sở đầu tư và phát triển nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với từng loại khách hàng doanh nghiệp. Song song, CN tập trung phát triển đẩy mạnh chiến lược marketing của chi nhánh để quảng bá các sản phẩm mới của ngân hàng, thu hút lượng KHDN mới, khách hàng hiện hữu và lượng khách hàng cũ đã bỏ đi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Thông qua nội dung của 2 chương về lý luận và thực trạng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hoàng Cầu, chương 3 khóa luận đã tổng hợp được các thông tin và đưa ra một số giải pháp cơ bản cùng với kiến nghị đối với các cấp, cơ quan, bộ phận liên quan của cá nhân em nhằm phát triển và định hướng đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh Hoàng Cầu. Đây là những ý kiến của cá nhân em rút ra được còn nhiều thiếu sót nhưng hy vọng các giải pháp đã nếu có thể phần nào hỗ trợ chi nhánh hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hoàng cầu giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)