Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại nhtmcp quốc tế (Trang 27 - 30)

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.2. Kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng

1.2.3. Quy trình cấp tín dụng

Có rất nhiều khái niệm về QTTD, có ý kiến nói rằng: QTTD là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với KH, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một qúa trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Nói một cách ngắn gọn hơn thì QTTD là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một KH cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, nhìn chung một QTTD của một ngân hàng sẽ bao gồm các giai đoạn sau đây:

Hình 1.2 Quy trình cho vay tại ngân hàng thương mại.

Thông thường một quy trình kiểm soát tại một ngân hàng sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Trước giải ngân. Trong giai đoạn này bao gồm các khâu kiểm soát hồ sơ khách hàng, kiểm soát quy trình thẩm định cho vay, kiểm soát về quy trình phê duyệt khoản vay.

+ Giai đoạn 2: Giải ngân. Trong giai đoạn này, các kiểm soát viên sẽ kiểm tra các thông tin để đảm bảo chính xác như: số tiền giải ngân, tài khoản vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, kiểm soát chứng từ hạch toán của khoản vay, kiểm soát cả các

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn sau giải ngân. Giai đoạn này thì kiểm soát viên sẽ thực hiện kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay, kiểm soát việc thu nợ và xử lý những phát sinh như nợ quá hạn, giải chấp tài sản bảo đảm…trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc cố tình gian lận, lừa đảo để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Bảng 1.1 : Đánh giá rủi ro và thiết lập hoạt động kiểm soát trong từng bước của quy trình cho vay.

Các bước Đánh giá rủi ro Thiết lập hoạt động kiểm soát

Từ phía Ngân hàng

Từ phía KH

1.Thu thập hồ sơ

-Làm hồ sơ giả cho khách hàng.

-Thông tin hồ sơ giả tạo, thiếu hồ sơ.

-Kiểm soát dữ liệu, quy trình xử lý thông tin.

-Kiểm tra, kiểm đếm số lượng hồ sơ.

-Yêu cầu khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ và chính xác.

2.Thẩm định hồ sơ.

-Không thẩm định tại chỗ.

-Cán bộ NH thông đồng với khách hàng để kê khống các giấy tờ.

-BCTC, báo cáo thuế giả, kê khống doanh thu, lợi nhuận.

-Kê khống giá trị tài sản thế chấp.

-Phương án kinh doanh giả.

-TSBĐ thế chấp tại nhiều ngân

-Phân cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt cho các nhân viên có chuyên môn tốt.

-Định kỳ, đánh giá lại các chính sách và thủ tục.

-Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ.

-Nâng cao đạo đức nghề nghiêp cho các cán bộ.

3,4.Phê duyệt, .hoàn thiện hồ

-Cán bộ nhận hối lộ từ khách hàng để lập hồ sơ giả, cho vay khống

phán quyết

để chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

hàng.

5.Giải ngân

-Giải ngân sai số tiền cho khách hàng.

-Không đủ tiền giải ngân cho khách hàng. (rủi ro thanh khoản)

-Khách hàng nhận sai số tiền không báo cáo.

-Thiết lập hệ thống camera để theo dõi quy trình trao và nhận tiền.

-Có thể bố trí bên thứ ba chứng nhận để đảm bảo chính xác.

6.Giám sát, theo dõi, quản lý khoản vay

-Cán bộ không theo dõi, quản lý và chăm sóc khách hàng sau giải ngân.

-Báo cáo sai lệch về thông tin giám sát, quản lý khoản vay.

-Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

-Tài sản bảo đảm bị mất, khách hàng bán tài sản trong thời hạn vay.

-Thiết lập, yêu cầu và phân quyền trách nhiệm cho các nhân viên giám sát và theo dõi có trình độ.

-Thực hiện kiểm tra tại chỗ thường xuyên hoặc định kỳ.

7.Tất toán hồ sơ và lưu hồ sơ.

-Ngân hàng cho vay đảo nợ với khách hàng.

-Xử lý tài sản bảo đảm phức tạp khi khách hàng thế chấp tại nhiều ngân hàng.

-Khách hàng không có khả năng trả nợ.

-Khách hàng lừa đảo, trả tiền giả để chiếm vốn của ngân hàng.

-Khách hàng trả

-Thiết lập hệ thống bảo mật dữ liệu an toàn.

-Thực hiện đánh giá lại các chính sách và thủ tục cần thiết.

mại tài sản thấp hơn giá thị trường.

-Việc lưu trữ dữ liệu hồ sơ bị mất, không an toàn.

tiền giả.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại nhtmcp quốc tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)