Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Quốc tế
2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại VIB
2.2.3. Các hoạt động kiểm soát gắn với quy trình cấp tín dụng
Hầu hết trong tất cả các bước của QTTD đều gắn các hoạt động kiểm soát nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro, hướng dẫn các cán bộ công nhân viên thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của ngân hàng và pháp luật, đảm bảo mục tiêu hoạt động và mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ cho Ngân hàng. Quy trình thực hiện kiểm soát được gắn vào mỗi giai đoạn xét duyệt , mỗi một lần xét duyệt sẽ có các BLĐ phòng/bộ phận phòng giao dịch hoặc chi nhánh và từ lãnh đạo phòng/bộ phận phòng giao dịch hoặc chi nhánh lên BLĐ phòng giao dịch hoặc chi nhánh.
Khóa luận áp dụng ví dụ “Quy trình cho vay mua, nhận chuyển nhượng nhà đất, Hình 2.4: Chiến lược và khẩu vị rủi ro của VIB.
hoạt động kiểm soát cài đặt trong quy trình cấp tín dụng của VIB. Quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:
2.2.3.1. Quy trình bán hàng:
*Quy trình bán hàng của VIB được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn: Quy trình cho vay tại VIB_Phụ lục + Quản lý kế hoạch bán hàng: CBTD thực hiện tìm kiếm KH, khai thác KH hiện hữu theo kế hoạch, chiến lược bán hàng.
+ Tư vấn sản phẩm và giá: Tìm hiểu nhu cầu KH,mô tả đặc tính sản phẩm, tư vấn về giá.
+ Thu thập hồ sơ vay vốn: hướng dẫn KH chứng từ cần chuẩn bị theo danh mục.
*Các hoạt động kiểm soát:
- Đưa ra quy định về cấp tín dụng cho KH cá nhân.
- CBTD trực tiếp trao đổi, đánh giá tư cách, năng lực KH và kiểm tra, đối chiếu toàn bộ chứng từ gồm cả số lượng và tính chính xác các giấy tờ liên quan đến TSĐB trước khi thực hiện cấp tín dụng.
Đây là giai đoạn cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất, tạo điều kiện cho các khoản vay được thực hiện.
*2.2.3.2.. Đề xuất, thẩm định và phê duyệt
Nguồn: Quy trình cho vay tại VIB_Phụ lục - Đánh giá tư cách KH và bên liên đới:
+ CBTD thực hiện nhập thông tin pháp lý theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thực hiện kiểm tra lịch sử giao dịch tín dụng trên hệ thống trung tâm thông tin tín dụng (CIC) KH và bên liên đới, sau đó đánh giá kết quả so với tiêu chí sản phẩm.
+CBTD kiểm tra đối tượng bị cấm, hạn chế và thực hiện chấm điểm tín dụng nội bộ.
+CBTD kiểm tra, đánh giá điều kiện tài chính, nguồn thu nhập và nghĩa vụ trả nợ, khả năng trả nợ.
- Đánh giá TSĐB:
+ CBTD thu thập hồ sơ TSĐB.
+ Định giá TSĐB: Xác định, phân loại TSĐB được chấp nhận, thực hiện định giá theo thẩm quyền, phát hành biên bản định giá TSĐB.
Quy trình đề xuất thẩm định và phê duyệt được thể hiện qua sơ đồ sau:
+ Đề xuất: CBTD thực hiện lập ĐXTD, báo cáo và biên bản định giá tài sản, tính tổng hạn mức RRTD gồm dư nợ hiện tại và sau đó trình ĐXTD lên cấp thẩm định.
+ Thẩm định và tái thẩm định: Cấp thẩm định thực hiện thẩm định ĐXTD, nếu tái thẩm định thì tham chiếu quy trình tái thẩm và phê duyệt tín dụng tại Khối QTRR.
+ Cấp Phê duyệt: GĐCN sẽ căn cứ theo báo cáo ĐXTD để ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ.
*Các hoạt động kiểm soát:
- CBTD thực hiện trao đổi trực tiếp với KH và kiểm tra, đối chiếu bản gốc của giấy tờ liên quan đến TSĐB trước khi thực hiện cấp tín dụng và kiểm tra, loại trừ những KH thuộc diện bị hạn chế, bị cấm cho vay.
- Trưởng đơn vị kinh doanh trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả lịch sử giao dịch tín dụng của KH một lần nữa để tránh trường hợp CBTD làm giả hồ sơ KH đồng thời cũng kiểm tra, rà soát loại đối tượng KH bị cấm, hạn chế cho vay.
- Trưởng đơn vị kinh doanh xác nhận kết quả chấm điểm tín dụng là đúng hay không. Nếu không đạt, thông báo với KH từ chối khoản vay, kết thúc quy trình.
- Bộ phận thẩm định tài sản thực hiện kiểm tra đối chiếu chi tiết thực tế so với sổ sách ghi chép về TSĐB.
- Trưởng đơn vị kinh doanh thực hiện kiểm tra tính chính xác của biên bản, báo cáo và ĐXTD rồi sau đó phê duyệt nếu đủ điều kiện.
*Một tình huống cụ thể cho thấy vai trò của Ban lãnh đạo trong việc kiểm tra hồ sơ trước khi ra quyết định tín dụng:
Ông Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1980, cư trú tại Hoài Đức, Hà Nội ngày 15/3/2021 có lên ngân hàng VIB để vay số vốn là 300 triệu đồng với mục đích là xây sửa nhà cho con trai. Tài sản thế chấp là ngôi nhà gắn liền với đất tại Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông hiện đang đi làm hưởng lương tại công ty, với mức lương là 15 triệu đồng/ một tháng. Qua các thông tin trên, CBTD đã trực tiếp nói chuyện để đánh giá tư cách, năng lực KH và thu thập các giấy tờ pháp lý cần thiết. Sau khi tra cứu lịch sử tín dụng, KH có đủ năng lực, điều kiện vay vốn,
CBTD thực hiện hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Ngày 20/3/2021, Sau khi đã hoàn tất định giá tài sản, CBTD thực hiện lập ĐXTD, báo cáo và biên bản định giá tài sản ĐXTD để trình cho BGĐ. Tuy nhiên, khi GĐCN kiểm soát lại hồ sơ và phát hiện CBTD chưa kiểm tra lịch sử tín dụng của thành viên trong gia đình, cụ thể là con trai ông Sáu là anh Nguyễn Văn Cường sinh năm 1999, qua kiểm tra phát hiện anh Cường đã nợ nhóm 3 và thuộc diện không cho vay. Và sau đó toàn bộ hồ sơ của ông Sáu đã bị hủy bỏ.
Nguồn: ( vnexpress) Qua tình huống trên ta thấy, nếu GĐCN không kiểm tra lại hồ sơ, thì sẽ có thể ảnh hưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng, rất có thể xảy ra trường hợp bố vay hộ cho con trai. Sự việc trên cho chúng ta thấy được vai trò, trách nhiệm của BGĐ trước khi ra quyết định tín dụng là rất quan trọng, CBTD đã không thận trọng trong việc đánh giá năng lực của bên liên đới của KH.
2.2.3.3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng.
* Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn: Quy trình cho vay tại VIB_Phụ lục - Phát hành cam kết thanh toán: CBTD soạn thảo cam kết thanh toán số tiền mà VIB phê duyệt cấp tín dụng cho KH. Sau đó ký cam kết thanh toán và thu phí phát hành cam kết thanh toán.
- Yêu cầu soạn thảo: CBTD lập đề nghị soạn thảo hồ sơ tín dụng bao gồm HĐTD, KUNN, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các hồ sơ khác theo phê duyệt cấp tín dụng và trình lên bộ phận kiểm soát xem xét và phê duyệt.
- Soạn thảo: CBTD thực hiện soạn thảo hợp đồng.
- Ký kết hợp đồng: kiểm tra thông tin hợp đồng và in gửi đến cấp thẩm quyền ký, sau đó kiểm tra và cùng KH thực hiện ký bộ hồ sơ tín dụng.
*Các hoạt động kiểm soát:
- Bộ phận kiểm soát kiểm tra, đối chiếu thông tin về pháp lý, nguồn thu, mục đích sử dụng vốn… của KH trong hợp đồng với bản gốc.
- Xác nhận đúng KH, đối chiếu chữ ký KH và bên liên đới.
Đây là bước khá là đơn giản và dễ thực hiện, hầu như là ít có gian lận, rủi ro xảy ra.
2.2.3.4. Giải ngân.
*Quy trình giải ngân được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguồn: Quy trình cho vay tại VIB_Phụ lục - Thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay: CBTD hướng dẫn KH thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm và thông báo kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm đến quản lý KH.
- Giải ngân:
+ Yêu cầu thực hiện giải ngân: CBTD khởi tạo yêu cầu và lập đề nghị thực hiện giao dịch (nhập TSĐB, bảo hiểm và giải ngân đến GDTD.)
+ Thực hiện giải ngân: Giải ngân theo yêu cầu của đơn vị kinh doanh ( giải ngân vào tài khoản thanh toán của chính KH hoặc bên thụ hưởng)
+ Nhập kho TSĐB: đóng gói và niêm phong TSĐB, sau đó lưu trữ hồ sơ TSBĐ.
+ Thực hiện chi tiền mặt, chuyển khoản: CBTD gửi bản sao KUNN đã ký và yêu cầu dịch vụ KH chi tiền/ chuyển khoản cho bên thụ hưởng.
*Các hoạt động kiểm soát:
- CBTD hướng dẫn KH thực hiện kiểm tra, giám sát KH trong quá trình bảo đảm tiền vay và ký công chứng và khi đăng ký giao dịch đảm bảo.
- CBTD hướng dẫn và kiểm soát KH thực hiện giải ngân theo quy định.
*Dịch vụ sau giải ngân:
+ Kiểm tra sau giải ngân : CBTD thực hiện lập biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn của KH, thường xuyên cập nhật tình hình KH….
+ Xác nhận tình trạng nợ: Theo thực trạng dư nợ của KH.
+ Bổ sung sau giải ngân: CBTD bổ sung chứng từ theo yêu cầu của nghị quyết phê duyệt và căn cứ theo quy định sản phẩm và các chứng từ sau giải ngân theo danh mục hồ sơ.
+ Thu hồi nợ: hàng tháng đến kỳ trả nợ gốc và lãi, bộ phận dịch vụ KH thực hiện nhắc nợ KH để đảm bảo KH trả nợ đúng hạn.