Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Quốc tế
2.1 Tổng quan về Ngân hàng quốc tế VIB
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng là một trong các doanh nghiệp hoạt động uy tín có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, bởi vậy ngày nay để tránh những trường hợp rủi ro khi giao dịch liên quan đến tiền mặt thì hầu hết các cá nhân, tổ chức đều thực hiện qua ngân hàng. Và cũng như các ngân hàng khác thì Ngân hàng VIB cũng hoạt động và kinh doanh các hoạt động như : Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân; cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, cấp dưới hình thức bảo lãnh;
Tiếp nhận vốn từ ủy thác và đầu tư; Mua bán trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; Thực hiện hoạt động bao thanh toán; Góp vốn, mua cổ phần; Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các dịch vụ ngoại hối theo thông lệ quốc tế và phải tuân thủ theo pháp luât; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB.
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của NHTMCP Quốc tế VIB
Chức năng và vai trò của các bộ phận chính:
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): ĐHĐCĐ quyết định mọi vấn đề quan trọng của Ngân hàng theo pháp luật và thông qua điều lệ, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của ngân hàng.
- HĐQT : HĐQT thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng mà không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ như: chiến lược kinh doanh, báo cáo về khẩu vị rủi ro, các vấn đề trọng yếu về rủi ro, chính sách, hỗ trợ các mối quan hệ của ngân hàng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tài chính Việt Nam và quốc tế, các KH quan trọng…..
- BKS: Là bộ phận thay mặt cho ĐHĐCĐ giám sát mọi hoạt động và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ và có trách nhiệm báo cáo với ĐHĐCĐ về các vấn đề giám sát như: giám sát kết quả hoạt động tài chính và tính tuân thủ, cải thiện hệ thống KSNB….
- Ủy ban phòng chống tham nhũng:
Đây là bộ phận nghiệp vụ do HĐQT trực tiếp quản lý, có chức năng đẩy mạnh công tác phòng , chống tham nhũng tại ngân hàng để đảm bảo tuân thủ các Quy định của Pháp luật và Ngân hàn. Các quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban này bao gồm: Tổ chức triển khai chỉ đạo công tác liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiếp nhận thông tin tổng hợp tình hình tham nhũng, thực hiện xử lý nội bộ và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm quy định của Pháp luật….
- Hội đồng xử lý rủi ro:
Đây là một bộ phận nghiệp vụ trực thuộc HĐQT , có trách nhiệm hỗ trợ, tham mưu, báo cáo cho HĐQT và trực tiếp quản lý và quyết định trong các vấn đề liên quan đến xử lý rủi ro trong phạm vi thẩm quyền, bao gồm: Phân loại nợ; Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hệ thống; Chính sách xử lý rủi ro và quản lý tổng thể công tác xử lý rủi ro
- Ủy ban Nhân sự:
Đây là một bộ phận nghiệp vụ do HĐQT trực tiếp quản lý, có trách nhiệm hỗ trợ, tham mưu và báo cáo trực tiếp cho HĐQT trong các vấn đề về nhân sự liên quan đến HĐQT, BKS, Ban Điều hành, các nhân sự cấp cao và các chính sách, chế độ nhân sự tổng thể, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, các quy định của pháp luật và Điều lệ VIB. Các lĩnh vực nằm trong quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Nhân sự bao gồm: Chế độ lương, thưởng, thù lao; Tuyển dụng, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm; Đào tạo; Mục tiêu, kế hoạch và đánh giá hiệu quả làm việc; Hiệu quả quản lý nhân sự tổng thể của Ngân hàng.
- Ủy ban Rủi ro:
Đây là một bộ phận nghiệp vụ do HĐQT trực tiếp quản lý, có trách nhiệm hỗ trợ, tham mưu và báo cáo trực tiếp cho HĐQT trong các vấn đề liên quan đến kiểm soát, phòng ngừa và quản lý rủi ro. Các quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Rủi ro bao gồm: Rà soát và tham mưu cho HĐQT trong các quyết định liên quan đến RRTD, rủi ro thị trường và thanh khoản, rủi ro hoạt động, pháp chế tuân thủ; Rà soát các đề xuất về chiến lược QTRR, khẩu vị rủi ro, khung QTRR và hạn mức rủi
ro và các tài liệu báo cáo khác gửi lên HĐQT, Tư vấn và báo cáo HĐQT danh sách các đề xuất từ chối định kỳ hàng quý….
- TGĐ: trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng và chịu trách nhiệm trươc HĐQT, ĐHĐCĐ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. TGĐ có các quyền hạn và trách nhiệm như: xây dựng đội ngũ quản lý cao cấp và văn hóa Ngân hàng, xây dựng chỉ đạo quá trình xây dựng chiến lược và tầm nhìn kế hoạch kinh doanh ngắn trung và dài hạn, phê duyệt các hoạt động dự án vấn đề về ngân sách và nhân sự trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro…..
- Ủy ban AlCO:
Là cơ quan trực thuộc Ban điều hành, có chức năng : Quản lý và tối đa hóa thu nhập góp phần tăng giá trị doanh nghiệp, cho các cổ đông của ngân hàng; Quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường gắn với các hoạt động của ngân hàng; Định kỳ rà soát và đề xuất với Ủy ban Rủi ro trong các vấn đề về khẩu vị rủi ro thanh khoản và thị trường…
- Ủy ban tín dụng:
Là cơ quan trực thuộc ban điều hành có các trách nhiệm sau: Giúp HĐQT xác định khẩu vị rủi ro, chính sách tín dụng, khung giới hạn và hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng, quản trị cơ cấu dư nợ chất lượng tín dụng toàn hệ thống và đưa ra các khuyến nghị về định hướng tín dụng trong tương lai…
2.1.4 Tình hình hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2018-2020.
2.1.4.1. Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay.
Hoạt động cho vay luôn là hoạt động cốt lõi của tất cả các ngân hàng, bởi hoạt động này đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, và các ngân hàng luôn luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- Đối với các cá nhân trong nền kinh tế, VIB cung cấp các sản phẩm dịch vụ như : cho vay ngắn trung và dài hạn, vay tiêu dung, vay kinh doanh, mua bất động sản, vay xây sửa nhà cửa, vay mua ô tô,….
-Đối với các tổ chức trong nền kinh tế: VIB cung cấp các sản phẩm dịch vụ như : cho vay ngắn trung và dài hạn, vay tài trợ vốn lưu động, tài trợ dự án, bảo lãnh, cho thuê tài chính….
a. Dư nợ cho vay theo đối tượng KH:
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Đối tượng 2018 2019 2020
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh nghiệp 25.023 26,03% 24.176 18,71% 29.139 17,19%
Cá nhân 71.115 73,97% 105.023 81,29% 140.380 82,81%
Tổng dư nợ 96.138 100% 129.199 100% 169.519 100%
Nguồn: BCTC ngân hàng VIB.
Nhận xét:
Qua bảng sổ liệu trên có thể thấy được tỷ lệ cho vay theo đối tượng KH của VIB có sự chênh lệch rõ rệt, VIB hầu hết chủ yếu tập trung vào các cá nhân, qua các năm thì chiếm tới trên 70%, năm 2019 và 2020 chiếm trên 80% và tỷ lệ này dự kiến còn tang hơn nữa. Có thể bởi vì ngân hàng VIB đang hướng tới chính sách tập trung vào mảng bán lẻ và tái cấu trúc tín dụng. Tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp giảm dần trong giai đoạn 2018-2020 vì trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khan, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai mà các doanh nghiệp bị hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn giảm.
- Đối với các KH cá nhân, VIB tập trung cung cấp sản phẩm dịch vụ như vay tiêu dung, vay xây sửa, vay mua bất động sản, vay mua ô tô và nhiều sản phẩm khác.
- Đối với các KH doanh nghiệp, VIB tập trung cung cấp sản phẩm dịch vụ đối với các ngành như: thương mại, sản xuất và chế biến, ngành nông lâm thủy sản…
Tùy vào từng giai đoạn, thực trạng nền kinh tế, VIB đã đưa các chính sách khác nhau để tập trung vào các đối tượng cho vay phù hợp , đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và tối ưu hóa lợi nhuận.
b. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay:
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nợ ngắn hạn 14.516 15,1% 21.504 16,6% 35.797 21,1%
Nợ trung hạn 24.226 25,2% 26.399 20,4% 25.381 15%
Nợ dài hạn 57.396 59,7% 81.295 62,9% 108.341 63,9%
Tổng dư nợ 96.138 100 129.199 100 169.520 100
Nguồn: BCTC ngân hàng VIB.
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng VIB có sự biến động rõ rệt, nhìn vào tỷ lệ ta thấy:
- Nợ ngắn hạn tăng từ 15,1% năm 2018 lên 21,1% năm 2020 (tăng 6%)
- Nợ trung hạn giảm mạnh từ 25,2% năm 2018 xuống còn 15% năm 2020 (giảm 10,2%)
- Nợ dài hạn giảm tăng từ 59,7% năm 2018 lên 63,9% năm 2020 (tăng 4,2%)
Sự biến động này có thể do VIB đã thay đổi chính sách và kế hoạch cho vay và sử dụng vốn, chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn và dài hạn, các sản phẩm với mục đích đầu tư bất động sản, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản….với mục đích tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Nhìn chung thì cơ cấu tổng dư nợ và từng kỳ hạn đều tăng.
2.1.4.2. Phân tích chất lượng tín dụng.
Hoạt động KSNB hoạt động cấp tín dụng có hiệu quả hay không chủ yếu được đánh giá qua chất lượng tín dụng của ngân hàng như thế nào:
a. Tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ:
Bảng 2.3: Nợ có khả năng mất vốn trên Tổng dư nợ
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2018 2019 2020
Dư nợ có khả năng mất vốn (A) 1.792 1.757 1.594
Tổng dư nợ (B) 96.138 129.199 169.520
Tỷ lệ A/B 1,86% 1,35% 0,94%
Nguồn: vietnambiz.vn Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy được tổng dư nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng VIB giai đoạn 2018-2020 đang giảm dần đặc biệt giảm mạnh vào năm 2020. Từ 1.792 tỷ đồng tương ứng 1,86% năm 2018 xuống còn 1594 tỷ đồng tương ứng chỉ còn 0,94% năm 2020. Ngân hàng VIB đến năm 2020 đã duy trì mức tỷ lệ thấp hơn 1% so với trung bình ngành, điều này chứng tỏ các hoạt động kiểm soát tại ngân hàng đang được cải thiện tốt hơn.
b. Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ:
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giai đoạn 2018-2020
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2018 2019 2020
Nợ xấu (C) 2115 2196 2542
Tổng dư nợ (B) 96.138 129.199 169.520
Tỷ lệ C/B 2,2% 1,7% 1,5%
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, mặc dù cơ cấu nợ xấu tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm do tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của nợ xấu và tỷ lệ này giảm mạnh dưới 2% so với trung bình ngành. Đây là một thành công tốt đối với ngân hàng VIB nói chung và hoạt động KSNB nói riêng cho thấy hiệu quả kiểm soát, giám sát nội bộ tốt hoạt động tín dụng tốt, chặt chẽ.
d. Tỷ lệ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Bảng 2.5: Tỷ lệ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Nợ quá hạn 1.555 1.365 1450
Tổng dư nợ 96.138 129.199 169.520
Tỷ lệ (%) 1,6% 1,05% 0,8%
Nguồn: BCTC ngân hàng VIB.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn giai đoạn 2018-2020 của ngân hàng VIB giảm một cách đáng kể, từ 1,6% năm 2018 xuống còn 0,8% năm 2020. Tỷ lệ giảm cho biết ngân hàng đã kiểm soát tốt dư nợ quá hạn.
d. Hệ số khả năng bù đắp RRTD.
Bảng 2.6: Hệ số khả năng bù đắp RRTD.
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2018 2019 2020
Dự phòng rủi ro 877 1.285 1.748
Nợ quá hạn 1.555 1.365 1450
Hệ số khả năng bù đắp RRTD. 0,56 0,94 1,2
Nguồn: BCTC ngân hàng VIB.