Thao tác hóa khái niệm

Một phần của tài liệu Cấu trúc cộng đồng của người việt công giáo di cư năm 1954 tại nam bộ (Trang 22 - 35)

Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƢ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ 1.1. Những vấn đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1. Thao tác hóa khái niệm

Để tạo những tiền đề lý luận nghiên cứu cho luận án, chúng tôi xin lần lượt thao tác hóa các khái niệm chính liên quan đến đề tài. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cấu trúc cộng đồng Công giáo di cư. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ thao tác hóa những khái niệm chính yếu như: cấu trúc xã hội; tái sản xuất cấu trúc cộng đồng và tái cấu trúc cộng đồng; thiết chế xã hội; cộng đồng (cộng đồng làng-xã và cộng đồng Công giáo); hiện đại hóa và chiến lược ứng xử hay tư duy chiến lược.

- Cấu trúc xã hội: là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau xuất phát từ quan điểm, phương pháp luận khác nhau. Vì vậy có khá nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc xã hội. Theo J. H. Fischer, nhà xã hội học người Mỹ, cấu trúc xã hội là sự sắp đặt của các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội, sự tương tác của chúng trong cả trạng thái tĩnh và động. Ông xem xã hội là tổng hòa các đoàn thể xã hội. Các đoàn thể xã hội được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong hệ thống xã hội và giữa chúng có quan hệ với nhau. [128, 1973].

Trong khi đó A.V. Bezrucov nhà xã hội học người Nga, không cùng quan điểm với H. Fischer khi xem cấu trúc xã hội là tập hợp toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong hệ thống xã hội. Chủ yếu nhằm vào phân tích các cộng đồng xã hội và quan hệ xã hội (quan hệ giai cấp, nghề nghiệp, cư trú, dân tộc) mà quan trọng nhất là quan hệ giai cấp.

Theo I. Robertsons, một đại biểu xã hội học Mỹ khác thì cho rằng cấu trúc xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả xã hội loài người

mặc dù tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc xã hội là vị thế vai trò nhóm và các thiết chế xã hội [138, 1987:90].

Quan niệm của Vũ Khiêu đưa ra trong bài viết đăng trên tạp chí Xã hội học với nhan đề: “Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và những biến đổi thường xuyên của cơ cấu xã hội” như sau: “cần phân biệt giữa cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội; cơ cấu xã hội là tổng thể những bộ phận những thành tố đã tạo nên một xã hội nhất định. Cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội có mối quan hệ với nhau, nhưng không thể quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội là một. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của quan hệ xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của cơ cấu xã hội.” [51, 1986: 40].

Như vậy, cấu trúc xã hội bao gồm các đặc tính được thừa nhận trong xã hội theo thời gian liên quan đến những sự khác biệt quan trọng (giai cấp xã hội, chủng tộc/dân tộc, tôn giáo, nông thôn/thành thị) giữa các nhóm người trong việc tiếp cận với nguồn lực vật chất, xã hội và tâm lý. Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến một hệ thống các quan hệ xã hội. Cấu trúc xã hội dựa trên ý tưởng cho rằng xã hội được phân chia thành các nhóm khác nhau với những chức năng, ý nghĩa, mục đích khác nhau. Cấu trúc xã hội trả lời câu hỏi: các mối quan hệ xã hội được tổ chức theo những kiểu hình như thế nào. Ví dụ về cấu trúc xã hội: gia đình, tôn giáo, luật pháp, giai cấp, chủng tộc, kinh tế đều là các cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là một công cụ phân tích, nó giúp chúng ta hiểu được cách thức con người ứng xử trong đời sống xã hội.

- Tái sản xuất cấu trúc cộng đồng và tái cấu trúc cộng đồng:

Đây là hai khái niệm chính yếu của luận án và hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về mặt ngữ nghĩa của hai thuật ngữ này. Chính vì vậy, trong luận án này, chúng tôi xin định nghĩa hai khái niệm này một cách vắn tắt nhằm thống nhất cách hiểu trong luận án như sau:

- Tái sản xuất cấu trúc cộng đồng được hiểu là việc thiết lập một cấu trúc cộng đồng mới dựa trên nền tảng mô hình cấu trúc cộng đồng vốn có trước đây.

Quá trình tái sản xuất cấu trúc cộng đồng thường gắn liền với các điều kiện sau:

(1) di cư vĩnh viễn của một hay nhiều nhóm dân cư có cùng chung các đặc điểm văn hóa, tôn giáo, dân tộc, và cùng chung vận mệnh lịch sử; (2) cùng tới định cư trong cùng một địa vực cư trú mới và có điều kiện cố kết cộng đồng, tái thiết lập các mô hình tổ chức làng xã cũ nhằm duy trì các chức năng sinh tồn của các thành viên trong cộng đồng.

Cuộc di cư của người Việt Công giáo năm 1954 thực chất là một cuộc di cư trong nội bộ tộc người Việt. Đây cũng cuộc di cư vĩnh viễn của những nhóm người vùng Bắc bộ đến vùng đất Nam bộ. Trong lịch sử các cuộc di cư Việt Nam, người ta hay nhắc đến các cuộc chuyển cư với các tính chất và tên gọi khác nhau như các cuộc “Nam tiến”, “Tập kết”, “Di cư”. Trong đó, cuộc di cư của người Việt năm 1954 có một đặc thù riêng mang tính lịch sử nên được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhà nghiên cứu Diệp Đình Hoa còn cho rằng: “Khái niệm di cư trong tiếng Việt chỉ dùng để gọi những người từ Bắc vào Nam năm 1954

[41, 2001: 21]. Bởi di cư là một từ Hán Việt nguyên nghĩa của khái niệm này là chỉ chuyển đi cư trú ở nơi khác. Thông thường những người di cư, nhất là những trường hợp di cư đơn lẻ, thường có tập tính nhanh chóng thích nghi, hòa nhập với điều kiện sống mới, như thế cũng đồng nghĩa với việc những người di cư này sẽ phải bỏ bớt đi một số giá trị văn hóa, lối sống hay chí ít là những tập tục, thói quen của cộng đồng cũ để thích nghi, hội nhập với điều kiện của cuộc sống mới.

Thế nhưng ở khía cạnh khác, những cộng đồng ly hương (di cư cả cộng đồng) lại thường có chiến lược ứng xử phòng vệ, cố kết cộng đồng nhằm bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa cốt lõi của cộng đồng như là một sự phản ứng tự nhiên trong điều kiện sống mới, xa lạ và đầy trắc trở.

- Tái cấu trúc cộng đồng được hiểu là việc sắp xếp lại các thành phần cấu trúc cộng đồng cho phù hợp với điều kiện thay đổi của xã hội, hay nói cách khác là việc thiết lập lại trạng thái cân bằng trong nội bộ cộng đồng nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của cộng đồng trong những điều kiện luôn thay đổi của xã

hội. Thông thường, các cuộc tái cấu trúc cộng đồng thường diễn ra trong các điều kiện khi các giá trị và chuẩn mực của cấu trúc xã hội hiện hành trở nên lỗi thời đối với nhận thức và cách hành xử của các cá nhân trong cộng đồng.

- Thiết chế xã hội hay định chế xã hội: trong quyển Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nguyễn Đình Tấn cho rằng thiết chế xã hội là tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội, được thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền lực buộc phải theo) nhằm thoả mãn một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...). Gắn liền với khái niệm thiết chế xã hội là giá trị và chuẩn mực xã hội. Chức năng của thiết chế là điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực. Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội. Đặc điểm của thiết chế: khá bền vững, phản ứng lại các biến đổi chậm, các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng thiết chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội. [81, 2005: 70 – 72].

Theo Trần Hữu Quang, hiểu theo nghĩa xã hội học, định chế xã hội không phải là một nhóm người cụ thể, cũng không phải là một tổ chức hay một hội đoàn cụ thể. Định chế xã hội (hay thiết chế xã hộisocial institution) là một hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội. Nó được định hình theo thời gian, khi mà, trong các mối quan hệ tương tác giữa các vai trò, một số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành tập quán, và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận và tuân thủ. Định chế xã hội là một sản phẩm của đời sống xã hội. Mỗi định chế đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Người ta thường phân biệt bốn loại định chế xã hội: các định chế chính trị (liên quan tới việc phân bố và sử dụng quyền lực trong xã hội), các định chế kinh tế (liên quan tới các quá trình sản xuất và phân phối các của cải và dịch vụ), các định chế thân tộc (như hôn nhân, gia đình), và các định chế văn hóa (như giáo dục, tôn giáo, phong tục, văn chương, nghệ thuật, truyền thông đại chúng...) [78, 2005: 20-26].

Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng định chế không phải là một thực tại bền

vững và đứng yên. Nó luôn luôn nằm trong quá trình biến chuyển và đổi thay.

Khái niệm định chế cần được xem như bao hàm cả cái “đã” lẫn cái “đang”

(instituéinstituant), nói theo lời Cao Huy Thuần: “... Định chế không còn được xem như một sự kiện được tạo thành mà là một quá trình biện chứng vẽ ra một tranh chấp thường xuyên – và vĩnh viễn – giữa cái đã đƣợc định chếcái đang định chế, giữa instituéinstituant. Những cái đã được định chế luôn luôn bị phá hoại, bị tấn công, bị làm tan rã dưới áp lực của những lực lượng định chế. (...) Định chế không phải là một tổng thể đã hoàn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền vững, mà là một cái gì đang hoàn thành, luôn luôn đang hoàn thành. Đó không phải là một “sự vật”, mà là một “thực tiễn”. [94, 2001:4], [120, 1969: 121].

- Cộng đồng: Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng-xã, hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về tâm thức và lý tưởng xã hội, hay về lứa tuổi, giới, hay về nghề nghiệp, về thân phận xã hội. Chính vì vậy, khái niệm cộng đồng được hiểu dưới nhiều chiều kích khác nhau như: cộng đồng, tập thể, nhóm …và ở Việt Nam khái niệm được sử dụng khá phổ biến là làng-xã, thôn, ấp… cũng được xem như loại hình cộng đồng.

Theo Lương Hồng Quang, nghiên cứu về cộng đồng là “nghiên cứu các đặc trưng văn hóa biểu thị qua các mặt: tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục tập quán, cách giao tiếp ứng xử, khả năng chinh phục thiên nhiên, khả năng sáng tạo nghệ thuật, tính cách tâm lý của cư dân trong cộng đồng”. [74, 1997:18]. Cộng đồng (community) là “một nhóm người cư trú trên một khu vực địa lý riêng biệt và làm việc trong những điểm tập trung cùng mối quan tâm và hoạt động như:

thương mại, học vấn, tôn giáo, giải trí, sự thịnh vượng và hoạt động chính trị…”

[166, 1982 : 337].

Cộng đồng theo quan niệm Marxist là: “Mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau

về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động” [112, 1990: 19]. Tất cả các hình thức tự tổ chức mà chúng ta đã biết của con người đều là các kiểu cộng đồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không gian-thời gian và nội dung các lợi ích liên kết chung. Đó là các hình thức tổ chức gia đình, cộng đồng dân cư, các cộng đồng được xếp theo thứ hạng xã hội, theo nghề nghiệp, tộc người, theo lãnh thổ quốc gia và cuối cùng, loài người nói chung.

Theo Ferdinand Tửnnies, cộng đồng cú cỏc đặc trưng sau: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng. Thứ hai là tính bền vững. Tính cộng đồng được khẳng định theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng. Thứ ba là tính cộng đồng khi được xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn đấu mà có được. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và mang cả hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng đồng” [43, 2000: 13].

+ Cộng đồng làng xã: Ở Việt Nam, làng-xã được xem là đơn vị cư trú truyền thống của người Việt. Chính vì vậy, làng-xã cũng được xem là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như sử học, dân tộc học, nhân học …

Theo Phan Huy Lê, làng Việt là cộng đồng tụ cư của những người tiểu nông trồng lúa nước kết hợp với một số nghề thủ công và buôn bán nhỏ dựa trên mô hình công xã nông thôn dần dần phong kiến hóa [54, 1996:143]. Làng-xã của người Việt thoát thai từ công xã nông thôn, dựa trên hình thái tổ chức xã hội này mà hình thành nên làng-xã. Điều này có nghĩa là sự ra đời của nó không theo kiểu phủ định công xã nông thôn. Nền tảng kinh tế của làng-xã là nghề trồng lúa nước

với những người chủ sở hữu nhỏ tư liệu sản xuất có khi ở qui mô rất nhỏ. Nghề trồng lúa là cơ sở kinh tế của sự tồn tại làng-xã nhưng sau này, do sức ép dân số mà diện tích ruộng đất bình quân trên đầu người giảm, xu hướng kết hợp nghề nông với các nghề tiểu thủ công và buôn bán nhỏ là phổ biến ở bình diện hộ-cộng đồng. Khi xã hội phát triển theo xu hướng thương mại hóa, tính tự cấp tự túc dần dần không trở thành một đặc tính cố hữu của làng xã, song do những lý do về mặt kinh tế và lịch sử phát triển, như mức bình quân ruộng đất theo đầu người thấp, đã hạn chế nhiều khả năng phá vỡ tính tự cấp tự túc.

Ở Việt Nam, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là người đầu tiên cố gắng hệ thống hóa một cách đầy đủ về cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt. Theo ông, tổng thể cơ cấu xã hội ở làng-xã cổ truyền được tạo thành bởi năm hình thức tập hợp người như sau:

- Tập hợp người theo địa vực: Loại hình thức tập hợp này sẽ hình thành nên các tổ chức ngõ, xóm. Những đơn vị này dù chỉ là những phân thể của làng về mặt cư trú, nhưng cũng có đời sống riêng của chúng thể hiện ở sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên cùng ngõ, xóm. Mỗi xóm, ngõ cũng là một cộng đồng về tín ngưỡng với “cây hương” riêng thờ thổ thần của ngõ, xóm mình. Mỗi ngõ, xóm có người đại diện, có “sổ nhân danh” ghi tên các thành viên…

- Tập hợp người theo huyết thống - họ tộc: Dòng họ là tập thể của những người đang sống (và cả người đã chết), liên kết với nhau bằng quan hệ dòng máu và có chung một vị thuỷ tổ. Họ được xem là dạng đặc biệt của gia đình mở rộng nhằm tạo cho các thành viên mối cộng cảm về huyết thống. Mối cộng cảm đó được duy trì, củng cố và tăng cường bởi một loạt các yếu tố: một “cương lĩnh” về hệ thống tổ chức gồm trưởng họ (tộc trưởng và các chi trưởng, ngành trưởng); một hình thái thờ phụng tổ họ gồm các nhà thờ họ (từ đường) và ngày giỗ, chạp một họ, cùng cơ sở kinh tế để nuôi dưỡng việc thờ phụng đó gồm ruộng họ và quỹ họ.

- Tập hợp người theo lớp tuổi: Giáp là loại hình tổ chức nằm giữa hai cực địa vực và huyết thống. Giáp là tổ chức dành riêng cho nam giới. Quan hệ và

Một phần của tài liệu Cấu trúc cộng đồng của người việt công giáo di cư năm 1954 tại nam bộ (Trang 22 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)